Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện pác nặm tỉnh bắc kạn​ (Trang 57 - 60)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và các tài liệu, tư liệu thu thập từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau: Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ ngành tỉnh Bắc Kạn về phát triển nông nghiệp, nông thôn, về chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Từ các sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học về vấn đề xây dựng nông thôn mới; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn và huyện Pác Nặm; Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 – 2020 và đề án xây dựng nông thôn mới của huyện Pác Nặm; Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm từ 2016 đến 2018 của của Ủy ban Nhân dân huyện Pác Nặm; Báo cáo 05 năm (2011 - 2015), Báo cáo năm 2016 của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Pác Nặm;

Các tài liệu liên quan khác: Thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài, dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng tình hình triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới huyện Pác Nặm.

Việc thu thập các thông tin sơ cấp được thực hiện qua điều tra trực tiếp thông qua bảng hỏi có sẵn cho từng đối tượng được khảo sát có kết hợp với - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA được đưa vào giai đoạn đầu của nghiên cứu các hộ nông dân, cán bộ cơ sở, các nội dung xây dựng nông thôn mới. Để có được nguồn số liệu sơ cấp, đề tài tiến hành thực hiện qua các bước sau đây:

- Bước 1. Chọn điểm điều tra, khảo sát

Để có đủ căn cứ kết luận vấn đề nghiên cứu trên địa bàn huyện, song đề tài không thể tiến hành khảo sát tổng thể mà phải tiến hành chọn mẫu để khảo sát. Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu có điều kiện kết hợp với phân tầng, với cách làm cụ thể là: Đầu tiên chọn các xã đại diện cho các xã trong huyện, trong mỗi xã lại chọn ra các thôn, bản đại diện để khảo sát, điều tra; Bước tiếp theo là chọn các đối tượng khảo sát theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp.Với cách làm như đã nêu trên, kết quả chọn điểm để điều tra khảo sát của đề tài là 3 xã: xã Giáo Hiệu đại diện nhóm xã đạt từ 5-10 tiêu chí), xã Bộc Bố (đại diện nhóm xã trên trên 10 tiêu chí NTM), xã Cổ Linh (đại diện nhóm xã đạt dưới 5 tiêu chí NTM), .

- Bước 2. Chọn mẫu điều tra

Để có nguồn thông tin đáp ứng được các chỉ tiêu và mục tiêu nghiên cứu đề tài đã chọn nhóm các đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng NTM ở các xã bao gồm: Các cán bộ xã, cán bộ các tổ chức đoàn thể, cán bộ thôn, hộ gia đình. Số lượng phiếu điều tra phân theo các đối tượng được chọn điều tra cụ thể như sau:

Nhóm cán bộ xã, thôn: Ban chỉ đạo bao gồm từ 10 đến 15 người, để đảm bảo tính đại diện của mẫu, mỗi xã đề tài tiến hành điều tra 10 cán bộ tập trung vào nhóm cán bộ trưởng, phó ban chỉ đạo, ban điều hành xây dựng NTM, và các ban của xã và các tổ chức đoàn thể, cán bộ thôn.

NTM, bởi vậy đề tài lựa chọn lượng mẫu đủ để có nghĩa về mặt thống kê, cụ thể tại mỗi xã đề tài lựa chọn ra 3 thôn, mỗi thôn chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng để có được 15 hộ đại diện cho các nhóm hộ giàu, khá; hộ trung bình; hộ nghèo của thôn.

2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu.

2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu thống kê

2.3.1.1.Phương pháp phân tổ

Những thông tin sơ và thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác về chương trình xây dựng nông thôn mới ở trên địa bàn huyện Pác Nặm.

2.3.1.2.Phương pháp so sánh

Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới qua các năm. So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế - xã hội đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau. Phương pháp so sánh gồm các dạng: So sánh các nhiệm vụ kế hoạch; So sánh qua các giai đoạn khác nhau;So sánh các đối tượng tương tự;So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

2.3.1.3.Phương pháp đồ thị

Đồ thị là phương pháp chuyển hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thị nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị sẽ giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận và phân tích thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện pác nặm tỉnh bắc kạn​ (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)