Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của huyện Pác Nặm
2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Huyện Pác Nặm có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp: - Về trồng trọt: cây trồng chủ yếu là cây lương thực như: Lúa, ngô, sắn…cây công nghiệp ngắn ngày có đỗ tương, ngoài ra còn trồng rau, đậu các loại cung cấp cho thị trường.
- Về chăn nuôi: phát triển chăn nuôi ở huyện có chăn nuôi gia súc như: Trâu, bò, lợn và chăn nuôi gia cầm: Gà, vịt, ngoài ra còn có một số hộ nuôi ong mật và nuôi thả cá góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập.
- Về lâm nghiệp: sản xuất hiện nay ở huyện chủ yếu trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ, vì rừng trồng hiện nay trên địa bàn huyện chỉ có một số ít diện tích đến kì được khai thác, tuy nhiên vận
chuyển xa đường giao thông dẫn đến giá thành sản phẩm thấp nên thu nhập kinh tế về rừng còn thấp.
- Các ngành kinh tế khác: hiện nay ngành kinh tế của huyện vẫn tập trung vào sản xuất nông lâm là chủ yếu, các ngành nghề dịch vụ đã có nhưng còn ở quy mô nhỏ.
Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ huyện Pác Nặm đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân phát huy nội lực, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế, triển khai có hiệu quả các chính sách đảm bảo an sinh xã hội.