yếu tố tác động đến mức độ ổn định tài chính của các NHTM
Với nguồn dữ liệu có không gian và thời gian khác nhau, các nghiên cứu trên cho ra kết quả khác biệt liên quan đến vấn đề đo lường mức độ ổn định tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ổn định tài chính của các NHTM . Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng Z-score là phương pháp đơn giản và hiệu quả về mặt thời gian và chi phí trong đo lường ổn định tài chính trong lĩnh vực ngân hàng.
Đa số các nghiên cứu trước kết luận nhân tố quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, Trong luận văn này, tác giả sử dụng chỉ số Z-score để khảo sát thực nghiệm mức độ ổn định tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ổn định tài chính tại các NHTM Việt Nam. Luận án cũng xem xét tác động của các yếu tố nội tại bên trong các ngân hàng, và cả các yếu tố bên ngoài thuộc môi trường vĩ mô đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam, đồng thời, tác giả sẽ phân tích, so sánh mức độ ổn định tài chính của các nhóm ngân hàng với các loại hình sở hữu khác nhau.
Luận án nghiên cứu phân tích dữ liệu cập nhật mới nhất của các NHTM Việt Nam cho giai đoạn 2010-2020. Kết quả nghiên cứu gợi ý những kiến nghị nhằm góp phần giúp cho các nhà quản lý NHTM Việt Nam và NHNN có những giải pháp và chính sách điều hành phù hợp nâng cao sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 •
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về ổn định tài chính, cụ thể là ổn định tài chính ngân hàng với các lý thuyết cơ bản như lý thuyết quyền lực thị trường, lý thuyết cấu trúc hiệu quả và lý thuyết quá lớn để sụp đổ. Đồng thời tác giả đã đưa ra chỉ tiêu đo lường và các nhân tố tác động đến ổn định tài chính của các NHTM. Bên cạnh đó, chương 2 lược khảo các nghiên cứu về ổn định tài chính và các nhân tố tác động đến sự ổn định tài chính của các NHTM từ trong nước đến nước ngoài có liên quan. Dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm trước đây làm nền tảng để xây dựng mô hình, phương pháp nghiên cứu và các biến tác động đến sự ổn định tài chính của Ngân hàng Thương mại Việt Nam.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU