Giải pháp về kiểm soát, quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động cho vay tài trợ bằng đồng USD đối với khách hàng xuất nhập khẩu thủy sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 71 - 75)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Giải pháp

3.1.4. Giải pháp về kiểm soát, quản lý

- Hạn chế giải ngân vốn vay bằng tiền mặt; trƣờng hợp bắt buộc phải giải ngân bằng tiền mặt, Chi nhánh phải có biện pháp kiểm soát đảm bảo vốn vay đƣợc sử dụng đúng mục đích, đối tƣợng.

- Theo dõi sát tình hình hàng hoá tồn kho của khách hàng và diễn biến thị trƣờng, thẩm định kỹ hiệu quả của phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng, đảm bảo việc thu hồi đầy đủ nợ gốc, lãi vay đúng hạn.

- Chi nhánh mở sổ theo dõi và tiến hành kiểm tra thực tế tình hình thực hiện Hợp đồng/đơn hàng xuất khẩu của khách hàng phù hợp với tiến độ giải ngân hoặc tối thiểu theo định kỳ 01 tháng/lần, đảm bảo giải ngân cho vay đúng mục đích và dòng tiền thanh toán của đối tác nƣớc ngoài phù hợp với tiến độ xuất hàng, tiến độ thanh toán của Hợp đồng/đơn hàng xuất khẩu.

- Sau khi cho vay, cần thực hiện kiểm tra định kỳ đối với các khách hàng theo đúng quy trình cấp tín dụng hiện hành của BIDV. Đối với các khách hàng có dấu hiệu tình SXKD suy giảm, tỷ trọng doanh số chuyển tiền qua BIDV thấp hơn tỷ trọng tài trợ vốn, khách hàng có dấu hiệu không thực hiện đúng cam kết với BIDV, Chi nhánh chỉ cho phép xuất kho khi doanh nghiệp xuất trình đƣợc hợp đồng xuất khẩu ghi chuyển tiền về tài khoản của doanh nghiệp tại BIDV.

3.1.5. Giải pháp về yêu cầu chuyển doanh thu, mua bán USD

- Yêu cầu Khách hàng cam kết bán lại ngoại tệ thu đƣợc từ hợp đồng xuất khẩu đƣợc BIDV tài trợ theo tỷ giá chào mua tốt nhất do BIDV đề xuất, không bán ngoại tệ cho Ngân hàng khác có tỷ giá chào mua tƣơng đƣơng.

- Cam kết chuyển doanh thu về tài khoản tiền gửi thanh toán tại BIDV tƣơng ứng với tỷ lệ cho vay. Chi nhánh cần thƣờng xuyên kiểm tra tình hình thực hiện điều kiện chuyển doanh thu để đảm bảo doanh thu xuất khẩu chuyển về lớn hơn doanh số cho vay của BIDV đồng thời có chế tài phạt đối với các doanh nghiệp không thực hiện điều kiện này.

3.1.6. Giải pháp về nội tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bạc Liêu

- Hoàn thiện cơ chế quản lý. Hoàn chỉnh hệ thống quản lý tiết kiệm trên chƣơng trình máy tính đảm bảo kiểm soát đƣợc nhiều sản phẩm tiết kiệm đa dạng, phức tạp mà vẫn an toàn, chống tiêu cực. Cải tiến nghiệp vụ thanh toán không dùng

tiền mặt trong nƣớc và thực hiện tốt thanh toán quốc tế là điều kiện tiên quyết thu hút tiền gửi của các doanh doanh nghiệp

- Chính sách cán bộ: Lâu nay phần nhiều chúng ta có thiên về việc quan tâm đến phẩm chất đạo đức, tính trung thực của cán bộ làm công tác huy động vốn, chƣa chú trọng đến chất lƣợng về trình độ năng lực khả năng vận hành máy tính, sự “mới hoá” trong tƣ tƣởng của một cán bộ NHTM thực thụ. Đa số cán bộ huy động chỉ làm nhiệm vụ ghi chép tại quầy giao dịch còn việc “vì sao khách hàng gửi, vì sao khách hàng rút”, làm sao để khách hàng giới thiệu cho ngƣời khác cùng tới gửi thì chƣa làm hoặc làm chƣa đến nơi đến chốn. Cần có cơ chế thƣởng phạt nghiêm túc động viên những ngƣời làm công tác huy động thực sự vào cuộc. Vì mặt trân huy động vốn hiện nay cũng là một thƣơng trƣờng đầy cam go và quyết liệt

- Giao dịch ngoài giờ hành chính: Có nhiều đối tƣợng khách hàng không có thời gian giao dịch trong giờ hành chính, cần sắp xếp giao dịch ngoài giờ hành chính cũng cò khả năng thu hút đƣợc một lƣợng khách hàng lớn.

- Mở rộng mạng lƣới: Địa bàn Thành phố Bạc Liêu khá nhỏ mà hiện tại có đến rất nhiều tổ chức tín dụng và phi tín dụng có nhu cầu huy động vốn, hiện tại chi nhánh chỉ có 01Trụ sở chính và 07 Phòng giao dịch, tuy nhiên hiện tại một số địa bàn mới, kinh tế mới phát triển vẫn chƣa có phòng giao dịch, dự kiến trong năm sau sẽ mở rộng ra thêm 02 phòng giao dịch để gia tăng mạng lƣới.

- Giải quyết tốt sự phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ nhƣ: Phòng Dịch vụ khách hàng, Phòng Quản lý nội bộ, Tổ kho quỹ là những phòng, tổ trực tiếp phục vụ khách hàng, cần thống nhất phƣơng pháp hƣớng tới sự hài lòng của khách hàng. Đặc biệu hai bộ phận nghiệp vụ kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại cần phối hợp chặt chẽ hơn: Bộ phận kinh doanh đối nội sẽ làm đầu mối thu hút khách hàng thông qua tài trợ tín dụng, tƣ vấn cho khách hàng các nghiệp vụ thanh toán và mua bán USD có lợi nhất, tạo điều kiện cho bộ phận kinh doanh đối ngoại có đƣợc khách hàng.

+ Bộ phận kinh doanh đối ngoại làm tốt nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mua bán USD sẽ giúp cho bộ phận tín dụng thu đƣợc nợ cho vay an toàn và đánh giá đƣợc tình hình hoạt động của khách hàng.

+ Thiết lập quy trình, cơ chế cung cấp thông tin lẫn nhau giữa hai bộ phận này và phân công, phân cấp quản lý cụ thể.

+ Khi hội đủ điều kiện (về trình độ năng lực cán bộ, về phƣơng tiện làm việc, ứng dụng khoa học quản lý hiện đại) nên nghiên cứu ghép hai bộ phận này làm một và có tên là “Phòng tài trợ thƣơng mại quốc tế”, hoặc tiến tới một cán bộ tín dụng làm cả nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chiết khấu bộ chứng từ và kinh doanh USD đƣợc nhƣ vậy sự phối hợp mới hoàn hảo.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác thẩm định, tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh doanh USD. Chuẩn hoá cán bộ làm công tác cho vay xuất nhập khẩu và kinh doanh đối ngoại phải đạt: (1) trình độ đại học chuyên ngành tài chính tín dụng ngân hàng; (2) trình độ ngoại ngữ thông thạo tiếng Anh (tối thiểu bằng B), riêng bộ phận thanh toán quốc tế phải có bằng C Anh văn và bồi dƣỡng anh văn chuyên ngành; (3) Phải qua đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế; (4) Phải có trình độ tin học bằng B và sử dụng thành rhạo máy vi tính.

- Tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyên sâu về thẩm định tín dụng, thanh toán quốc tế, ngoại ngữ, tin học để không ngừng cập nhật kiến thức mới phục vụ cho yêu cầu công việc. Qua đó kiểm tra sát hạch đánh giá thƣờng xuyên chất lƣợng cán bộ. Từ đó có kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng nâng cao hay sắp xếp làm công việc khác. Tuyển dụng mới phải đạt tối thiểu 4 tiêu chuẩn trên.

- Bố trí cấp lãnh đạo Phòng tín dụng, Phòng thanh toán quốc tế ngoài những tiêu chuẩn trên, cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết nghề nghiệp, bản lĩnh, năng động sáng tạo, năng lực điều hành giỏi.

- Chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc phải thật sự văn minh, lịch sự, lắng nghe và tôn trọng khách hàng, thấu hiểu những tâm tƣ nguyện vọng của khách hàng

và tìm cách đáp ứng yêu cầu chính đáng của khác hàng. Lấy chất lƣợng phục vụ làm trọng tâm.

- Có thể tổ chức riêng 01 phòng để tiếp khách, giao dịch với khách hàng chiến lƣợc. (Phòng khách VIP), chọn những ngƣời có khả năng giao tiếp, am hiểu công việc để tiếp xúc khách hàng, hoặc khi cần thiết cả Ban Giám đốc, lãnh đạo các Phòng nghiệp vụ, cán bộ nghiệp vụ có liên quan cùng đến Phòng khách VIP để làm việc với khách hàng và kết luận ngay tại chỗ, từ đó thống nhất một phƣơng pháp giải quyết, không để khách hàng phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động cho vay tài trợ bằng đồng USD đối với khách hàng xuất nhập khẩu thủy sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)