Tình hình dân số lao động và việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện pác nặm tỉnh bắc kạn​ (Trang 52 - 55)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2.2. Tình hình dân số lao động và việc làm

Pác Nặm có số dân năm 2018 là 32.414 người, trong đó dân số nông nghiệp chiếm 93% trong tổng số dân toàn huyện. Mật độ dân số bình quân là 70,55 người/km2 . Pác Nặm là một huyện miền núi nên mật độ dân số ở mức thấp, dân cư phân bổ thưa thớt. Dân số sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, sự đa dạng về ngành nghề trong huyện là thấp so với các huyện khác trong tỉnh.

Tổng số hộ trên toàn huyện là 5.452 hộ, trong đó hộ nông nghiệp chiếm 95,27% tương ứng là 5.194 hộ; lao động chủ yếu của huyện Pác Nặm là lao động nông nghiệp với tổng số là 14.144 người chiếm 91,52% [20]. Qua 3 năm số hộ tham gia vào hoạt động dịch vụ, thương mại và công nghiệp, xây dựng tăng không đáng kể (bình quân chỉ tăng 1,27%), điều này chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu giữa các năm theo xu hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ còn chậm, chưa phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của đất nước.

Tỷ lệ hộ nghèo ở mức rất cao so với cả nước. Năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo 42,57%, năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo là 38,95%, giảm 3,62% so với 2017. Do đó, việc phát triển nông nghiệp theo mũi nhọn là hết sức cần thiết, đặc biệt là

phát triển chăn nuôi và nghiên cứu đầu ra cho bò thịt giúp hộ chăn nuôi đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tình hình dân số của huyện được thể hiện chi tiết qua bảng 2.2

Bảng 2.2. Tình hình dân số, lao động của huyện Pác Nặm năm 2016 – 2018 TT Năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 1 Tổng số hộ Hộ 6.849 6.899 7.132 100,73 103,38 2 Tổng số nhân khẩu Khẩu 32.703 33.114 33.414 101,26 100,91 3 Tổng số lao động trong độ tuổi LĐ 20.389 21.590 20.206 105,89 93,59 4 Bình quân

nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,7 4,8 4,7 100,63 97,71 5 Bình quân

LĐ/hộ LĐ/hộ 2,98 3,13 2,83

6 Mật độ dân số Người/ km2 69 70 70

(Nguồn: Phòng LĐTB và XH huyện Pác Nặm, 2018)

Theo số liệu thống kê đồng bào các dân tộc thiểu số trong huyện là lao động thuần nông, hầu hết các hộ sống chủ yếu nhờ sản xuất nông nghiệp, toàn Huyện hiện nay có 20.206 người đang trong độ tuổi lao động chiếm 61,37% tổng dân số của huyện. Cơ cấu lao động giữa các ngành, các khu vực là khác nhau:

Lao động nông nghiệp 17.989 người, chiếm 86,2% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

chiếm 2,8% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

Lao động thương nghiệp - dịch vụ 2.296 người, chiếm 11% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống đường giao thông: Pác Nặm có tổng chiều dài đường bộ trục đường 258b là 42km. Trong những năm gần đây, mạng lưới đường giao thông liên huyện và liên xã liên tục được mở, tu sửa và nâng cấp. Hệ thống giao thông nông thôn mấy năm gần đây được đầu tư mở rộng thực hiện theo phương châm dân cùng góp và quản lý. Nhưng nhìn chung, hệ thống đường giao thông còn nhiều khó khăn phức tạp do đặc điểm địa hình tạo nên, đặc biệt mùa mưa thường bị ách tắc do đất sạt lở và hệ thống ngầm, đập tràn nước dâng cao….

Hệ thống thuỷ lợi của huyện đa phần đều là các công trình nhỏ, quy mô tưới ít. Đến năm 2017, toàn huyện có trên 90 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, đáp ứng nhu cầu nước tưới cho trên 50% tổng diện tích lúa của huyện.

Hệ thống điện lưới: Toàn huyện có 30 trạm biến áp với tổng công suất 180KVA. Trong năm 2017, ngành điện cung ứng gần 2 triệu KW. Hơn 90% số hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống điện lưới nông thôn huyện hiện nay đang được đầu tư xây dựng và củng cố, các hộ còn lại vẫn đang hưởng chính sách của nhà nước cấp dầu hoả thắp sáng.

Về giáo dục: Toàn huyện có 33 trường học, trong đó: 12 trường Mầm non; 9 trường Tiểu học; 3 trường Trung học cơ sở - Tiểu học; 7 trường Trung học cơ sở; 1 trường THPT; 1 trường Nội trú, 1 Trung tâm GDNN-GDTT. Về cơ sở vật chất các trường nhìn chung chưa được đầu tư đồng bộ, hầu hết các trường đều chưa có phòng thư viện, phòng thí nghiệm; số phòng học nhà tạm chiếm trên 40%.

Về văn hoá: 100% số xã có bưu điện văn hoá và nhà văn hoá. Hàng năm có trên 70% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá.

Về y tế: Toàn huyện có 01 Trung tâm y tế huyện; 10 trạm y tế cấp xã, trình độ tay nghề y, bác sỹ cơ bản đáp ứng được công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.

Nhìn chung cơ sở hạ tầng của huyện chưa hoàn thiện để phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, đời sống và lưu thông hàng hoá. Đây là một khó khăn cho việc tiêu thụ bò thịt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện pác nặm tỉnh bắc kạn​ (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)