Một số bài học kinh nghiệm để phát triển hoạt động cho vay USD đối với khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động cho vay tài trợ bằng đồng USD đối với khách hàng xuất nhập khẩu thủy sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 37 - 40)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.6. Một số bài học kinh nghiệm để phát triển hoạt động cho vay USD đối với khách hàng

với khách hàng xuất nhập khẩu thủy sản tại hệ thống các ngân hàng thƣơng mại hiện nay

Hiện nay do hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản đang đƣợc đẩy mạnh, chính vì vậy hoạt động cho vay USD đối với các doanh nghiệp thuộc ngành này hiện nay đang tăng mạnh. Tuy nhiên hoạt động cho hiện nay còn nhiều mặt hạn chế, nếu muốn nâng cao hoạt động này thì trƣớc mắt phải có những biện pháp khắc phục những mặt tồn tại. Một số bài học kinh nghiệm mang tính khả thi cao đối với hệ thống ngân hàng thƣơng mại đang đƣợc đề xuất và áp dụng tại một số ngân hàng

- Có phƣơng án phân loại, đánh giá khách hàng, lựa chọn những khách hàng đạt đủ điều kiện để phê duyệt cho vay USD. Đây là biện pháp cần thiết để cơ cấu lại danh mục khách hàng, đảm bảo đƣợc những khách hàng cho vay USD đều là

những khách hàng có khả năng thanh toán tốt, có nguồn tiền về ổn định tránh làm phát sinh nợ quá hạn

- Có biện pháp theo dõi dòng tiền của khách hàng, đảm bảo đƣợc các hợp đồng xuất khẩu của khách hàng đều hợp lệ và kiểm tra đƣợc nguồn tiền về, qua đó thu hồi nợ theo đúng các hợp đồng. Có yêu cầu khách hàng đảm bảo dòng tiền USD về tƣơng ứng với số tiền USD giải ngân.

- Có biện pháp theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng khai thác các tài sản của khách hàng đã đƣợc thế chấp cho ngân hàng. Do đặc thù của các khách hàng xuất nhập khẩu thủy sản đa phần là máy móc thiết bị, sau khi thế chấp thì khách hàng vẫn tiếp tục sử dụng để phục vụ sản xuất nên cần có biện pháp theo dõi đánh giá phù hợp. Bên cạnh đó cần có biện pháp quản lý hữu hiệu đối với một số tài sản bảo đảm đặc biệt nhƣ hàng tồn kho hay quyền đòi nợ hình thành trong tƣơng lai.

- Cần phải đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ phù hợp với nhu cầu công việc, có những biện pháp cải tiến trong thủ tục, hồ sơ

- Xây dựng một số chính sách đối với riêng những doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản, bên cạnh đó phải tăng cƣờng các sản phẩm ƣu đãi, những gói tín dụng cạnh tranh để khuyến khích những khách hàng đủ điều kiện chuyển sang vay USD.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Lý luận cơ bản về tín dụng xuất nhập khẩu thủy sản cho thấy vai trò rất quan trọng của nghiệp vụ này đối với việc phát triển nền kinh tế đất nƣớc trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá.

Bên cạnh đó việc nghiên cứu lý luận cho vay USD tài trợ khách hàng xuất nhập khẩu thủy sản giúp cho ngân hàng thƣơng mại và cả doanh nghiệp hiểu rõ phƣơng hƣớng và hoạch định đƣợc chiến lƣợc kinh doanh của mình, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Song song với đó là những biện pháp đã đang và sẽ đƣợc các ngân hàng thƣơng mại sử dụng để nâng cao hoạt động cho vay USD đối với khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÀI TRỢ BẰNG ĐỒNG USD ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TẠI

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẠC LIÊU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động cho vay tài trợ bằng đồng USD đối với khách hàng xuất nhập khẩu thủy sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)