Kiến nghị đối với phía chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động cho vay tài trợ bằng đồng USD đối với khách hàng xuất nhập khẩu thủy sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 77 - 86)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

3.2 Kiến nghị

3.2.4. Kiến nghị đối với phía chính phủ

- Hỗ trợ các ngân hàng xây dựng cở sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là hỗ trợ họ tìm các đối tác, tƣ vấn các phần mềm về giải pháp công nghệ thông tin vốn là một điểm còn rất nhiều hạn chế của Ngành Ngân hàng Việt Nam.

- Xây dựng cơ chế thông thoáng thu hút nhân tài, chuyên gia về nƣớc phục vụ nhu các ƣu đãi.

- Chính phủ, Bộ Tài chính cần ban hành các quy định, cơ chế định giá, để từ đó có thể đƣa ra một khung giá chuẩn mực cho tất cả các hàng hoá, tài sản có trên thị trƣờng đặc biệt là những tài sản hay đuợc cầm cố nhƣ: nhà cửa, đất đai, máy móc thiết bị,…đồng thời khung giá này phải bám sát với khung giá trên thị trƣờng chứ không phải giá nhà nƣớc một khung, trong khi đó ngoài thị trƣờng lại giao dịch với mức giá khác nhƣ hiện nay, điều này có thể gây thiệt hại cho ngƣời sở hữu nó khi định giá và nhà nƣớc có thể thất thu về thuế khi họ bán.

- Ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố quyết định dến thành công của ngành Ngân hàng.

- Chính phủ quan tâm hơn nữa chính sách khuyến khích xuất khẩu, nhằm thu hút USD về cho đất nƣớc, giải phóng năng lực sản xuất trong nƣớc, phát huy những ngành có lợi thế so sánh, tăng năng lực cạnh tranh quốc tế chuẩn bị tiến tới gia nhập AFTA, WTO …

- Chính phủ nên chủ trƣơng kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, trƣớc mắt có thể từ pháp nhân trở lên (tức là loại các doanh nghiệp nhỏ, chƣa cần thiết, tốn kém). Hiện nay công tác kiểm toán thực hiện tƣơng đối nhƣng còn nhiều bất cập, vì vậy song song với việc yêu cầu kiểm toán bắt buộc, Chính phủ có biện pháp chấn chỉnh lại chất lƣợng công tác kiểm toán không chỉ của Nhà nƣớc mà cả những Công ty kiểm toán độc lập của Bộ Tài chính để tăng cƣờng sự tin cậy kết quả kiểm toán cho các định chế tài chính và cơ quan quản lý nhà nƣớc.

- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong thời gian tới, ban hành thống nhất các văn bản thông tƣ, nghị định huớng dẫn tránh tình trạng chồng chéo đặc biệt cần chú ý (luật tín dụng, luật phá sản, luật đất đai ...).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Hiện tại BIDV Bạc Liêu đã cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc cho vay USD để thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở tỉnh nhà, tuy nhiên vẫn còn vấp phải một số cơ chế chung của NHNN đến cơ chế nội bộ của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Trong tƣơng lai đến năm 2020, tỉnh đã có kế hoạch tăng kim ngạch xuất khẩu gấp đôi vì vậy BIDV Bạc Liêu cần nhận định đƣợc đây là một cơ hội tốt cần phải nắm bắt cơ hội để mở rộng và nâng cao tầm hoạt động của mình. Vì vậy, ngay từ bây giờ cần tập trung nghiên cứu đề xuất Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam hoàn thiện toàn bộ nghiệp vụ cho vay USD đối với khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản là hết sức cần thiết. Những giải pháp nêu ra trong Luận văn cũng chƣa phải mang tầm chiến lƣợc và toàn diện, bởi do hạn chế của tác giả chỉ nghiên cứu trong pham vi BIDV Bạc Liêu và những cơ chế có liên quan đến BIDV mới bƣớc đầu triển khai nghiệp vụ. Vì vậy các giải pháp đề xuất trong Luận văn mang tính thiết thực đối với hoạt động của BIDV Bạc Liêu trong thời gian tới. Nhìn xa hơn, BIDV có nhiều cơ hội lớn và thách thức cũng không nhỏ. Đặc biệt Trong điều kiện hội nhập, cùng với các nƣớc đã và đang phát triển trên thế giới, ngành ngân hàng trong nƣớc nói chung, BIDV nói riêng còn quá nhiều mặt hạn chế, tụt hậu. Hy vọng rằng, những vấn đề tâm huyết của tác giả nêu trong Luận văn này sẽ góp phần hoàn thiện nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại của BIDV trong tƣơng lai không xa.

KẾT LUẬN

1. Kết luận

Trong những năm gần đây, ngành thủy sản tỉnh Bạc Liêu phát triển không ngừng, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của đất nƣớc nói chung, của ngành nói riêng lên cao rất nhiều. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này đƣợc duy trì và phát triển thì nhân tố đóng vai trò quan trọng là sự tài trợ vốn của Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, nhất là các nguồn vốn giá rẻ, chính vì vậy nguồn vốn vay USD luôn luôn đƣợc các doanh nghiệp tìm đến nhƣ một biện pháp để giảm chi phí lãi vay của doanh nghiệp.

Chính vì vậy trong luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, đề tài “Nâng cao hoạt động cho vay tài trợ bằng đồng USD đối với khách hàng xuất nhập khẩu thủy sản tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bạc Liêu” tác giả bằng phƣơng pháp thống kê, so sánh, đã đƣa ra những kết quả nghiên cứu nhƣ sau:

- Thứ nhất: hiểu đƣợc những nguyên tắc chung về cho vay khách hàng doanh nghiệp nói chung và cho vay USD đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản nói riêng tại các ngân hàng thƣơng mại, nắm đƣợc các rủi ro trong hoạt động cho vay này, bên cạnh đó tìm hiểu sơ bộ một số biện pháp đã đang và sẽ đƣợc áp dụng để nâng cao hoạt động cho vay USD đối với nhóm khách hàng này tại các Ngân hàng thƣơng mại nói chung.

- Thứ hai: Đánh giá thực trạng hoạt động của BIDV Bạc Liêu trong giai đoạn 2012-2016 qua đó chỉ ra những mặt đạt đƣợc và những mặt khó khăn trong quá trình cho vay USD đối với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản nhƣ: sử dụng vốn sai mục đích, doanh nghiệp còn nhiều lập nhiều công ty con gây khó khăn trong việc kiểm tra sau cho vay, sử dụng nguồn tiền mặt không hợp lý, trình độ và phân bổ cán bộ chƣa hợp lý, chƣa có nhiều gói tín dụng ƣu đãi cho đối tƣợng doanh

nghiệp xuất nhập khẩu, một số cơ chế còn chƣa phát triển theo kịp tình hình thị trƣờng.

- Cuối cùng: từ những khó khăn đã phân tích ở trên tác giả đƣa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại, khó khăn đã nên ra nhằm nâng cao hoạt động cho vay USD đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản, bên cạnh những biện pháp đó, tác giả còn đƣa ra một số kiến nghị đối với các bên liên quan với quan điểm xây dựng một chính sách mang tính dài hạn nhằm đẩy mạnh hơn hoạt động cho vay này.

Do những hạn chế về thời gian, chi phí nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề nên luận văn không tránh khỏi có những thiếu sót, rất mong sẽ nhận đƣợc những góp ý chân thành của quý thầy cô để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.

2. Kiến nghị

Trong hoạt động cho vay USD đối với khách hàng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản còn tồn tại một số hạn chế từ cả về phía khách quan và chủ quan, chí vì vậy cần có những kiến nghị về các phía nếu muốn nâng cao hoạt động cho vay này lên, cụ thể nhƣ sau:

- Về phía Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam: + Sớm xây dựng cơ chế riêng cho chƣơng trình hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ chi nhánh trong chính sách thu hút những khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực xuất khẩu, trong đó là các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản.

+ Thiết kế sản phẩm trên cơ sở nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. + Đơn giản hóa các quy định về sản phẩm.

+ Không quy định cứng nhắc về thời gian cho vay.

+ Nghiên cứu sản phẩm cho vay gối vụ, luân chuyển tùy thuộc vào năng lực tài chính, tài sản đảm bảo, năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

+ Nên có những chính sách để tăng cƣờng nguồn USD. -Về phía doanh nghiệp

+ Đề nghị các doanh nghiệp tăng cƣờng công tác kiểm tra chất lƣợng nguyên liệu đầu vào trƣớc khi đƣa vào chế biến.

+ Khuyến nghị doanh nghiệp nên xây dựng phƣơng án khép kín quy trình sản xuất nuôi trồng - chế biến - xuất khẩu.

+ Đề nghị doanh nghiệp rà soát toàn bộ các tài sản hiện có, xác định các tài sản không cần thiết, không còn phát huy hiệu quả để tiến hành bán, thanh lý.

-Về phía Ngân hàng nhà nƣớc:

+ Có biện pháp kiểm tra và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm các quy định về quản lý ngoại hối của NHNN.

+ Tiến tới nghiên cứu điều hành chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi, NHNN muốn bình ổn thị trƣờng phải can thiệp bằng quan hệ cung cầu.

+ NHNN chi nhánh tỉnh Bạc Liêu cần năng động hơn làm tốt vai trò điều phối, hạ nhiệt cạnh tranh thiếu lành mạnh để lôi kéo các khách hàng xuất nhập khẩu của nhau.

-Về phía chính phủ:

+ Hỗ trợ các ngân hàng xây dựng cở sở vật chất kỹ thuật hiện đại.

+ Xây dựng cơ chế thông thoáng thu hút nhân tài, chuyên gia về nƣớc phục vụ nhu các ƣu đãi.

+ Chính phủ, Bộ Tài chính cần ban hành các quy định, cơ chế định giá, để từ đó có thể đƣa ra một khung giá chuẩn mực cho tất cả các hàng hoá, tài sản có trên thị trƣờng.

+ Ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố quyết định dến thành công của ngành Ngân hàng.

+ Chính phủ quan tâm hơn nữa chính sách khuyến khích xuất khẩu, nhằm thu hút USD về cho đất nƣớc.

+ Chính phủ nên chủ trƣơng kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, trƣớc mắt có thể từ pháp nhân trở lên (tức là loại các doanh nghiệp nhỏ, chƣa cần thiết, tốn kém).

+ Xây dựng môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng.

+ Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong thời gian tới, ban hành thống nhất các văn bản thông tƣ, nghị định huớng dẫn tránh tình trạng chồng chéo đặc biệt cần chú ý (luật tín dụng, luật phá sản, luật đất đai ...).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 08/12/2015, Thông tư 24/2015/TT-NHNN của NHNNVN qui định về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng là người cư trú , Hà Nội.

2. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 15/11/2016, Thông tư 31/2016/TT-NHNN của NHNNVN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHN quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú, Hà Nội

3. Nguyễn Hồng Quân 2006, Giải pháp nâng cao và mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thuỷ sản tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau, trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM.

4. Nhiều tác giả, ngày 10/03/2017, Bảng tin thương mại thủy sản VASEP số 08-2017, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Việt Nam.

5. Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ Và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Bạc Liêu (2012, 2013, 2014, 2015, 2016), Tài liệu báo cáo thường niên và các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Bạc Liêu, Bạc Liêu

6. Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ Và Phát Triển Việt Nam Việt Nam Chi nhánh Bạc Liêu (2012-2016), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm, Bạc Liêu.

7. Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ Và Phát Triển Việt Nam-Ban Quản lý tín dụng 2015, Quy định chung về cho vay khách hàng doanh nghiệp, Hà Nội

8. Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ Và Phát Triển Việt Nam-Ban Quản lý tín dụng 2015, Quy định về cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Hà Nội

9. Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu 2016, Cập nhật về tình hình dân số và số ngƣời lao động đang làm việc tại tỉnh Bạc Liêu.

10. Quốc hội Việt Nam, 16/06/2010, Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội 11. Trầm Thị Xuân Hƣơng 2013, Giáo Trình Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại, NXB Kinh Tế TP Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

12. Đinh Xuân Hạng 2012, Giáo Trình Quản trị tín dụng Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính, thành phố Hà Nội.

13. Bùi Quang Tín 2014, Quản trị quan hệ khách hàng tại các ngân hàng thương mại, NXB Kinh Tế, thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động cho vay tài trợ bằng đồng USD đối với khách hàng xuất nhập khẩu thủy sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)