Thị trƣờng Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động cho vay tài trợ bằng đồng USD đối với khách hàng xuất nhập khẩu thủy sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 50 - 52)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng chung về thị trƣờng xuất nhập khẩu

2.2.4. Thị trƣờng Trung Quốc

Trung Quốc là nƣớc sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới, cung cấp khoảng 35% tổng sản phẩm thủy sản toàn cầu, và cũng là nƣớc nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới (sau Mỹ và Nhật). Trong số 45 thị trƣờng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, Trung Quốc luôn nằm trong danh sách 5 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất. Trong giai đoạn 2012-2016, vị trí của Trung Quốc hiện nay đã lên vị trí thứ 3 trong năm 2016, sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đã đạt mức tăng trƣởng vô cùng ấn tƣợng, từ 223,1 triệu USD lên 682,6 triệu USD, tốc độ tăng trƣởng trung bình đạt 27%/năm, cao nhất trong số các thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam.

Về mặt hàng xuất khẩu, tôm và cá tra đang là 2 mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trƣờng Trung Quốc. Trong đó, Trung Quốc là thị trƣờng tiêu thụ tôm sú lớn nhất với tổng giá trị xuất khẩu năm 2016 đạt 431 triệu USD (chủ yếu là tôm sú tƣơi sống, đông lạnh), tăng 23% so với cùng kỳ; đồng thời cũng là thị trƣờng nhập khẩu cá tra lớn thứ 2 của Việt Nam với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 305 triệu USD, tăng gần 90% so với năm 2015.

Về nhu cầu tiêu thụ,mặc dù là quốc gia sản xuất, xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu khá nhiều để đáp ứng nhu cầu trong nƣớc do nhu cầu nội địa vô cùng lớn, mức tiêu thụ bình quân đầu ngƣời tại Trung Quốc đã tăng từ 11,5 kg/ngƣời/năm năm 1990 lên 25,6 kg/ngƣời/năm năm 2016 và dự kiến đạt 35,9 kg/ngƣời/năm năm 2020, chƣa kể đến dân số nƣớc này dự kiến tăng lên 1,42 tỷ ngƣời năm 2020. Bên cạnh đó, với mức thu nhập cao và nhu cầu thủy

sản tăng, nhất là đối với thủy sản cao cấp, Trung Quốc có tiềm năng trở thành thị trƣờng thủy sản trị giá 20 tỷ USD cuối năm 2020. Vì vậy, đây thực sự là thị trƣờng tiềm năng cho thủy sản Việt Nam.

2.2.5. Thị trƣờng Hàn Quốc

Trong giai đoạn 2012-2016, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc đã tăng khá mạnh đạt 607,7 triệu USD năm 2016, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 5,2%/năm, tỷ trọng trung bình chiếm 8,6% so với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Về mặt hàng xuất khẩu, tính đến 2016, Việt Nam là nhà cung cấp tôm xuất khẩu lớn nhất cho Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc đạt 285,1 triệu USD, chiếm 53% tổng kim ngạch nhập khẩu tôm của nƣớc này, với 2 sản phẩm chính là tôm nguyên liệu đông lạnh và tôm chế biến. Trong những năm gần đây, sau khi hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc với 7 dòng thuế đƣợc cắt bỏ cho nhóm tôm (có áp dụng hạn ngạch) và 68 dòng thuế cắt bỏ cho nhóm thủy sản (đông lạnh, đóng hộp) gồm các mặt hàng cá, cua (trừ mực). Nhờ đó, Việt Nam có thể xuất khẩu 10.000 tấn tôm sang Hàn Quốc với mức thuế suất 0%; trong khi Thái Lan, Indonesia, Malaysia chỉ đƣợc cấp hạn ngạch 5.000 tấn. Đây là cơ hội lớn cho tôm Việt Nam cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trƣờng Hàn Quốc. Về nhu cầu tiêu thụ, số liệu thống kê trong Báo cáo Thực trạng Ngành thủy sản Thế giới (SOFIA) của FAO cho thấy Hàn Quốc tiêu thụ trung bình 58,4 kg thủy sản mỗi ngƣời trong giai đoạn 2013-2015, xếp vị trí số 1 trong số các nƣớc đƣợc thống kê bởi FAO. Tuy nhiên nguồn cung trong nƣớc hiện tại không đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa do sản lƣợng khai thác có xu hƣớng giảm qua các năm. Vì vậy, Hàn Quốc vẫn phải nhập khẩu khá nhiều từ nƣớc ngoài để đảm bảo nguồn cung cho thị trƣờng, cụ thể, tổng giá trị thủy sản NK vào nƣớc này đã tăng liên tiếp trong 3 năm, đạt mức 4,79 tỷ USD năm 2016, tăng 5,2% so với năm 2015, trong đó các mặt hàng chủ yếu là cá minh thái (419,2 triệu USD), tôm (340 triệu USD) và cá hồi (256,4 triệu USD). Với một thị trƣờng lớn tiềm năng nhƣng khó tính nhƣ Hàn Quốc, Việt

Nam cần quan tâm nhiều hơn đến chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ nghiên cứu các sản phẩm mới để tận dụng lợi thế từ các hiệp định thƣơng mại tự do, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng này.

2.3. Thực trạng về hoạt động cho vay USD đối với nhóm khách hàng xuất nhập khẩu thủy sản tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2012-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động cho vay tài trợ bằng đồng USD đối với khách hàng xuất nhập khẩu thủy sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)