4. Ý nghĩa của đề tài
1.4. Đánh giá chung rút ra từ tổng quan tài liệu
Việc huy động nguồn lực cộng đồng có một vị trí đặc biệt quan trọng phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói chung, trong xây dựng nông thôn mới nói riêng. Việc huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới là hướng đi đúng chủ trương, chiến lược của Đảng và Nhà nước cũng như của các địa phương. Mặc dù việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả nhất định nhưng chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về huy động nguồn lực cộng động trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Pác Nặm. Vì vậy việc thực hiện đề tài nghiên cứu này sẽ đưa ra những giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dưng nông thôn mới trên địa huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Pác Nặm
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Pác Nặm là một huyện miền núi cao, là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Bắc Kạn. Pác Nặm nằm ở phía bắc của tỉnh Bắc Kạn, có vị trí địa lý 22028’ đến 22045’ vĩ độ Bắc và từ 105030’ đến 105050’ kinh độ đông. Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía đông giáp huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - Phía tây giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. - Phía nam giáp huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Phía bắc giáp huyện Bảo Lâm và huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Là một huyện miền núi có độ dốc lớn, có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 400 đến 1200 m so với mặt nước biển. Căn cứ vào độ dốc có thể chia huyện thành 4 dạng địa hình chính.
Vùng địa hình thung lũng bằng: Diện tích ít chỉ chiếm khoảng 4,46% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Phân bố rải rác ở một số nơi bãi bồi dọc theo các con sông và các khe suối, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Vùng địa hình tương đối bằng: Chiếm khoảng 11,40% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Vùng địa hình này thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
Vùng địa hình có độ dốc lớn: Chiếm khoảng 56,80% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Vùng địa hình này thích hợp cho việc phát triển đồng cỏ chăn nuôi và khoanh nuôi tái sinh rừng.
Vùng địa hình có độ dốc rất lớn: Chiếm khoảng 27,34% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Địa hình bị chia cắt mạnh, dễ bị xói mòn, rửa trôi, thích hợp cho việc trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
Nhìn chung, địa hình của huyện Pác Nặm chủ yếu là núi cao, độ dốc tương đối lớn, rất phức tạp, gây khó khăn cho sản xuất nông - lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.1.3. Thời tiết khí hậu và thủy văn
Huyện Pác Nặm nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông ít mưa, lạnh và khô. Lượng mưa bình quân không lớn và phân bố theo mùa, ít chịu ảnh hưởng của gió bão.
* Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình cả năm là 220C.
- Nhiệt độ tháng cao nhất (vào tháng 7) là 27,50C - Nhiệt độ tháng thấp nhất (vào tháng 1) xuống tới 30C
Các tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8 (nhiệt độ từ 27,2 - 27,50C), giữa tiểu vùng thấp vào các tháng nóng mùa hè có nhiệt độ cao hơn vùng đồi núi cao trong xã từ 1 đến 20C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 1, 2 và 12 (có khi xuống tới 3 đến 50C).
* Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 84 - 85%. Bình quân các tháng mùa mưa, độ ẩm không khí đạt 85% và trong các tháng mùa khô độ ẩm không khí là 76 - 80%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 12 độ ẩm vào khoảng 76%.
* Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hằng năm đạt 1400mm được phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 90% tổng lượng mưa cả năm, trong đó tập trung nhiều vào các tháng 6, 7 và 8, dễ gây ngập úng, lũ quét ở những nơi địa hình thấp, thời gian có thể kéo dài từ 1 đến 3 ngày gây ách tắc giao thông và thiệt hại nhà cửa, hoa màu cho nhân dân trong vùng.
Ngược lại, trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, nhất là các tháng 1 và 12 có lượng mưa rất thấp. Trong mùa này lượng bốc hơi cao ảnh hưởng lớn tới trồng trọt nên cần có hệ thống tưới và hồ chứa để giữ, điều tiết nước tưới kịp thời cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
2.1.1.4. Đất đai
Năm 2017 diện tích đất nông nghiệp là 46.064,63 ha, chiếm 96,9% trong tổng diện tích đất tự nhiên (47.539,13 ha); đất phi nông nghiệp là 1.149,46 ha, chiếm 2,42%; đất chưa sử dụng bao gồm đất bằng, đất bằng và núi đá không có rừng cây là 325,04 ha, chiếm 0,68 %.
Trong diện tích đất nông nghiệp, đất dành cho sản xuất nông nghiệp là 5.755,37 ha, chiếm 12,49%; đất lâm nghiệp chiếm 86,90% tương ứng với 40.031,17 ha; còn lại 0,07% là đất nuôi trồng thuỷ sản. Đất và tình hình sử dụng đất được thể hiện cụ thể qua bảng 2.1:
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Pác Nặm
ĐVT: ha
Năm 2015 2016 2017
TỔNG SỐ 47.539,13 47.539,13 47.539,13 1. Đất nông nghiệp 46.064,63 46.064,63 46.064,63
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 5.734,92 5.746,25 5.755,37 1.2. Đất lâm nghiệp 40.031,17 40.031,17 40.031,17 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 30,89 30,89 30,89 1.4. Đất nông nghiệp khác 267,65 256,32 247,20
2. Đất phi nông nghiệp 1.149,46 1.149,46 1.149,46
2.1. Đất ở 233,74 233,74 233,74
2.2. Đất chuyên dùng 569,63 569,63 569,63
2.3. Đất làm nghĩa trang 5,58 5,58 5,58
2.4. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 340,51 340,51 340,51
3. Đất chưa sử dụng 325,04 325,04 325,04
Đất bằng 294,59 294,59 294,59
Đất đồi núi 9,20 9,20 9,20
Đất chưa sử dụng khác 21,25 21,25 21,25
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Pác Nặm, 2017
Qua 3 năm tình hình sử dụng đất của huyện không có nhiều biến động. Đất nông nghiệp, thuỷ sản biến động không đáng kể, bình quân qua 3 năm tăng
0,11%. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng chậm qua 3 năm, năm 2017 so với năm 2016 tăng 5,54 ha, ứng với mức tăng 0,12%. Bình quân qua 3 năm tăng 4,97 ha, ứng với tăng 0,05%. Diện tích đất nông nghiệp biến động chủ yếu là do diện tích đất cỏ dùng vào chăn nuôi tăng (bình quân tăng 3,97%), diện tích đất trồng lúa tăng (bình quân 1,43%). Xu hướng này phù hợp với định hướng của huyện là tập trung vào chăn nuôi và khai hoang, phục hoá ruộng đất.
Diện tích đất lâm nghiệp qua 3 năm cũng tăng nhẹ (bình quân tăng 0,12%). Trong đó đất rừng phòng hộ tăng bình quân 0,21%; đất rừng sản xuất tăng 0,04%. Nguyên nhân là do huyện có quy hoạch bổ sung, thực hiện dự án 661, dự án 147 tăng diện tích rừng trồng phục vụ cho sản xuất và phòng hộ, thực hiện giao đất giao rừng lâu dài cho người dân, kết hợp với chính sách phát triển địa phương nên diện tích đất lâm nghiệp tăng.
Tình hình đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng, bình quân qua 3 năm tăng 1,87%. Diện tích tăng chủ yếu là do đất ở tăng, dân số tăng do vậy nhu cầu cho diện tích đất ở cũng tăng.
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội của huyện Pác Nặm
2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Huyện Pác Nặm có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp: - Về trồng trọt: cây trồng chủ yếu là cây lương thực như: Lúa, ngô, sắn…cây công nghiệp ngắn ngày có đỗ tương, ngoài ra còn trồng rau, đậu các loại cung cấp cho thị trường.
- Về chăn nuôi: phát triển chăn nuôi ở huyện có chăn nuôi gia súc như: Trâu, bò, lợn và chăn nuôi gia cầm: Gà, vịt, ngoài ra còn có một số hộ nuôi ong mật và nuôi thả cá góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập.
- Về lâm nghiệp: sản xuất hiện nay ở huyện chủ yếu trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ, vì rừng trồng hiện nay trên địa bàn huyện chỉ có một số ít diện tích đến kì được khai thác, tuy nhiên vận
chuyển xa đường giao thông dẫn đến giá thành sản phẩm thấp nên thu nhập kinh tế về rừng còn thấp.
- Các ngành kinh tế khác: hiện nay ngành kinh tế của huyện vẫn tập trung vào sản xuất nông lâm là chủ yếu, các ngành nghề dịch vụ đã có nhưng còn ở quy mô nhỏ.
Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ huyện Pác Nặm đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân phát huy nội lực, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế, triển khai có hiệu quả các chính sách đảm bảo an sinh xã hội.
2.1.2.2. Tình hình dân số - lao động và việc làm
Pác Nặm có số dân năm 2018 là 32.414 người, trong đó dân số nông nghiệp chiếm 93% trong tổng số dân toàn huyện. Mật độ dân số bình quân là 70,55 người/km2 . Pác Nặm là một huyện miền núi nên mật độ dân số ở mức thấp, dân cư phân bổ thưa thớt. Dân số sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, sự đa dạng về ngành nghề trong huyện là thấp so với các huyện khác trong tỉnh.
Tổng số hộ trên toàn huyện là 5.452 hộ, trong đó hộ nông nghiệp chiếm 95,27% tương ứng là 5.194 hộ; lao động chủ yếu của huyện Pác Nặm là lao động nông nghiệp với tổng số là 14.144 người chiếm 91,52% [20]. Qua 3 năm số hộ tham gia vào hoạt động dịch vụ, thương mại và công nghiệp, xây dựng tăng không đáng kể (bình quân chỉ tăng 1,27%), điều này chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu giữa các năm theo xu hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ còn chậm, chưa phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của đất nước.
Tỷ lệ hộ nghèo ở mức rất cao so với cả nước. Năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo 42,57%, năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo là 38,95%, giảm 3,62% so với 2017. Do đó, việc phát triển nông nghiệp theo mũi nhọn là hết sức cần thiết, đặc biệt là
phát triển chăn nuôi và nghiên cứu đầu ra cho bò thịt giúp hộ chăn nuôi đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tình hình dân số của huyện được thể hiện chi tiết qua bảng 2.2
Bảng 2.2. Tình hình dân số, lao động của huyện Pác Nặm năm 2016 – 2018 TT Năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 1 Tổng số hộ Hộ 6.849 6.899 7.132 100,73 103,38 2 Tổng số nhân khẩu Khẩu 32.703 33.114 33.414 101,26 100,91 3 Tổng số lao động trong độ tuổi LĐ 20.389 21.590 20.206 105,89 93,59 4 Bình quân
nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,7 4,8 4,7 100,63 97,71 5 Bình quân
LĐ/hộ LĐ/hộ 2,98 3,13 2,83
6 Mật độ dân số Người/ km2 69 70 70
(Nguồn: Phòng LĐTB và XH huyện Pác Nặm, 2018)
Theo số liệu thống kê đồng bào các dân tộc thiểu số trong huyện là lao động thuần nông, hầu hết các hộ sống chủ yếu nhờ sản xuất nông nghiệp, toàn Huyện hiện nay có 20.206 người đang trong độ tuổi lao động chiếm 61,37% tổng dân số của huyện. Cơ cấu lao động giữa các ngành, các khu vực là khác nhau:
Lao động nông nghiệp 17.989 người, chiếm 86,2% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.
chiếm 2,8% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.
Lao động thương nghiệp - dịch vụ 2.296 người, chiếm 11% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống đường giao thông: Pác Nặm có tổng chiều dài đường bộ trục đường 258b là 42km. Trong những năm gần đây, mạng lưới đường giao thông liên huyện và liên xã liên tục được mở, tu sửa và nâng cấp. Hệ thống giao thông nông thôn mấy năm gần đây được đầu tư mở rộng thực hiện theo phương châm dân cùng góp và quản lý. Nhưng nhìn chung, hệ thống đường giao thông còn nhiều khó khăn phức tạp do đặc điểm địa hình tạo nên, đặc biệt mùa mưa thường bị ách tắc do đất sạt lở và hệ thống ngầm, đập tràn nước dâng cao….
Hệ thống thuỷ lợi của huyện đa phần đều là các công trình nhỏ, quy mô tưới ít. Đến năm 2017, toàn huyện có trên 90 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, đáp ứng nhu cầu nước tưới cho trên 50% tổng diện tích lúa của huyện.
Hệ thống điện lưới: Toàn huyện có 30 trạm biến áp với tổng công suất 180KVA. Trong năm 2017, ngành điện cung ứng gần 2 triệu KW. Hơn 90% số hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống điện lưới nông thôn huyện hiện nay đang được đầu tư xây dựng và củng cố, các hộ còn lại vẫn đang hưởng chính sách của nhà nước cấp dầu hoả thắp sáng.
Về giáo dục: Toàn huyện có 33 trường học, trong đó: 12 trường Mầm non; 9 trường Tiểu học; 3 trường Trung học cơ sở - Tiểu học; 7 trường Trung học cơ sở; 1 trường THPT; 1 trường Nội trú, 1 Trung tâm GDNN-GDTT. Về cơ sở vật chất các trường nhìn chung chưa được đầu tư đồng bộ, hầu hết các trường đều chưa có phòng thư viện, phòng thí nghiệm; số phòng học nhà tạm chiếm trên 40%.
Về văn hoá: 100% số xã có bưu điện văn hoá và nhà văn hoá. Hàng năm có trên 70% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá.
Về y tế: Toàn huyện có 01 Trung tâm y tế huyện; 10 trạm y tế cấp xã, trình độ tay nghề y, bác sỹ cơ bản đáp ứng được công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.
Nhìn chung cơ sở hạ tầng của huyện chưa hoàn thiện để phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, đời sống và lưu thông hàng hoá. Đây là một khó khăn cho việc tiêu thụ bò thịt.
2.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Pác Nặm địa bàn huyện Pác Nặm
* Thuận lợi
-Phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua đạt kết quả khá tốt với hầu hết các chỉ tiêu đều vượt mức đề ra trong đại hội tỉnh Đảng bộ huyện năm 2015-2020. Cùng với tiến bộ bước đầu về phát triển kết cấu hạ tầng vì vậy bộ mặt xã hội có nhiều bước khởi sắc, tạo đà cho phát triển về sau.
-Đất đai, khí hậu phù hợp với phát triển lúa, ngô, Vùng cao có thế mạnh là tài nguyên rừng, 55,5% độ che phủ của rừng từng bước được nâng cao và có điều kiện thuận lợi phát triển đại gia súc.
-Đã có một số loại sản phẩm hàng hoá có thương hiệu như: bò đen, bò Mông, gà Mông,...
-Người dân cần cù, Đảng bộ nhân dân trong huyện đoàn kết quyết tâm phấn đấu phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh trên cơ sở đổi mới tư duy cũng như cách làm mới.
- Huyện Pác Nặm có điều kiện khí hậu để phát triển chăn nuôi gia súc
trâu, bò và bò đen đây cũng là thế mạnh tiềm năng để các nông hộ phát triển kinh tế. Có nguồn lao động dồi dào và phần lớn là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Quốc phòng an ninh của huyện được đảm bảo. Các mặt kinh tế xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa được nhà nước quan tâm và dần có những bước chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ngày một được cải thiện.
* Khó khăn
-Pác Nặm là huyện miền núi đặc biệt khó khăn thuộc chương trình