8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Rủi ro về nguồn nguyên liệu đầu vào
Nguyên liệu đầu vào có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Tuy nhiên, ngành thủy sản hiện nay vẫn đang đối mặt với rủi ro thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào, không đủ đáp ứng nhu cầu chế biến thủy sản trong nƣớc. Mặc dù là nƣớc có tiềm năng rất lớn về thủy sản nhƣng hàng năm ngành thủy sản phải chi hàng tỉ USD để nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, năm 2015, để đáp ứng các đơn hàng, Việt Nam đã nhập khẩu nguyên liệu thủy sản từ 84 quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau, với tổng giá trị gần 1 tỉ USD, trong đó 40% là mặt hàng tôm. Riêng đối với mặt hàng cá ngừ, dù đánh bắt mỗi năm khoảng 17.000 tấn nhƣng các
doanh nghiệp trong nƣớc phải nhập thêm 5.000 tấn để chế biến xuất khẩu. Trong năm 2016, Việt Nam tiếp tục thiếu hụt khoảng 30-40% nguyên liệu cho hoạt động chế biến thủy sản xuất khẩu.
Nguyên nhân sự thiếu hụt trên là do diện tích nuôi trồng thủy sản trong nƣớc sụt giảm nghiêm trọng bởi điều kiện thời tiết bất lợi trong thời gian qua. Tính đến thời điểm tháng 8/2016, diện tích nuôi mới cá tra tại các tỉnh ĐBSCL đã giảm khoảng 26%, diện tích thu hoạch giảm gần 20% so với cùng kỳ năm 2015. Trong 10 tỉnh có vùng nuôi cá tra, đã có 9 tỉnh diện tích nuôi mới giảm mạnh nhƣ: Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ... Tƣơng tự, tại những tỉnh trọng điểm về nuôi tôm nhƣ Cà Mau, Sóc Trăng... nhiều vựa nuôi tôm trên địa bàn không đủ nguồn hàng cung ứng cho các nhà máy, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản trên địa bàn. Chỉ tính tại tỉnh Cà Mau, dù giá tôm tăng cao nhƣng đến nay toàn tỉnh cũng chỉ mới xuống giống, thả nuôi khoảng 40% diện tích ao, đầm nuôi tôm công nghiệp.