Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) cho việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện pác nặm tỉnh bắc kạn​ (Trang 85 - 90)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Một số nguyên nhân, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

3.3.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) cho việc

việc huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng nông thôn mới huyện Pác Nặm

Điểm mạnh

- Nguồn lao động dồi dào

- Hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông liên xã, liên xóm, trụ sở làm việc của Đảng ủy nhân dân - HĐND -UBND, trường học... của các xã trên địa bàn đã được xây dựng khá đồng bộ.

- Có tiềm năng phát triển lâm nghiệp (trồng rừng)

- Người dân cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm, kiến thức bản địa trong sản xuất

Điểm yếu

- Nhận thức của một bộ phận người dân về chương trình xây dựng NTM còn hạn chế, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Kiến thức về NTM của đội ngũ cán bộ xã, thôn vẫn còn hạn chế.

- Diện tích đất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún

- Thu nhập của người dân ở nhiều xã trên địa bàn còn rất thấp, đời sống khó khăn.

Cơ hội

- Chương trình xây dựng NTM nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh, huyện, xã.

Thách thức

- Tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả biến động mạnh, suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ tác động và ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống nhân dân

3.4. Những giải pháp để huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Pác Nặm

Qua quá trình thu thập thông tin và kết quả điều tra tại 3 xã nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số giải pháp để huy động nhiều hơn nữa nguồn lực cộng đồng cho chương trình xây dựng NTM. Những giải pháp này đúng với cả 3 xã nghiên cứu, đồng thời cũng là những vấn đề cần quan tâm trong việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM của huyện Pác Nặm nói riêng, cũng như tỉnh Bắc Kạn nói chung.

Thứ nhất, thường xuyên nâng cao năng lực cán bộ cơ sở. Xây dựng

NTM là một quá trình lâu dài, gồm nhiều nội dung. Chính vì vậy cần tập trung đào tạo cho cán bộ xây dựng NTM ở xã, các thành viên trong tiểu ban phát triển nông thôn những kiến thức về xây dựng NTM. Cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn thì mới có thể vận động được người dân tham gia xây dựng NTM. Khi chương trình MTQG triển khai, những công trình có giá trị dưới 3 tỷ đồng sẽ được phân cấp làm chủ đầu tư cho xã. Nếu như cán bộ xã yếu về năng lực thì không thể nào phát huy được hiệu quả từ đồng vốn đầu tư của nhà nước, không vận động được sự tham gia của nhân dân. Cán bộ xã, thôn là lực lượng chủ yếu để vận động và tổ chức hướng dẫn cho nhân dân xây dựng NTM, do đó sự nghiệp này thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào tâm huyết và năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ. Vì vậy cần phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nhất là chuyên môn nghiệp vụ, nhiệm vụ xây dựng NTM phù hợp với sự phân cấp, đầu tư của Trung ương. Cách làm của các xã hiện nay phần lớn vẫn là cán bộ đi tuyên truyền giới thiệu về NTM chỉ mời dân đến và đọc lại toàn bộ nội dung văn bản hướng dẫn của Trung ương, cách làm như vậy không thể nào đưa được tinh thần và nhiệm vụ của xây dựng NTM cho người dân hiểu và để bản thân họ hăng hái tham gia.

Thứ hai, coi trọng công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức

phải hiểu được NTM là gì, tại sao lại xây dựng NTM, vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM cần được phát huy như thế nào… Công tác tuyên truyền cũng giúp cộng đồng nắm rõ mục tiêu của chương trình xây dựng NTM, 19 tiêu chí NTM, các bước xây dựng NTM, vai trò của các đơn vị liên quan. Ngoài việc tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng, các xã trên địa bàn huyện nên in tờ rơi, biên soạn tài liệu được chuẩn bị bài bản về chương trình xây dựng NTM rồi phát cho các hộ dân. Các xã tăng cường treo các bảng hiệu nơi công cộng: trên các bảng hiệu viết tên các tiêu chí NTM để người dân nắm được; Các xã nên bố trí các cuộc họp để thảo luận về chương trình NTM với người dân không nên lồng ghép nhiều chương trình vào một cuộc họp thôn.

Thứ ba, cần có các văn bản riêng quy định về sự tham gia của cộng

đồng trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Trong đó cần quan tâm đến các vấn đề sau: Cần cụ thể hóa cách thức lấy ý kiến tham gia của người dân đối với các nội dung trong chương trình xây dựng NTM; Cần cụ thể hóa cơ chế huy động các khoản đóng góp tự nguyện của dân cho xây dựng CSHT đã quy định trong Nghị định số 24/1999/NĐ-CP của Chính phủ; Cần xem xét cơ chế huy động nguồn lực cộng đồng từ việc hiến đất cho các công trình công cộng vì không được đền bù nên việc huy động nguồn lực này hiện đang gặp phải rất nhiều khó khăn.

Thứ tư, đối với những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn việc đóng

góp bằng tiền mặt gặp khó khăn thì có thể áp dụng một số giải pháp sau: - Chuyển sang hình thức đóng góp bằng công lao động đối với nhóm hộ này. Muốn làm được như vậy đối với những công trình không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp nên giao toàn bộ cho cộng đồng quản lý và khoán chất lượng. Như vậy thì người dân sẽ phấn khởi và nhiệt tình tham gia hơn vì họ được trực tiếp sử dụng đồng tiền của họ đóng góp và các khoản hỗ trợ của Nhà nước, địa phương.

- Có thể đưa ra bàn bạc trước cuộc họp thôn và đưa ra mức đóng góp phù hợp với những hộ có hoàn cảnh khó khăn (có thể đóng góp ít hơn so với các hộ còn lại).

- Các xã nên theo hình thức huy động tất cả người dân trong thôn cùng đóng góp sau đó sẽ triển khai làm từng đoạn đoạn đường một như thế sẽ giảm bớt gánh nặng cho những hộ khó khăn và những hộ mà ở trên đoạn đường có ít hộ gia đình.

- Cần có hình thức tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp, HTX... có nhiều đóng góp cho xây dựng NTM ở xã, thôn. Cách làm này đã động viên được các hộ cùng tham gia đóng góp một cách tự nguyện, dù nhiều hay ít, để không vắng tên mình trên bảng khen.

Thứ năm, đối với các hộ không đồng ý hiến đất có thể áp dụng một số

giải pháp sau:

- Các tổ chức đoàn thể thôn, xã nên vào tận các hộ gia đình để vận động họ hiến đất.

- Vận động dân tự nguyện hiến đất, biểu dương những hộ tích cực hiến đất trong các cuộc họp thôn, họp xã và qua đài phát thanh.

- Thông qua các đoàn thể và các cuộc họp thôn, thực hiện tuyên truyền, vận động, giải thích cho những hộ phải hiến đất hiểu được những lợi ích chung và riêng của hộ khi hiến đất cho các công trình công cộng.

- Với những trường hợp không đồng ý hiến đất, có thể dùng biện pháp “lấy dân vận động dân” hoặc nhờ người nhà của họ vận động giúp.

Thứ sáu, để huy động sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân thì nên

chia nhỏ và cụ thể các nội dung cần lấy ý kiến, có sự hướng dẫn chi tiết về cách tham gia ý kiến của người dân có như vậy thì người dân mới có thể tham gia ý kiến vào các nội dung của chương trình xây dựng NTM

Xây dựng NTM là một quá trình, xuất phát từ việc đánh giá hiện trạng xã, tiếp theo là xây dựng quy hoạch, đề án, rồi đến giai đoạn triển

khai thực hiện đề án và nghiệm thu mỗi nội dung. Xây dựng NTM không có điểm kết thúc mà nó là một quá trình diễn ra liên tục và thường xuyên, theo từng kế hoạch định kỳ. Trong quá trình này công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cơ sở là đòi hỏi tất yếu. Song quan trọng hơn đó là công tác huy động sự tham gia của nhân dân và cộng đồng. Sự tham gia này không chỉ là đóng góp cho các hoạt động chung, cho xây dựng các công trình công cộng, mà còn là việc bản thân người dân tích cực phát triển kinh tế, có những đóng góp cho chính hộ gia đình. Đó cũng được coi là sự tham gia của người dân, thể hiện vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM. Một mặt khác, trong quá trình xây dựng NTM, ý kiến tham gia và kiến thức bản địa, kinh nghiệm và hiểu biết của người dân, phong tục tập quán và những giá trị truyền thống của cộng đồng cũng cần được phát huy vào từng hoạt động xây dựng NTM.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện pác nặm tỉnh bắc kạn​ (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)