ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CHO VAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện mỏ cày nam bến tre (Trang 70)

1.2.5 .Quản trị rủi ro tín dụng

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CHO VAY

TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỎ CÀY NAM BẾN TRE.

2.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Mỏ Cày Nam Bến Tre.

Nhìn chung, Agribank Mỏ Cày Nam đã thành công trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng trong những năm qua. Mặc dù dư nợ cho vay tiêu dùng trong các năm tăng cao, đặc biệt trong năm 2017 và 2018, nhưng ngân hàng vẫn kiểm soát tốt chất lượng tín dụng: các khoản nợ quá hạn, nợ xấu luôn ở mức thấp. Ngân hàng đã tích cực áp dụng các biện pháp để kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng.

2.4.2. Thành công.

- Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay khác nên đây là những khoản cho vay mang lại hiệu quả cao tính trên một đồng vốn bỏ ra. Ngoài ra đây là hình thức có mức rủi ro có thể kiểm soát được nếu ta tuân thủ các quy trình cho vay thật nghiêm ngặt như thẩm định khách hàng, kiểm tra giám sát thường xuyên… Do đó trong tương lai nó cũng trở thành một trong những hoạt động chính mang lại nguồn lợi cao cho ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay tiêu dùng ở mức thấp mặc dù dư nợ cho vay tiêu dùng là khá cao.

2.4.3. Những hạn chế và nguyên nhân. 2.4.3.1. Những hạn chế 2.4.3.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện kiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh đã bộc lộ những hạn chế sau:

- Kết quả tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 đã giảm dần qua các năm nhưng nợ nhóm 2 vẫn ở mức cao.

- Chưa phát hiện kịp thời các sai phạm về nghiệp vụ tín dụng, về đạo đức nghề nghiệp cũng như những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của chi nhánh. Chỉ đến khi

phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu và các rủi ro khác xảy ra mới bắt đầu truy tìm nguyên nhân và tìm cách khắc phục hậu quả. Để đánh giá được các nguy cơ về sai phạm đạo đức nghề nghiệp khi chưa xảy ra hậu quả là công việc rất khó khăn, đòi hỏi phải nắm được các dấu hiệu bất thường của CBTD, dù chỉ là dấu hiệu nhỏ nhất. Đồng thời các nguy cơ này cũng khó ngăn chặn vì nhiều nguyên nhân, có thể do nể nang, ngại va chạm…Vì vậy, đòi hỏi lãnh đạo cũng như tất cả cán bộ nhân viên phải nâng cao trách nhiệm, sáng suốt, công minh cũng như không ngừng rèn luyện để nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

- Việc chấm điểm khách thường chỉ được tiến hành chấm vào thời điểm vay vốn đầu tiên. Định kì hàng quý vẫn tiến hành chấm điểm nhưng chủ yếu là đối với những khách hàng có dư nợ cao.

- Công tác kiểm tra khách hàng trước, trong và sau khi vay cũng như việc giám sát các khoản vay chưa sát sao, công tác xử lý nợ khó đòi chưa được quan tâm đúng mức, thường xuyên. Việc kiểm tra sau giải ngân của CBTD còn mang nhiều tính đối phó, thực hiện cho đủ thủ tục theo quy định. Trong khi đó, nếu việc kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân được thực hiện nghiêm túc, CBTD có thể nhận thấy được dễ dàng việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay không, các nguồn thu của khách hàng ra sao, phát hiện sớm các rủi ro trong việc thực hiện phương án, ngăn chặn kịp thời các hành vi tẩu tán tài sản bảo đảm… qua đó việc thu hồi nợ sẽ thực hiện dễ dàng hơn, đồng thời giúp ngân hàng chắc chắn sẽ có các biện pháp kịp thời để kiểm soát các rủi ro và tổn thất tín dụng trong tương lai.

- Việc định giá tài sản còn sơ sài, chưa phát hiện kịp thời các sai phạm về nghiệp vụ tín dụng, về đạo đức nghề nghiệp và các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của chi nhánh. Những sai sót do định giá tài sản bảo đảm vẫn xảy ra thường xuyên nhưng công tác thẩm định tài sản bảo đảm của chi nhánh vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, việc quyết định cấp tín dụng phụ thuộc quá nhiều vào giá trị của tài sản bảo đảm thì việc đánh giá, thẩm định tài sản bảo đảm có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đối với khả năng thu hồi các khoản nợ nếu khách hàng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, hiện nay tại chi nhánh công tác thẩm định giá trị tài sản bảo

đảm còn nhiều bất cập và cần có sự chấn chỉnh kịp thời. Việc triển khai biện pháp đảm bảo TS còn nhiều hạn chế, giá của TS đảm bảo chưa đúng với giá thị trường, định kỳ còn chưa kiểm tra, định giá lại TSBĐ để tránh trường hợp mất mát, xuống giá…

- Kết quả thẩm định tín dụng chưa phản ánh đúng tình hình khách hàng và không phản ánh đúng quy mô, năng lực sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và khả năng quản lý tài chính, uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng để làm nền tảng cho một quyết định tín dụng đúng đắn. Bước tìm hiểu, khai thác thông tin khách hàng trong quy trình tín dụng có thời gian thực hiện quá ngắn, không đủ thời gian cho bộ phận tín dụng tìm kiếm, phân tích và sử dụng trong công tác tín dụng.

- Sự phối hợp giữa Agribank Mỏ Cày Nam với các đơn vị chi lương chưa được chặt chẽ, đặc biệt là trong cho vay trừ lương của giáo viên.

- Công tác thu thập thông tin phòng ngừa RRTD chưa cao. - Chất lượng công tác dự báo RRTD chưa tốt.

- Việc sử dụng các biện pháp chuyển giao rủi ro chỉ mới được thực hiện gần đây thông qua bảo hiểm tiền vay và chưa được áp dụng đầy đủ. Bên cạnh đó, mức mua bảo hiểm còn thấp so với khoản vay, thủ tục nhận bảo hiểm khi xảy ra rủi ro còn khó khăn.

- Công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

2.4.3.2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan:

+ Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn khó khăn, chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Có nhiều yếu tố biến động phức tạp, tình trạng lạm phát cao, giá cả leo thang, tỷ giá tăng mạnh, giá dầu và giá vàng tăng kéo theo giá cả các mặt hàng khác tăng theo, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản ngưng trệ làm cho nền kinh tế phát triển chậm, tiêu dùng giảm, đời sống khách hàng gặp nhiều khó khăn dẫn đến khả năng trả nợ ngân hàng trở nên khó khăn hơn.

+ Nhân sự cho bộ phận tín dụng còn mỏng và thiếu so với yêu cầu thực tế. Sự quá tải trong công việc, áp lực chỉ tiêu kế hoạch nên thiếu thời gian cho công tác giám sát nợ vay, làm cho việc phát hiện và xử lý nợ nhóm 2, nợ xấu trở nên thụ động. Trung bình mỗi cán bộ tín dụng ở Agribank Mỏ Cày Nam quản lý dư nợ khoảng gần 90 tỉ với hơn 700 khách hàng nên không tránh khỏi việc lơ là trong việc quản lí khoản vay.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhiều khách hàng tiêu dùng sử dụng vốn vay sai mục đích, không có thiện chí trả nợ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho việc kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, do thiếu sự phối hợp nên trong cho vay đời sống, một số giáo viên chưa trả hết nợ cho ngân hàng nhưng vẫn được hiệu trưởng kí giấy đồng ý cho chuyển trường.

+ Xếp hạng tín dụng nội bộ chưa phản ánh đúng tình hình khách hàng. Cán bộ tiến hành xếp hạng tín dụng nội bộ là cán bộ tín dụng, là người đề xuất tín dụng nên ý muốn chủ quan bị chi phối trong quá trình chấm điểm. Bên cạnh đó, thông tin đầu vào cung cấp dữ liệu cho việc xếp hạng tín dụng nội bộ chưa chính xác, vì vậy không phản ánh đúng tình hình khách hàng dẫn đến phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chưa đúng với tình hình thực tế. Chưa xây dựng được hệ thống cung cấp thông tin về khách hàng hữu hiệu, các thông tin mà chi nhánh có được đa phần do khách hàng cung cấp, CBTD phải thu thập thêm thông tin từ việc phỏng vấn trực tiếp người vay do đó phần nhiều còn mang nặng cảm tính của CBTD, thiếu khách quan và tính chính xác không cao.

+ Cán bộ tín dụng còn hạn chế về chuyên môn, đôi lúc chủ quan dựa vào TSBĐ mà không thẩm định kỹ về năng lực tài chính và bỏ qua một số quy trình tín dụng. Đây cũng là một bất cập trong công tác thẩm định giá trị tài sản bảo đảm.

+ Trong việc thực hiện quy trình cho vay báo cáo thẩm định còn mang tính hình thức, đánh giá rủi ro khoản vay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chủ quan của cán bộ tín dụng và tập trung vào nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, chưa phản ánh đúng tình hình khách hàng để có quyết định tín dụng đúng đắn.

+ Công tác giám sát nợ vay chưa được chú trọng thể hiện qua những yếu tố: Sự sao lẵng của CBTD trong việc kiểm tra vốn vay, trong hồ sơ có đầy đủ biên bản kiểm tra vốn vay nhưng thật ra đây chỉ là việc làm mang tính hình thức, đối phó của CBTD, CBTD rất chủ quan, tin tưởng vào uy tín của khách hàng, không kiểm tra tình hình thực tế cũng như mục đích sử dụng vốn nên không giám sát được khách hàng. Việc sử dụng vốn sau khi giải ngân của khách hàng phụ thuộc nhiều vào ý thức và trách nhiệm của khách hàng trong việc tiếp tục tuân thủ các điều kiện tín dụng. Nếu khách hàng có hành vi sử dụng vốn không đúng múc đích, điều này rất khó khăn cho CBTD trong việc kiểm tra vốn vay.

Kết luận chương 2

Chương 2 của luận văn, tác giả đã trình bày tổng quan về Agribank chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam Bến Tre và mô tả một cách khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh về công tác huy động vốn, hoạt động cho vay và kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian từ năm 2014 - 2018. Luận văn đã phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. Thông qua việc phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro trong cho vay tiêu dùng, tác giả đã đánh giá được thực trạng trong công tác kiểm soát rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh, tác giả đã xác định những mặt được, những vấn đề còn tồn tại và những nguyên nhân của tồn tại. Đồng thời qua khảo sát thực tế đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng. Từ phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh của Chương 2 làm cơ sở cho tác giả đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của Agribank chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam ở Chương 3.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM BẾN TRE. 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỎ CÀY NAM BẾN TRE.

3.1.1. Định hướng chung.

Thực hiện các biện pháp huy động vốn; tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, tổ, hội nông dân, phụ nữ; Đổi mới cơ chế về quản lý, điều hành kế hoạch kinh doanh; Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nợ xấu và quyết liệt triển khai các biện pháp xử lý và thu hồi, giảm nợ xấu; xây dựng quy trình quản lý hiện đại trên các mặt nghiệp vụ, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, rà soát và chỉnh sửa quy trình giao dịch một cửa và hậu kiểm; Phát triển sản phẩm dịch vụ hiện đại, nâng cao thị phần dịch vụ và nhanh chóng triển khai sản phẩm dịch vụ phục vụ “Tam nông”; Nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp thị, truyền thông gắn với hoạt động an sinh xã hội.

3.1.2. Định hướng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Mỏ Cày Nam Bến Tre.

Tín dụng hướng tới khách hàng tạo ra lợi nhuận trên cơ sở chấp nhận rủi ro đi kèm, các quyết định cấp tín dụng dựa trên đánh giá lợi ích, rủi ro và các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng.

Những yêu cầu đối với công tác tín dụng trong cho vay tiêu dùng:

- Cho vay tiêu dùng đảm bảo cho việc tăng trưởng một cách hiệu quả và bền vững. Lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả trong công tác tín dụng làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Hoạt động tín dụng dựa trên nguyên tắc thị trường, trên cơ sở lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro là yêu cầu cơ bản xuyên suốt quá trình hoạt động.

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phát huy truyền thống, kết hợp kỹ năng, công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến, với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến khách hàng”, chủ động lựa chọn khách hàng trên cơ sở đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu để cấp tín dụng.

- Phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng chuyên biệt và cải tiến các sản phẩm hiện có, phát triển sản phẩm trọn gói bằng việc gắn sản phẩm tín dụng với các tiện ích khác của ngân hàng.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, phù hợp với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động tín dụng:

+ Đo lường rủi ro các khoản cấp tín dụng cũng như toàn bộ danh mục tín dụng.

+ Thực hiện kiểm tra khách hàng hiệu quả, liên tục các khoản cấp tín dụng nhằm phát hiện sớm rủi ro và các khoản nợ có vấn đề.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM BẾN TRE.

3.2.1. Nhóm giải pháp né tránh rủi ro tín dụng.

3.2.1.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng trên hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách dụng nội bộ khách hàng trên hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng (IPCAS) tại Agribank chi nhánh Mỏ Cày Nam Bến Tre.

Hoàn thiện công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân về tính pháp lý, và tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó cũng cần phải tham khảo thêm thông tin CIC của Ngân hàng Nhà nước.

Nâng cao chất lượng chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng trên hệ thống IPCAS tại Agribank Mỏ Cày Nam.

Nâng cao nhận thức về công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng.

Trong bất kỳ một hoạt động, để đạt kết quả tốt thì việc trước tiên là những người thực hiện phải có nhận thức rõ về vấn đề. Chi nhánh cần phải nhận thức rõ hơn về ý nghĩa, vai trò, tác dụng của hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng. Để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện mỏ cày nam bến tre (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)