Điều kiện tự nhiên của huyện Pác Nặm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện pác nặm tỉnh bắc kạn​ (Trang 48 - 51)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Pác Nặm

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Pác Nặm là một huyện miền núi cao, là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Bắc Kạn. Pác Nặm nằm ở phía bắc của tỉnh Bắc Kạn, có vị trí địa lý 22028’ đến 22045’ vĩ độ Bắc và từ 105030’ đến 105050’ kinh độ đông. Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:

- Phía đông giáp huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - Phía tây giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. - Phía nam giáp huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

- Phía bắc giáp huyện Bảo Lâm và huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Là một huyện miền núi có độ dốc lớn, có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 400 đến 1200 m so với mặt nước biển. Căn cứ vào độ dốc có thể chia huyện thành 4 dạng địa hình chính.

Vùng địa hình thung lũng bằng: Diện tích ít chỉ chiếm khoảng 4,46% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Phân bố rải rác ở một số nơi bãi bồi dọc theo các con sông và các khe suối, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Vùng địa hình tương đối bằng: Chiếm khoảng 11,40% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Vùng địa hình này thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

Vùng địa hình có độ dốc lớn: Chiếm khoảng 56,80% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Vùng địa hình này thích hợp cho việc phát triển đồng cỏ chăn nuôi và khoanh nuôi tái sinh rừng.

Vùng địa hình có độ dốc rất lớn: Chiếm khoảng 27,34% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Địa hình bị chia cắt mạnh, dễ bị xói mòn, rửa trôi, thích hợp cho việc trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

Nhìn chung, địa hình của huyện Pác Nặm chủ yếu là núi cao, độ dốc tương đối lớn, rất phức tạp, gây khó khăn cho sản xuất nông - lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.1.3. Thời tiết khí hậu và thủy văn

Huyện Pác Nặm nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông ít mưa, lạnh và khô. Lượng mưa bình quân không lớn và phân bố theo mùa, ít chịu ảnh hưởng của gió bão.

* Nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình cả năm là 220C.

- Nhiệt độ tháng cao nhất (vào tháng 7) là 27,50C - Nhiệt độ tháng thấp nhất (vào tháng 1) xuống tới 30C

Các tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8 (nhiệt độ từ 27,2 - 27,50C), giữa tiểu vùng thấp vào các tháng nóng mùa hè có nhiệt độ cao hơn vùng đồi núi cao trong xã từ 1 đến 20C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 1, 2 và 12 (có khi xuống tới 3 đến 50C).

* Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 84 - 85%. Bình quân các tháng mùa mưa, độ ẩm không khí đạt 85% và trong các tháng mùa khô độ ẩm không khí là 76 - 80%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 12 độ ẩm vào khoảng 76%.

* Lượng mưa

Lượng mưa trung bình hằng năm đạt 1400mm được phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 90% tổng lượng mưa cả năm, trong đó tập trung nhiều vào các tháng 6, 7 và 8, dễ gây ngập úng, lũ quét ở những nơi địa hình thấp, thời gian có thể kéo dài từ 1 đến 3 ngày gây ách tắc giao thông và thiệt hại nhà cửa, hoa màu cho nhân dân trong vùng.

Ngược lại, trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, nhất là các tháng 1 và 12 có lượng mưa rất thấp. Trong mùa này lượng bốc hơi cao ảnh hưởng lớn tới trồng trọt nên cần có hệ thống tưới và hồ chứa để giữ, điều tiết nước tưới kịp thời cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

2.1.1.4. Đất đai

Năm 2017 diện tích đất nông nghiệp là 46.064,63 ha, chiếm 96,9% trong tổng diện tích đất tự nhiên (47.539,13 ha); đất phi nông nghiệp là 1.149,46 ha, chiếm 2,42%; đất chưa sử dụng bao gồm đất bằng, đất bằng và núi đá không có rừng cây là 325,04 ha, chiếm 0,68 %.

Trong diện tích đất nông nghiệp, đất dành cho sản xuất nông nghiệp là 5.755,37 ha, chiếm 12,49%; đất lâm nghiệp chiếm 86,90% tương ứng với 40.031,17 ha; còn lại 0,07% là đất nuôi trồng thuỷ sản. Đất và tình hình sử dụng đất được thể hiện cụ thể qua bảng 2.1:

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Pác Nặm

ĐVT: ha

Năm 2015 2016 2017

TỔNG SỐ 47.539,13 47.539,13 47.539,13 1. Đất nông nghiệp 46.064,63 46.064,63 46.064,63

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 5.734,92 5.746,25 5.755,37 1.2. Đất lâm nghiệp 40.031,17 40.031,17 40.031,17 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 30,89 30,89 30,89 1.4. Đất nông nghiệp khác 267,65 256,32 247,20

2. Đất phi nông nghiệp 1.149,46 1.149,46 1.149,46

2.1. Đất ở 233,74 233,74 233,74

2.2. Đất chuyên dùng 569,63 569,63 569,63

2.3. Đất làm nghĩa trang 5,58 5,58 5,58

2.4. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 340,51 340,51 340,51

3. Đất chưa sử dụng 325,04 325,04 325,04

Đất bằng 294,59 294,59 294,59

Đất đồi núi 9,20 9,20 9,20

Đất chưa sử dụng khác 21,25 21,25 21,25

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Pác Nặm, 2017

Qua 3 năm tình hình sử dụng đất của huyện không có nhiều biến động. Đất nông nghiệp, thuỷ sản biến động không đáng kể, bình quân qua 3 năm tăng

0,11%. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng chậm qua 3 năm, năm 2017 so với năm 2016 tăng 5,54 ha, ứng với mức tăng 0,12%. Bình quân qua 3 năm tăng 4,97 ha, ứng với tăng 0,05%. Diện tích đất nông nghiệp biến động chủ yếu là do diện tích đất cỏ dùng vào chăn nuôi tăng (bình quân tăng 3,97%), diện tích đất trồng lúa tăng (bình quân 1,43%). Xu hướng này phù hợp với định hướng của huyện là tập trung vào chăn nuôi và khai hoang, phục hoá ruộng đất.

Diện tích đất lâm nghiệp qua 3 năm cũng tăng nhẹ (bình quân tăng 0,12%). Trong đó đất rừng phòng hộ tăng bình quân 0,21%; đất rừng sản xuất tăng 0,04%. Nguyên nhân là do huyện có quy hoạch bổ sung, thực hiện dự án 661, dự án 147 tăng diện tích rừng trồng phục vụ cho sản xuất và phòng hộ, thực hiện giao đất giao rừng lâu dài cho người dân, kết hợp với chính sách phát triển địa phương nên diện tích đất lâm nghiệp tăng.

Tình hình đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng, bình quân qua 3 năm tăng 1,87%. Diện tích tăng chủ yếu là do đất ở tăng, dân số tăng do vậy nhu cầu cho diện tích đất ở cũng tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện pác nặm tỉnh bắc kạn​ (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)