1.2.5 .Quản trị rủi ro tín dụng
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.2.1. Nâng cao chất lượng trung tâm Thông tin tín dụng
Đến nay hầu hết NHTM sử dụng dữ liệu từ CIC, để thực hiện quản trị rủi ro. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của CIC là rất cần thiết chẳng hạn như là: Thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các TCTD, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các NHTM. Để thực hiện được những vấn đề đặt ra cho CIC bao gồm:
- CIC phải cập nhật thường xuyên, liên tục những thông tin mới về khách hàng. Và chi tiết hơn những thông tin khách hàng như: phân loại khách hàng theo từng khoản nợ, đánh giá theo từng nhóm nợ của khách hàng.
- Ngoài cung cấp các thông tin tác nghiệp cho các TCTD, CIC phải được giao nhiệm vụ hỗ trợ các tổ chức, đơn vị có chức năng và nhiệm vụ phân loại, đánh giá các khoản nợ của các khách hàng của TCTD.
- Đòi hỏi khách quan đối với CIC đó là độ chuẩn xác và giá trị pháp lý của các thông tin về các loại nợ của một khách hàng vay tại nhiều TCTD. CIC quy định rõ ràng hơn việc cung cấp thông tin tín dụng từ phía các tổ chức, xử phạt đối với các TCTD cung cấp thông tin sai lệch, chậm trễ. CIC đóng vai trò liên kết thông tin của toàn bộ hệ thống thông tin trong cả nước để có thể hình thành một cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin hoàn chỉnh, cập nhật đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng chung trên cả nước.
- Xây dựng chương trình tập huấn, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ nhân viên của CIC, đặc biệt là đào tạo cho nhân viên biết cách sử dụng các phương tiện, công cụ để phân tích, xử lý và lưu trữ thông tin. Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật cho bộ phận quản lý rủi ro tại các NHTM để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng.