Giải pháp về đối tƣợng khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động cho vay tài trợ bằng đồng USD đối với khách hàng xuất nhập khẩu thủy sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 68 - 70)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Giải pháp

3.1.1. Giải pháp về đối tƣợng khách hàng

Ƣu tiên tài trợ vốn cho các khách hàng đáp ứng các điều kiện sau:

- Đủ năng lực sản xuất, có độ tín nhiệm cao: Phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính và phi tài chính của khách hàng theo định kỳ ít nhất 06 tháng 01 lần là hoạt động rất cần thiết để có những căn cứ cụ thể, minh bạch, rỏ ràng trong việc so sánh diễn biến của quá trình sản xuất kinh doanh, xem xét khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng nhằm điều chỉnh kịp thời chính sách tín dụng, tránh rủi ro. Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng một cách khoa học, là một cách làm mới để phân loại từng khách hàng theo những tiêu chí quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam vừa tuân thủ các quy định của NHNN và tiến tới phù hợp với phƣơng pháp xếp hạng tín dụng theo chuẩn mực quốc tế. Chấm điểm khách hàng nhằm mục đích xác định hạn mức tín dụng của một khách hàng, mức lãi suất, phí, biện pháp bảo đảm tín dụng phù hợp với khả năng tài chính, khả năng quản lý, quy mô và hịêu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hạn chế cho vay quá tập trung vào một khách hàng. Thông qua chấm điểm phân loại nhằm giám sát đƣợc khoản tín dụng hiện hành, và lƣờng trƣớc những rủi ro để có biện pháp đối phó kịp thời. Mặt khác đây là giải pháp tốt nhất để hƣớng khách hàng tự giác đạt tới những chuẩn mực ngân hàng đƣa ra và ngân hàng cũng có cơ sở để nhằm tới những khách hàng tốt hơn, sàng lọc khách hàng có rủi ro nhiều hơn và kiên quyết rút dƣ nợ những khách hàng yếu kém

- Đáp ứng yêu cầu kiểm soát an toàn thực phẩm theo HACCP (hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế). Hạn chế cho vay với các khách hàng đã bị các thị trƣờng lớn (EU, Mỹ, Nhật Bản) cảnh báo nhiều lần về thủy sản nhiễm khuẩn hay có dƣ lƣợng kháng sinh không cho phép.

- Có thị trƣờng xuất khẩu đa dạng, từ 02 thị trƣờng trở lên, có đối tác nhập khẩu uy tín, tin cậy. Ƣu tiên những đơn hàng/hợp đồng xuất khẩu tôm, cá tra, cá

ngừ vào các thị trƣờng tiềm năng: Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Australia bên cạnh ba thị trƣờng chính: EU, Mỹ, Nhật Bản.

- Chủ động đƣợc hoặc có vùng nguyên liệu sạch ổn định (ƣu tiên các doanh nghiệp đã có vùng nuôi đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào tối thiểu 30%).

- Có công nghệ sản xuất, chế biến hiện đại, sản phẩm sản xuất ra đáp ứng yêu cầu của các thị trƣờng xuất khẩu Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản….

- Ngoài ra, đối với nhóm khách hàng này cần có những chính sách ƣu đãi, các gói tín dụng để có lợi thế cạnh tranh về phí và lãi suất cũng nhƣ tỷ giá và nguồn USD tránh để mất khách hàng trong giai đoạn khó khăn của hoạt động Ngân hàng.

- Chi nhánh xây dựng cơ cấu khách hàng hợp lý, tránh tập trung cho vay quá lớn vào một số khách hàng.

- Thực hiện quản lý cho vay đối với nhóm khách hàng có liên quan theo đúng văn bản hƣớng dẫn của BIDV. Trong đó lƣu ý:

(1) Đề nghị khách hàng thực hiện và cung cấp: BCTC hợp nhất của Công ty mẹ; thuyết minh BCTC; Báo cáo chi tiết các khoản mục đầu tƣ tài chính ngắn hạn, đầu tƣ tài chính dài hạn (chi tiết đầu tƣ vào công ty con, công ty liên kết...). Ngoài BCTC của từng khách hàng, phải đánh giá tình hình tài chính của nhóm khách hàng căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất.

(2) Các Chi nhánh cùng cho vay đối với một khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan phải chủ động và thƣờng xuyên phối hợp trong việc quản lý, kiểm soát dòng tiền, đánh giá tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng và tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng với tổ chức tín dụng khác để có biện pháp ứng xử phù hợp, tránh cho vay trùng lắp, đảo nợ và tránh việc khách hàng trong nhóm “thông đồng, cấu kết” để tăng hạn mức tín dụng đƣợc cấp, sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

(3) Khi giải ngân, Chi nhánh cần kiểm soát chặt chẽ các hợp đồng mua bán, hoá đơn chứng từ, phiếu xuất, nhập kho, giao nhận hàng hóa... đảm bảo đủ căn cứ

để xác định sự chuyển dịch vật tƣ, hàng hóa giữa các Công ty, hạn chế tối đa việc phát vay bằng tiền mặt.

(4) Tăng cƣờng kiểm tra đột xuất hàng tồn kho, tình hình sử dụng vốn vay tránh trƣờng hợp doanh nghiệp này luân chuyển, dồn hàng để thực hiện hợp đồng xuất khẩu tập trung tại một doanh nghiệp khác và nguồn tiền thu đƣợc không sử dụng để trả nợ theo đúng cam kết.

(5) Trƣờng hợp, định kỳ hàng Quý, Chi nhánh đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của một khách hàng trong nhóm có dấu hiệu sụt giảm, cần phối hợp với các Chi nhánh khác (nếu nhóm khách hàng có QHTD) để rà soát lại toàn bộ tình hình hoạt động, quan hệ tín dụng, vật tƣ, tài sản bảo đảm nợ vay để có biện pháp ứng xử kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động cho vay tài trợ bằng đồng USD đối với khách hàng xuất nhập khẩu thủy sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)