Các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện mỏ cày nam bến tre (Trang 40 - 42)

1.2.5 .Quản trị rủi ro tín dụng

1.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1.5.1. Các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Agribank chi nhánh huyện Mỏ Cày Bắc được tách từ Agribank chi nhánh huyện Mỏ Cày năm 2013 với đặc thù kinh tế tương tự với huyện Mỏ Cày Nam. Lúc mới thành lập, Agribank huyện Mỏ Cày Bắc hạn chế về mọi mặt. Sau 5 năm hình thành và phát triển, năm 2018, tổng nguồn vốn Agribank Mỏ Cày Bắc đạt 842 tỷ đồng, dư nợ đạt 790 tỷ đồng. Trong điều kiện nền kinh tế của huyện năm 2017 và 2018 gặp nhiều khó khăn, heo bị dịch bệnh, giá dừa sụt giảm, người dân bị thua lỗ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trước tình hình trên, mỗi cán bộ Agribank chi nhánh huyện Mỏ Cày Bắc, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định được phân công làm nhiệm vụ cho vay phải có đủ trình độ, khả năng nhận diện được rủi ro, biết sử dụng các công cụ quản lý điều hành để tác động một cách tích cực nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro phát sinh cũng như đề ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả nhất, nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể. Cụ thể nợ xấu cuối năm 2018 ở mức thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh là 1.5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0.19%/ tổng dư nợ.

Khác với Agribank chi nhánh huyện Mỏ Cày Bắc, Agribank chi nhánh huyện Ba Tri là Chi nhánh đứng đầu cả tỉnh về dư nợ và nguồn vốn. Với đặc thù nền kinh tế biển của huyện Ba tri, Agribank Chi nhánh Ba Tri cho vay chủ yếu là tàu cá, nuôi trồng thủy hải sản. Năm 2018 nguồn vốn của Agribank chi nhánh huyện Ba Tri là 2.268 tỷ đồng, dư nợ đạt 2.170 tỷ đồng. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của mình, Ban lãnh đạo Agribank chi nhánh huyện Ba Tri xác định nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ là việc làm tiên quyết. Quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua các hình thức đào tạo tập trung, tập huấn nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm qua thực tiển. Nâng cao lối sống và đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ ngân hàng cũng là phương pháp hạn chế trong rủi ro tín dụng. Chi nhánh đã quan tâm và thường xuyên giáo dục về phẩm chất đạo đức nói chung, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp nói riêng, khi thực thi nhiệm vụ luôn biết quan tâm và đặt lợi ích của hệ thống Agibank lên trên lợi ích cá nhân thì việc

thẩm định, quyết định cấp tín dụng sẽ đúng quy định, hiệu quả, an toàn, hạn chế rủi ro xảy ra. Mặc khác, Chi nhánh thường xuyên quan tâm, củng cố và tăng cường tổ xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã xữ lý rủi ro để có biện pháp, giải pháp quản trị điều hành phù hợp với hoạt động của Chi nhánh, của từng khách hàng vay và từng cán bộ liên quan đến cấp tín dụng. Nhận thức được các nhóm rủi ro, xác định mức độ ảnh hưởng của từng loại rủi ro liên quan đến hoạt động cấp tín dụng và đã tập trung, tích cực triển khai các giải pháp, biện pháp phù hợp trong hoạt động cho vay, xử lý kịp thời những khoản nợ khi phát sinh chuyển nhóm nợ có độ rủi ro cao ngay từ khi mới phát sinh chuyển từ nhóm 2. Nhờ vậy hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng của Chi nhánh luôn phát triển ổn định, bền vững. Cuối năm 2018, nợ xấu của Chi nhánh ở mức thấp là 5.4 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0.25%/tổng dư nợ.

Cùng với sự phát triển của các Chi nhánh Agribank trong toàn tỉnh Bến Tre. Là một huyện nước ngọt quanh năm, Agribank chi nhánh huyện Chợ Lách phát triển mạnh về cho vay cây giống, hoa kiểng và cây ăn quả. Cuối năm 2018, tổng dư nợ của Agribank chi nhánh huyện Chợ Lách đạt 1.294 tỷ đồng, nguồn vốn đạt 1.458 tỷ đồng. Nợ xấu ở mức cho phép là 3.8 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0.29%/tổng dư nợ. Trong những năm qua, trong hoạt động cho vay, Agribank chi nhánh huyện Chợ Lách luôn có sự phân công, phân nhiệm vụ, phân quyền rõ ràng, cụ thể trong trong hoạt động cấp tín dụng để xác định rõ trách nhiệm của từng cán bộ trong từng khâu cấp tín dụng, đồng thời gắn với quyền lợi (lương, thưởng, phúc lợi ...) với trách nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân trong tác nghiệp, có như vậy việc cho vay mới đảm bảo tính khách quan, hiệu quả và góp phần giảm thiểu, hạn chế rủi ro.

(Nguồn: Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre (2018), Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện mỏ cày nam bến tre (Trang 40 - 42)