Đặc điểm của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện mỏ cày nam bến tre (Trang 31 - 33)

1.2.5 .Quản trị rủi ro tín dụng

1.3. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG

1.3.1.2. Đặc điểm của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng

* Đặc điểm của tín dụng trong cho vay tiêu dùng.

Tín dụng tiêu dùng (TDTD) là loại tín dụng nhằm tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng của các dân cư trong xã hội. Có các đặc điểm sau:

- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho dân cư. - Hình thức là hàng hóa hoặc tiền tệ.

- Dân cư là người vay; ngân hàng, công ty cho thuê tài chính, doanh nghiệp là người cho vay.

- Quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao; nguồn trả nợ chủ yếu của người vay có thể biến động lớn, vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn mức lãi suất của các loại cho vay khác. Khi nền kinh tế thịnh vượng, nhu cầu của người dân được nâng cao thì nhu cầu vay tiêu dùng cũng được tăng lên. Vào các dịp lễ tết, nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân cũng rất lớn dẫn đến số lượng các khoản vay tiêu dùng cũng được tăng lên. Nhu cầu vay của khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, mức thu nhập và trình độ học

vấn của khách hàng. Khách hàng vay tiêu dùng thường là cá nhân nên việc xác minh tài chính thường rất khó. Nên việc chứng minh tài chính của khách hàng thường dựa vào tiền lương và sự suy đoán chứ không có bằng chứng rõ ràng. Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định, song nó rất quan trọng trong việc quyết định cho vay cũng như khả năng hoàn trả các khoản nợ vay.

* Đặc điểm của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng.

- Kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện thường xuyên và xuyên suốt trước, trong và sau khi cho vay: Nhằm hạn chế tối thiểu các rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng, yêu cầu quan trọng nhất là Cán bộ tín dụng (CBTD) cần phải kiểm soát thường xuyên và liên tục trong toàn bộ quá trình vay vốn của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn. CBTD nhất thiết phải thực hiện đầy đủ, thường xuyên một cách chặt chẽ các giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay.

- Trong kiểm soát rủi ro tín dụng, ngân hàng cần xem xét lựa chọn mục tiêu kiểm soát rủi ro trong quan hệ với mục tiêu tăng trưởng cho vay và các mục tiêu khác: trong kiểm soát RRTD ngân hàng cần xem xét đến mục tiêu cụ thể của mình trong từng giai đoạn để đưa ra những chiến lược và chính sách cho vay phù hợp. Cần phải xem xét trong từng giai đoạn, nếu ngân hàng đang cần tăng trưởng tín dụng thì cần phải nới lỏng kiểm soát rủi ro để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, ngược lại nếu ngân hàng đang hướng tới mục tiêu nâng cao chất lương tín dụng, giảm thiểu nợ xấu thì cần phải thắt chặt kiểm soát RRTD. Nói tóm lại, đây là một bài toán đòi hỏi các ngân hàng phải có sự tính toán cẩn thận, chấp nhận đánh đổi sao cho phù hợp và nằm trong khả năng chịu đựng của ngân hàng.

So với doanh nghiệp thì việc thu thập thông tin của khách hàng cho vay tiêu dùng (CVTD) khó hơn nhiều, khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn thật sự nên dễ phát sinh rủi ro tín dụng trong tương lai.

Đối tượng của cho vay tiêu dùng là cá nhân và hộ gia đình, quy mô món vay thường nhỏ nhưng số lượng món vay lại lớn nên rủi ro trong loại hình cho vay này là rất lớn. Bên cạnh đó, vì nguồn thu nhập chính của khách hàng CVTD từ lương nên khả năng phòng ngừa rủi ro khó hơn doanh nghiệp bởi tiềm lực tài chính

của đối tượng vay yếu hơn. Đồng thời, đặc thù nguồn trả nợ từ lương nên trước những biến động của nền kinh tế, việc làm cũng như nguồn thu nhập bị tác động dẫn đến khả năng trả nợ cũng bị ảnh hưởng.

1.3.2. Quan điểm về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng.

Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng là hoạt động mà ngân hàng đưa ra nhằm phòng ngừa để giảm thiểu khả năng xuất hiện rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng và đưa ra các biện pháp xử lý giảm tổn thất khi rủi ro tín dụng đã xảy ra trong CVTD. Ngân hàng không né tránh rủi ro tín dụng mà hạn chế nó ở mức chấp nhận được và hạn chế nguy cơ xảy ra tổn thất do hoạt động tín dụng tiêu dùng gây ra. Nói cách khác, kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVTD là quá trình mà ngân hàng sử dụng tổng hợp những công cụ, biện pháp đa dạng nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng trong CVTD và đạt được mục tiêu giảm tổn thất do hậu quả bất lợi của khoản vay tiêu dùng gây nên mà vẫn bảo đảm đạt được các mục tiêu tăng trưởng và sinh lời của ngân hàng.

1.3.3. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng.

Xét theo phương thức kiểm soát RRTD, nội dung kiểm soát RRTD được chia thành 5 phương thức như sau: Né tránh rủi ro; Ngăn ngừa rủi ro; Giảm thiểu rủi ro; Chuyển giao rủi ro; Đa dạng hóa danh mục cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện mỏ cày nam bến tre (Trang 31 - 33)