Giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện mỏ cày nam bến tre (Trang 34 - 35)

1.2.5 .Quản trị rủi ro tín dụng

1.3. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG

1.3.3.3. Giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng

Ngân hàng thương mại.

Ngăn ngừa RRTD là việc các NHTM thực hiện các hoạt động nhằm ngăn cản khả năng xảy ra RRTD trong cho vay tiêu dùng nhằm giảm thiểu tổn thất cho NH.

- Thẩm định khoản vay đúng theo quy trình và thực thi quy trình cho vay chặt chẽ, thường xuyên thực hiện kiểm tra trước, trong và sau cho vay.

- Áp dụng các điều khoản trong nội dung hợp đồng tín dụng: ngân hàng phải soạn thảo hợp đồng tín dụng một cách cẩn trọng, đảm bảo các điều kiện pháp lý chặt chẽ, thuận lợi cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ.

1.3.3.3. Giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại. hàng thương mại.

Giảm thiểu RRTD là việc chủ động giảm mức độ thiệt hại cũng như tổn thất do rủi ro mang lại nếu như rủi ro xảy ra.

- Định giá các khoản vay có phần bù rủi ro: Phần bù rủi ro được áp dụng tùy theo mức độ rủi ro mà khách hàng đạt được theo hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng của Ngân hàng. Lãi suất cho vay theo mức rủi ro tín dụng nhằm giúp cho Ngân hàng bù rủi ro tín dụng và tạo động lực cho khách hàng vay vốn luôn phấn đầu nâng cao năng lực tài chính, trình độ quản lý để được NHTM nâng hạng tín dụng.

- Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay: Đối với tài sản đảm bảo tiền vay cần được định giá đúng giá thị trường; chọn lọc tài sản đảm bảo phải có tính thanh khoản; định kỳ NHTM phải kiểm tra, định giá lại TSĐB để tránh trường hợp mất mát, xuống giá…

- Xác định hạn mức và các điều kiện cho vay phù hợp với từng khách hàng.

- Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: trên cơ sở đánh giá lại hoạt động kinh doanh, dòng tiền và khả năng trả nợ của khách hàng, nếu xét thấy chưa phù hợp với thời hạn và kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận thì NHTM có thể gia hạn nợ, điều

chỉnh kỳ hạn nợ cho phù hợp với điều kiện thực tế của khách hàng, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ đúng hạn.

- Trích lập dự phòng rủi ro: Đây là hình thức được xem là tự bảo hiểm rủi ro của NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện mỏ cày nam bến tre (Trang 34 - 35)