Các giải pháp hỗ trợ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện mỏ cày nam bến tre (Trang 82 - 84)

1.2.5 .Quản trị rủi ro tín dụng

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN

3.2.6. Các giải pháp hỗ trợ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu

dùng.

3.2.6.1. Về nhân sự

Trong tất cả các nguồn lực thì nguồn nhân lực là quan trọng nhất và không thể thiếu. Nguồn nhân lực được xem là nhân tố căn bản, bền vững cho việc phát triển. Chính vì vậy, xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ cũng như đạo đức và các tiêu chuẩn khác luôn luôn cần thiết đối với bất kỳ tổ chức nào, kể cả ngân hàng.

NH cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo lại một cách bài bản số cán bộ của mình theo nhiều hình thức khác nhau, tốt nhất là tổ chức các khóa ngắn hạn tại chỗ.

Hiện nay, nguồn nhân lực tại Agribank Mỏ Cày Nam đang thiếu hụt nên một CBTD phải đảm nhận cùng một lúc nhiều hồ sơ, dư nợ cao nên chất lượng không được đảm bảo, khả năng bám sát thực tiễn, bám sát khách hàng vay vốn ít, khả năng kiểm tra, giám sát các khoản cho vay sau giải ngân thấp. Do đó phải tăng nguồn nhân lực nhằm giảm tải áp lực cho nguồn nhân lực hiện tại.

Đối với nhân viên mới được tuyển dụng, trước khi làm việc chính thức Chi nhánh cần:

- Đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, kèm có sự hướng dẫn của nhân viên cũ trong thử việc nhằm thực tạo cho nhân viên nhận biết và thực hiện tốt công việc của mình.

- Huấn luyện về kỹ năng giao tiếp nhằm tạo dấu ấn văn hóa cho Chi nhánh. Đối với nguồn CBTD hiện tại, Chi nhánh phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên bằng các hình thức như:

- Sinh hoạt nghiệp vụ theo định kỳ, tổ chức hội thảo các vấn đề phát sinh từ thực tiễn khi vận dụng văn bản, kiểm tra quy trình nghiệp vụ nhằm làm cho CBTD nắm bắt được một số nghiệp vụ nhất định.

- Cử đi học, cấp phí khuyến khích tự đi học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm hạn chế những thiếu sót trong quá trình thẩm định cũng như giám sát, kiểm tra khách hàng sau giải ngân do lĩnh vực hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề.

- Thực hiện việc rà soát, đánh giá phân loại CBTD để có hướng đào tạo, bổ sung kịp thời tránh sự hững hụt về đội ngũ CBTD.

- Tổ chức thi tay nghề hàng năm và có khen thưởng hợp lý để khuyến khích những CBTD giỏi, có nhiều cống hiến. Chi nhánh thực hiện cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh, tạo ra bầu không khí thi đua, khuyến khích, sáng tạo, phát huy trách nhiệm và quyền hạn cá nhân trong hoạt động cho vay sao cho an toàn hiệu quả nhất như:

+ Những CBTD có đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề, có khả năng tiếp thị, kinh doanh tốt, mang lại hiệu quả cao cho Chi nhánh thì có chế độ khen thưởng xứng đáng như có chính sách đãi ngộ hợp lý về tiền lương, tiền thưởng, hệ số tiền lương.

+ Những CBTD vi phạm quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng, làm thất thoát vốn Chi nhánh phải xử lý nghiêm khắc như giảm tiền lương, chuyển công tác, thậm chí cho nghỉ việc đặc biệt đối với CBTD thái hoá biến chất.

- Chi nhánh thực hiện chế độ phụ cấp và bảo hiểm xã hội cho nhân viên, nhằm khuyến khích CBTD cống hiến nhiều hơn nữa trong hoạt động của mình như: - Phụ cấp độc hại vi tính, phụ cấp chi phí đi lại, phụ cấp tai nạn lao động và những phụ cấp khác.

- Tham gia bảo hiểm nhân thọ cho từng cán bộ.

- Rút ngắn thời gian luân chuyển địa bàn của cán bộ tín dụng nhằm phát hiện kịp thời rủi ro do tác nghiệp và rủi ro do lợi ích cá nhân gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện mỏ cày nam bến tre (Trang 82 - 84)