Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.2.6. Nội dung chủ yếu về chương trình xây dựng nông thôn mới
Mục tiêu của chương trình:
Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ; Gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn dân chủ, ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc; Môi trường sinh thái được bảo vệ; An ninh trật tự được giữ vững; Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. [3]
Một xã đạt NTM thì cần phải đạt những tiêu chí sau:
1.2.6.1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Quy hoạch nông thôn mới là vấn đề có ý nghĩa quan trọng quyết định thành công của chương trình xây dựng NTM. Theo TT 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới [8], xây dựng quy hoạch NTM có 7 bước gồm:
Bước 1: Xác định nội dung quy hoạch: Quy hoạch NTM là quy hoạch
không gian và quy hoạch hạ tầng kinh tế-xã hội trên địa bàn xã, bao gồm: Quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn và vùng sản xuất nông nghiệp với thời hạn 10-15 năm.
chủ đầu tư và trình UBND huyện phê duyệt quy hoạch.
Bước 3: Công bố quy hoạch: Hồ sơ công bố quy hoạch gồm quyết định
phê duyệt quy hoạch, báo cáo thuyết minh, các văn bản pháp lý liên quan.
Bước 4: Cấp giấy phép xây dựng tại xã: Sở Xây dựng có thẩm quyền
cấp phép công trình của tổ chức được xây dựng ven quốc lộ, tỉnh lộ. UBND huyện cấp phép xây dựng của các tổ chức xây dựng tại xã. UBND xã cấp phép xây dựng nhà ở của dân theo quy hoạch được phê duyệt.
Bước 5: Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm: UBND xã thực hiện chức
năng kiểm tra, giám sát trực tiếp hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng trên địa bàn mình quản lý. Quyết định xử lý theo quy định của pháp luật.
Bước 6: Hồ sơ quy hoạch xây dựng NTM: Hồ sơ quy hoạch chung gồm
bản vẽ với sơ đồ vị trí xã và liên hệ vùng, tỷ lệ 1/5.000-1/10.000 thể hiện liên kết hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng, các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của xã. Định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn và vùng sản xuất nông nghiệp được lập theo tỷ lệ 1/5.000. Bản vẽ định hướng hạ tầng kỹ thuật, kể cả thuỷ lợi và giao thông nội đồng…
Bước 7: Kinh phí lập quy hoạch xây dựng: Định mức chi phí lập quy
hoạch chung NTM từ 80-115 triệu đồng tuỳ theo quy mô dân số mỗi xã. Chi phí lập quy hoạch chi tiết trung tâm xã và từng điểm dân cư trên địa bàn xã là 8,5 triệu đồng/ha. Chi phí lập quy hoạch chi tiết hệ thống thuỷ lợi, giao thông nội đồng cho mỗi xã khoảng 10-15 triệu đồng.
1.2.6.2. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội
Nội dung tiếp theo cần thiết cho một địa phương xây dựng nông thôn mới là nông thôn có một bộ mặt đổi mới, trong đó xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là yếu tố thiết yếu. Cơ sở hạ tầng không những là nhân tố đảm bảo thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế mà còn nâng cao đời sống cho người dân. Đối với cơ sở hạ tầng như đường giao thông: liên xóm, liên xã,
đường nối các cụm dân cư với hệ thống trục giao thống, hệ thống thuỷ lợi, các công trình chăm sóc y tế, trường học, công trình văn hoá... được xếp thứ tự là các hạng mục ưu tiên cần được phát triển để đáp ứng với yêu cầu thiết yếu của đời sống và sản xuất.
Những công trình phát triển cơ sở hạ tầng trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất như hệ thống thuỷ lợi, hệ thống chuồng trại chăn nuôi tập trung để thay đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư, các hộ có khả năng chăn nuôi lớn có thể mở rộng chăn nuôi ở khu tập trung này thường được quan tâm và đầu tư thích đáng để nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất và tạo ra các động lực cho việc phát triển các cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống. Việc phát triển cơ sở hạ tầng đẩy mạnh phát triển kinh tế là việc đưa các ngành nghề mới vào địa phương hoặc trang bị những thiết bị mới những biện pháp sản xuất mới gắn liền với tìm kiếm và định hướng thị trường.
Xây dựng NTM không chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà còn đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội khác, trong đó các công trình y tế, giáo dục, văn hoá cũng cần được ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, cần phải xác định rõ quy mô và mức độ phục vụ của các công trình an sinh xã hội để đảm bảo các công trình đó có quy mô phù hợp với nhu cầu thực sự của xã hội và cộng đồng.
1.6.2.3. Phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất và nâng cao thu nhập
Sản xuất phát triển, nhất là sản xuất hàng hoá là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế của cộng đồng mỗi địa phương. Kinh tế có phát triển thì những yếu tố xã hội mới có cơ hội phát triển theo và đây là động lực chính cho những tiến bộ xã hội được thực hiện. Sau khi đã có thu nhập bảo đảm cuộc sống, người dân mới có điều kiện xây dựng những công trình phục vụ đời sống cho gia đình họ và đóng góp cho sự phát triển chung.
Trong các nội dung xây dựng NTM thì nội dung phát triển sản xuất hàng hoá là quan trọng nhất. Tuy vậy không phải bất cứ địa phương nào cũng
có điều kiện để sản xuất hàng hoá mà phải tạo ra hoặc lựa chọn những sản phẩm nhất định có thể sản xuất hàng hoá. Nói một cách cụ thể, những địa phương đã phát triển ngành nghề thì đẩy mạnh hơn nữa các ngành nghề là biện pháp để nâng cao sản xuất hàng hoá; địa phương nào có điều kiện phát triển trang trại là đã có điều kiện sản xuất nông sản hàng hoá và cần phải đẩy mạnh các hoạt động sản xuất hàng hoá quy mô trang trại để tạo cơ sở cho phát triển nông thôn và xây dựng NTM.
Phát triển kinh tế nông thôn trước hết là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá với năng suất và hiệu quả ngày càng cao, đồng thời phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn, phát triển dịch vụ nông thôn để từng bước giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ, phân công lại lao động, phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, khuyến thương trong xây dựng NTM cần được đẩy mạnh thông qua các chương trình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và ngành nghề. Trong những năm qua, công tác khuyến nông khuyến lâm, khuyến ngư đã được triển khai mạnh mẽ và thu được nhiều kết quả, nhưng công tác khuyến công còn là những lĩnh vực tương đối mới mẻ, chưa được triển khai nhiều trên địa bàn nông thôn. Có điều này là do bản thân ngành nghề nông thôn, hoạt động kinh doanh trên địa bàn nông thôn nói chung còn rất hạn chế. Để có thể đẩy mạnh khuyến công thì các địa phương phải có ngành nghề và nhiều người hoạt động ngành nghề (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...). Thông qua hoạt động khuyến công, các xã xây dựng nông thôn mới có thể phát triển nguồn lực con người để từ đó không những nâng cao trình độ nhiều mặt nhất là phát triển các ngành nghề mới, khôi phục các ngành nghề truyền thống có sự kết hợp bổ xung các công nghệ mới phù hợp với tiến trình hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn.
1.6.2.4. Phát triển văn hoá - xã hội - môi trường
Việc phát triển văn hoá là một trong những động lực để giải phóng sức lao động, giải phóng sức tư duy sáng tạo trong việc đẩy mạnh sản xuất cho chính người dân và cho cộng đồng. Giải phóng tư duy trí tuệ được xem là sức mạnh nội sinh của cộng đồng cư dân nông thôn trong công cuộc phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung và xây dựng NTM nói riêng. Người nông dân có kinh tế ổn định, có trình độ văn hoá khoa học cao, có phong cách sống văn minh hiện đại là mẫu người nông dân mới trong nông thôn đổi mới không những là mục tiêu trước mắt mà còn là mục tiêu lâu dài của công cuộc phát triển nông thôn ở nước ta.
Để thực hiện được yêu cầu này, việc xây dựng các cơ sở văn hoá xã hội tốt hơn, khang trang hơn... chỉ là một trong nhiều yếu tố mang tính hình thức. Cần có những nội dung thiết thực trong việc xây dựng con người vừa có trình độ chuyên môn vừa có văn hoá là một nhiệm vụ hết sức nặng nề và có tính lâu dài. Trong xây dựng NTM, không chỉ tạo ra các nhà văn hoá, các công trình phúc lợi công cộng mà điều cốt yếu là phải xây dựng các phong trào hoạt động văn hoá, thể thao, phát triển dân trí có tính thiết thực và được cộng đồng tham gia. Do đó xây dựng cơ sở hạ tầng văn hoá xã hội luôn luôn phải đi đôi với những nội dung của những hoạt động này.
Địa phương xây dựng NTM cần phải là địa phương có phong trào văn hoá mới, vì văn hoá mới là tiêu chí cần thiết trong xây dựng con người mới, phát huy nền dân chủ nhân dân, xây dựng một cuộc sống văn hoá tinh thần lành mạnh.
Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là điều kiện thiết yếu để phát triển nông thôn, song điều đó không có nghĩa là phát triển kinh tế với bất cứ giá nào. Trong phát triển kinh tế, việc giữ gìn và bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng để tăng trưởng một cách bền vững. Bên cạnh đó, việc giữ gìn và bảo vệ môi trường cũng là một trong những nội dung đảm bảo cho cuộc sống tốt đẹp hơn,
hơn nữa nếu có điều kiện kết hợp giữa bảo vệ môi trường với phát triển cảnh quan thiên nhiên ở khu vực nông thôn còn tạo điều kiện lớn cho mục tiêu khai thác tiềm năng du lịch sinh thái. Trong nội dung giữ gìn và bảo vệ môi trường của xây dựng NTM, trước mắt đó là cuộc vận động về một nông thôn mới xanh - sạch - đẹp, không có rác thải vứt bừa bãi, không có phế thải của sản xuất và sinh hoạt thải thẳng ra các cánh đồng, ao hồ... mà không được xử lý. Tiếp theo là việc cả cộng đồng cùng tham gia đầu tư xây dựng hệ thống cống rãnh trong các xóm làng, xây dựng hệ thống xử lý nước thải và thu gom rác thải. Về lâu dài, nông thôn phải đúng là nơi cảnh quan và môi trường thực sự lý tưởng cho cuộc sống và là lá phổi xanh trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
1.6.2.5. Củng cố và xây dựng hệ thống chính trị xã hội vững mạnh
Yêu cầu cấp thiết trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là xây dựng được hệ thống chính trị, xã hội ở địa phương thật sự trong sạch và vững mạnh là điều rất quan trọng, mà điều quan trọng ở đây là nâng cao trình độ, đào tạo nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ tại địa phương về chuyên môn nghiệp vụ để có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của người dân. Người nông dân giờ đây đang tự chủ vươn lên, nắm bắt thị trường, chuyển đổi mục đích, phương pháp canh tác để làm giàu trên mảnh đất của mình rất cần có sự định hướng, có người dẫn dắt. Để nông dân làm được như vậy, Nhà nước cần đầu tư và giúp đỡ nhiều hơn, cụ thể hơn cho nông dân nâng cao trình độ về sản xuất, quản lý, thị trường…
Xây dựng hệ thống chính trị tại địa phương không thể không nhắc đến tính dân chủ ở cơ sở. Đặc biệt sự tham gia của người dân, của cộng đồng trong xây dựng NTM (trong đó tất cả những nội dung của chương trình xây dựng này đều cần có sự tham gia góp ý kiến cũng như sự đồng thuận của cộng đồng) là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao tính dân chủ ở nông thôn và từ đó mở rộng hơn nữa vấn đề dân chủ ở nông thôn trong nhiều lĩnh vực khác kể cả những vấn đề về kinh tế, chính trị,
xã hội. Từ đó cộng đồng dân cư sẽ được tham gia vào mọi quá trình ra quyết định cũng như thực hiện các quyết sách của các cấp chính quyền ở địa phương mà mục tiêu cuối cùng cũng là để dân giàu, nước mạnh, văn minh và hiện đại.
Như vậy năm nội dung chủ yếu của xây dựng nông thôn mới bao gồm: (1) Làm tốt công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch; (2) Xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội; (3) Phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; (4) Phát triển văn hóa xã hội-môi trường; (5) Củng cố và xây dựng hệ thống chính trị xã hội vững mạnh tại cơ sở là năm yêu cầu cơ bản phải luôn được gắn kết với nhau. Trong quá trình xây dựng NTM cũng phải đánh giá xem một địa phương có khả năng xây dựng mô hình NTM hoặc đã trở thành một mô hình NTM hay chưa? Tuy nhiên đây là vấn đề rất phức tạp, hơn nữa trong hoàn cảnh nông thôn nước ta nhìn chung còn nghèo và cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật lạc hậu thì yêu cầu đồng thời phải đạt tất cả các các nội dung sẽ trở nên khó khả thi. Tuỳ từng điều kiện cụ thể của mỗi địa phương mà thứ tự ưu tiên của mỗi nội dung sẽ được thay đổi cho phù hợp và đảm bảo để công cuộc xây dựng NTM theo chủ trương của Đảng thu được thắng lợi.
1.6.2.6. Các tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới
Tiêu chí để xây dựng mô hình NTM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 gồm 19 tiêu chí [8], được chia thành 5 nhóm cụ thể:
Các nhóm tiêu chí:
* Về quy hoạch
* Về hạ tầng kinh tế - xã hội * Về kinh tế và tổ chức sản xuất * Về văn hóa - xã hội - môi trường * Về hệ thống chính trị
Và được thể hiện qua 19 tiêu chí xây dựng mô hình NTM là: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở