1.2.5 .Quản trị rủi ro tín dụng
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN
3.2.2.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát trong cho vay
- Công tác kiểm tra khoản cho vay sau giải ngân cũng là một khâu rất quan trọng trong quy trình tín dụng. Nhờ có kiểm tra sau cho vay mà ta biết được việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích không, đồng thời nhờ có kiểm tra sau cho vay, chi nhánh sẽ phát hiện kịp thời những sai phạm trong việc sử dụng vốn vay và đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp. Từ đó hạn chế được rủi ro nếu có. Do đó, cần đẩy mạnh công tác quản lý sau cho vay, đưa ra những quy định kiểm tra chặt chẽ công tác này.
Một số biện pháp chi nhánh nên áp dụng để công tác giám sát, kiểm tra khoản cho vay sau giải ngân được tốt là:
+ Kiểm soát và xem xét định kì tất cả các khoản cho vay đã cấp.
+ Tổ chức quá trình kiểm soát cẩn thận và nghiêm túc để đảm bảo xem xét và đánh giá được tất cả những đặc tính quan trọng nhất của khoản vay, bao gồm: Đánh giá giải trình thanh toán của khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng không vi phạm kế hoạch thanh toán; Đánh giá chất lượng và tình trạng của tài sản thế chấp.
+ Xem xét đầy đủ khía cạnh pháp lý của hợp đồng tín dụng để đảm bảo rằng ngân hàng có quyền hợp pháp sở hữu một phần hay toàn bộ tài sản thế chấp trong trường hợp người vay không có khả năng thanh toán.
+ Đánh giá sự thay đổi tài chính của người vay và sự thay đổi trong các dự báo, đánh giá những yếu tố làm tăng, giảm nhu cầu tín dụng của người vay.
+ Đánh giá xem liệu khoản cho vay có phù hợp với chính sách của ngân hàng và phù hợp với những tiêu chuẩn được cơ quan quản lý áp dụng khi kiểm tra danh mục cho vay của ngân hàng hay không.
- Kiểm soát và theo dõi thường xuyên những khoản cho vay lớn bởi vì việc không tuân thủ hợp đồng tín dụng có thể ảnh hưởng tình hình tài chính của ngân hàng.
- Tiến hành theo dõi thường xuyên đối với những khoản vay có vấn đề.