Một số kết quả đạt đƣợc và khó khăn của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động cho vay tài trợ bằng đồng USD đối với khách hàng xuất nhập khẩu thủy sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 61)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

2.5. Một số kết quả đạt đƣợc và khó khăn của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và

phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bạc Liêu trong việc cho vay USD đối với nhóm khách hàng xuất nhập khẩu thủy sản

- Chất lƣợng tín dụng tốt, dƣ nợ bằng đồng USD tăng nhanh.

- Mọi giao dịch đều hƣớng tới quyền lợi chính đáng của khách hàng, lấy tiêu chí khách hàng làm trọng tâm, giải quyết hồ sơ nhanh gọn, không ách tắc, không gây phiền hà nhũng nhiểu là một trong những ƣu điểm nỗi bật.

- Thực hiện chính sách khách hàng nhất quán. Khách hàng đƣợc chăm sóc tận tình chu đáo, từ nhân viên ngân hàng đến ban lãnh đạo, từ đó có tác dụng thu hút khách hàng rất lớn.

- Đặc biệt thành công của BIDV Bạc Liêu trong việc tƣ vấn khách hàng trong việc chọn đồng tiền vay là đồng USD trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Hoạt động ngoại thƣơng ngày càng phát triển, đa đạng và phức tạp, tình trạng gian lận thƣơng mại ngày càng gia tăng đỏi hỏi ngân hàng phải có khả năng tƣ vấn kịp thời cho khách hàng ngay từ việc xác lập hợp đồng trong một thƣơng vụ xuất nhập khẩu nhằm hạn chế rủi ro và tạo độ tin cậy cao vào ngân hàng. Công tác tƣ vấn khách hàng bao gồm nhiều mặt công tác từ hoạt động tín dụng, sử dụng vốn có hiệu quả đến phƣơng thức thanh toán phù hợp đối với các khách hàng có uy tín, tình hình tài chính lành mạnh hoặc các khách hàng mới, thị trƣờng mới, ngân hàng phát hành …

- Công tác tƣ vấn khách hàng tại chi nhánh không nặng về hình thức mà đƣợc kết hợp thông qua mối quan hệ giữa khách hàng với các thành viên trong Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng ban, đặc biệt là phòng Tín dụng và tổ thanh toán quốc tế. Các lĩnh vực khách hàng cần tƣ vấn rất đa dạng, vì vậy cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban tại chi nhánh để yêu cầu của khách hàng đƣợc đáp ứng một cách nhanh nhất.

-Trong những lúc doanh nghiệp gặp khó khăn, lúng túng do tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc biến động, đặc biệt là những giai đoạn tỷ giá hối đoái biến động mạnh, lãi suất USD liên tục sụt giảm, hoặc nhƣ hiện tại khách hàng phải tham gia vào vụ kiện phá giá tôm… chi nhánh luôn kịp thời thực hiện tốt vai trò tƣ vấn của ngân hàng, cùng khách hàng tìm ra các giải pháp thích hợp trong khuôn khổ

pháp luật cho phép để có những đối sách thích hợp từ đó khách hàng cảm thấy an tâm hơn và tin tƣởng hơn vào ngân hàng.

- Hiệu quả kinh doanh mang lại từ nhóm khách hàng này khá lớn, vì quy mô lớn, thu đƣợc toàn bộ lãi cho vay và phí dịch vụ phát sinh từ nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, mỗi một khách hàng có số dƣ lớn, nên chi phí cán bộ quản lý ít hơn trong cho vay nhỏ lẽ, trong khi nhóm khách hàng kinh doanh nội địa chỉ thu đƣợc lãi cho vay.

- Cho vay USD tài trợ xuất nhập khẩu tăng trƣởng đã kéo theo sự tăng trƣởng của nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại: thanh toán quốc tế và mua bán USD, không chỉ làm tăng doanh thu dịch vụ mà còn làm phong phú đa dạng nghiệp vụ của một chi nhánh NHTM, từng bƣớc tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, uy tín và vị thế của BIDV trên địa bàn.

2.5.2. Một số khó khăn trong việc phát triển cho vay USD đối với khách hàng xuất nhập khẩu thủy sản hàng xuất nhập khẩu thủy sản

2.5.2.1 Về mặt khách quan

- Cạnh tranh giữa các TCTD khi tài trợ đối với lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản rất gay gắt về lãi suất cho vay và tỷ giá mua bán USD, dẫn đến việc hy sinh lợi ích chi nhánh để thu hút khách hàng.

- Doanh nghiệp thủy sản thành lập nhiều công ty con, công ty liên kết thƣờng phát sinh việc luân chuyển vốn, hàng hoá không minh bạch giữa các công ty con và công ty liên kết.

- Doanh nghiệp đầu tƣ nhà máy chế biến thủy sản với nhiều thiết bị, hạng mục không cần thiết; chiếm dụng nguồn vốn kinh doanh ngắn hạn để đầu tƣ tài sản dài hạn.

- Doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công chúng để huy động vốn vƣợt quá nhu cầu cần thiết (tăng vốn khi không có dự án cụ thể hay kế hoạch sử dụng vốn khả thi, huy động vốn để đầu tƣ những lĩnh vực ngoài ngành nhƣ đầu tƣ vào thị trƣờng tài chính hoặc bất động sản…). Trong tình hình nền kinh tế ổn định thì

doanh nghiệp vẫn hoạt động SXKD hiệu quả nhƣng nếu có biến động thì có nguy cơ kéo theo đổ vỡ dây chuyền.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản đƣợc phát triển một cách ồ ạt không theo quy hoạch vùng cụ thể, nông dân và nhà máy chế biến vẫn chƣa theo quy trình sản xuất an toàn. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hầu nhƣ chƣa thật sự khép kín toàn bộ qui trình từ con giống – thức ăn – vùng nuôi – chế biến – xuất khẩu, nên tình trạng thiếu hụt và chất lƣợng nguồn nguyên liệu thủy sản luôn là bài toán nan giải cho các doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp vay vốn nhiều Ngân hàng để thu mua nguyên liệu thủy sản (TSBĐ cũng chính là nguyên liệu trong kho) nhƣng sử dụng tiền vào mục đích khác, chƣa thanh toán đủ tiền cho ngƣời bán hàng dẫn đến khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì ngƣời nông dân bán hàng và các Ngân hàng cùng tranh chấp kho hàng để thu nợ (trong thực tế đã xảy ra trƣờng hợp: Ngân hàng cử bảo vệ xuống canh giữ kho hàng để giữ tài sản bảo đảm, nhƣng bà con nông dân ùa vào đòi hàng, mở kho hàng và để lại kho trống trơn)

2.5.2.2. Về mặt chủ quan

- Về chính sách sản phẩm, chƣa có nhiều gói tín dụng vho vay USD đối với khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản, chủ yếu các TCTD vẫn còn cạnh tranh nhau bằng lãi suất và tỷ giá mua bán USD

- Về Công tác cán bộ: Đội ngũ cán bộ từ lãnh đạo đến nhân viên vừa thiếu vừa yếu, không đồng đều.

+ Đối với hạt động thanh toán quốc tế: do chƣa đủ năng lực thanh toán quốc tế trực tiếp nên phải thông qua trung tâm tác nghiệp tài trợ thƣơng mại phía Nam tại TP.Hồ Chí Minh, do đó phát sinh những khó khăn nhất định phối hợp quản lý doanh thu hàng xuất, đặt biệt là việc kiểm soát thực hiện các thủ tục xuất hàng qua BIDV tƣơng ứng với dƣ nợ vay.

+ Một số cán bộ vừa đƣợc phân công chƣa có kinh nghiệm (dƣới 1 năm làm việc).

Công việc tập trung vào một số ít ngƣời làm đƣợc việc, không dám phân công dàn đều. Tại Phòng tín dụng có 9 cán bộ tín dụng, quản lý hơn 3000 tỷ dƣ nợ, nhƣng chỉ có 04 cán bộ quản lý tín dụng xuất nhập khẩu với dƣ nợ hơn 2000 tỷ đồng bao gồm 15 doanh nghiệp (31/12/2016) . Vì vậy hầu nhƣ chỉ tập trung giải quyết công việc sự vụ, chứ không có đủ thời gian để làm công tác quản lý, kiểm tra, phân tích chất lƣợng tín dụng. Tình trạng này rất đáng lo ngại.

- Trình độ thẩm định, xét duyệt dự án tại ngân hàng nhìn chung là chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Các cán bộ của ngân hàng TMCP nói chung hiện nay đƣợc đánh giá là trẻ năng động và có trình độ nghiệp vụ khá cao song vẫn chƣa đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức và chƣa có nhiều kinh nghiệm nên chƣa đủ năng lực thẩm định các dự án, nhất là các dự án có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp. Đồng thời, ngân hàng còn thiếu nhiều điều kiện cần thiết cho công tác thẩm định các dự án nhƣ các phần mềm đáp ứng nhu cầu phân tích các con số thống kê của ngân hàng, sự phối hợp giữa các phòng ban trong các chi nhánh và giữa các chi nhánh với nhau... Do trình độ thẩm định không cao nên ngân hàng thận trọng và mất khá nhiều thời gian cho việc thẩm định một hồ sơ khách hàng. Do đó, làm ảnh hƣởng đến thời cơ kinh doanh của cả ngân hàng và doanh nghiệp. Thêm nữa là các cán bộ thẩm định của ngân hàng thƣờng có tâm lý e ngại khi tài trợ cho các doanh nghiệp mới thành lập, những doanh nghiệp ít vốn, chƣa tạo đƣợc uy tín trên thị trƣờng. Đây là nhân tố mang tính chủ quan của cán bộ ngân hàng làm ảnh hƣởng đến hiệu quả thẩm định dự án.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và mua bán USD của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam nói chung và BIDV Bạc Liêu nói riêng, cho thấy tuy mới triển khai đã có những nổ lực vƣợt bậc, nhƣ tăng trƣởng tín dụng nhanh, tỷ trọng dƣ nợ cho vay XUẤT NHẬP KHẨU lớn, nợ xấu nợ quá hạn chiếm tỷ trọng thấp, bƣớc đầu thiết lập và tạo đƣợc mối quan hệ tốt đẹp với một lực lƣợng khách hàng xuất nhập khẩu mạnh, có uy tín trên thƣơng trƣờng quốc tế và đứng thứ hạng cao trong ngành so với cả nƣớc. Tuy nhiên các hoạt động trên còn nhiều bất cập và tiềm ẩn rủi ro. Có nhiều nguyên nhân, nhƣng có thể rút ra những nguyên nhân chính là:

- Cơ chế điều hành, biện pháp nghiệp vụ chƣa hoàn thiện.

- Trình độ công nghệ ngân hàng còn lạc hậu, không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÀI TRỢ BẰNG ĐỒNG USD ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU THỦY

SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẠC LIÊU

3.1 Giải pháp

Xác định lĩnh vực thủy sản vẫn là lĩnh vực trọng yếu trong phát triển nông nghiệp nông thôn, đem lại nguồn thu USD cho đất nƣớc. Đây cũng là một trong những lĩnh vực cho vay trọng yếu của các Chi nhánh khu vực ĐBSCL nên cần đƣợc chú trọng, nâng cao hiệu quả, chất lƣợng tín dụng, giảm thiểu rui ro, với các mục tiêu định hƣớng nhƣ sau:

- Tăng cƣờng mở rộng thị phần cấp tín dụng, sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với lĩnh vực thủy sản nói chung và tập trung vào các doanh nghiệp lớn trong ngành thủy sản nói riêng.

- Gia tăng hiệu quả, tối đa hóa doanh thu, kiểm soát chi phí, phấn đấu lợi nhuận năm 2018 đạt 1,5%/tổng dƣ nợ tín dụng thủy sản và nâng dần trong các năm tiếp theo.

Một số giải pháp chung cho toàn ngành như sau

- Đánh giá lại toàn bộ danh mục khách hàng thủy sản, phân nhóm khách hàng để có biện pháp ứng xử phù hợp. Đối với nhóm khách hàng tốt sẽ nên tăng cƣờng quan hệ tín dụng. Nghiên cứu mô hình kinh doanh cho nhóm khách hàng thủy sản theo hƣớng giao Chi nhánh lớn đầu mối tiếp cận khách hàng, thẩm định, phê duyệt tín dụng, các Chi nhánh khác trong khu vực phối hợp giải ngân theo nguyên tắc chia sẻ lợi ích và trách nhiệm.

- Hoàn thiện sản phẩm cho chuỗi mô hình kinh doanh: nuôi trồng/thu mua - chế biến - xuất khẩu để phục vụ tốt những doanh nghiệp lớn, có năng lực tài chính, kinh nghiệm, uy tín; Phát huy thế mạnh nguồn vốn của BIDV để mạnh dạn mua nợ

từ các ngân hàng khác nhằm gia tăng tài sản đảm bảo, phục vụ trọn gói, quản lý dòng tiền khách hàng đƣợc tốt hơn. Cụ thể đi sâu hơn ở các giải pháp nhƣ sau:

3.1.1. Giải pháp về đối tƣợng khách hàng

Ƣu tiên tài trợ vốn cho các khách hàng đáp ứng các điều kiện sau:

- Đủ năng lực sản xuất, có độ tín nhiệm cao: Phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính và phi tài chính của khách hàng theo định kỳ ít nhất 06 tháng 01 lần là hoạt động rất cần thiết để có những căn cứ cụ thể, minh bạch, rỏ ràng trong việc so sánh diễn biến của quá trình sản xuất kinh doanh, xem xét khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng nhằm điều chỉnh kịp thời chính sách tín dụng, tránh rủi ro. Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng một cách khoa học, là một cách làm mới để phân loại từng khách hàng theo những tiêu chí quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam vừa tuân thủ các quy định của NHNN và tiến tới phù hợp với phƣơng pháp xếp hạng tín dụng theo chuẩn mực quốc tế. Chấm điểm khách hàng nhằm mục đích xác định hạn mức tín dụng của một khách hàng, mức lãi suất, phí, biện pháp bảo đảm tín dụng phù hợp với khả năng tài chính, khả năng quản lý, quy mô và hịêu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hạn chế cho vay quá tập trung vào một khách hàng. Thông qua chấm điểm phân loại nhằm giám sát đƣợc khoản tín dụng hiện hành, và lƣờng trƣớc những rủi ro để có biện pháp đối phó kịp thời. Mặt khác đây là giải pháp tốt nhất để hƣớng khách hàng tự giác đạt tới những chuẩn mực ngân hàng đƣa ra và ngân hàng cũng có cơ sở để nhằm tới những khách hàng tốt hơn, sàng lọc khách hàng có rủi ro nhiều hơn và kiên quyết rút dƣ nợ những khách hàng yếu kém

- Đáp ứng yêu cầu kiểm soát an toàn thực phẩm theo HACCP (hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế). Hạn chế cho vay với các khách hàng đã bị các thị trƣờng lớn (EU, Mỹ, Nhật Bản) cảnh báo nhiều lần về thủy sản nhiễm khuẩn hay có dƣ lƣợng kháng sinh không cho phép.

- Có thị trƣờng xuất khẩu đa dạng, từ 02 thị trƣờng trở lên, có đối tác nhập khẩu uy tín, tin cậy. Ƣu tiên những đơn hàng/hợp đồng xuất khẩu tôm, cá tra, cá

ngừ vào các thị trƣờng tiềm năng: Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Australia bên cạnh ba thị trƣờng chính: EU, Mỹ, Nhật Bản.

- Chủ động đƣợc hoặc có vùng nguyên liệu sạch ổn định (ƣu tiên các doanh nghiệp đã có vùng nuôi đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào tối thiểu 30%).

- Có công nghệ sản xuất, chế biến hiện đại, sản phẩm sản xuất ra đáp ứng yêu cầu của các thị trƣờng xuất khẩu Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản….

- Ngoài ra, đối với nhóm khách hàng này cần có những chính sách ƣu đãi, các gói tín dụng để có lợi thế cạnh tranh về phí và lãi suất cũng nhƣ tỷ giá và nguồn USD tránh để mất khách hàng trong giai đoạn khó khăn của hoạt động Ngân hàng.

- Chi nhánh xây dựng cơ cấu khách hàng hợp lý, tránh tập trung cho vay quá lớn vào một số khách hàng.

- Thực hiện quản lý cho vay đối với nhóm khách hàng có liên quan theo đúng văn bản hƣớng dẫn của BIDV. Trong đó lƣu ý:

(1) Đề nghị khách hàng thực hiện và cung cấp: BCTC hợp nhất của Công ty mẹ; thuyết minh BCTC; Báo cáo chi tiết các khoản mục đầu tƣ tài chính ngắn hạn, đầu tƣ tài chính dài hạn (chi tiết đầu tƣ vào công ty con, công ty liên kết...). Ngoài BCTC của từng khách hàng, phải đánh giá tình hình tài chính của nhóm khách hàng căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất.

(2) Các Chi nhánh cùng cho vay đối với một khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan phải chủ động và thƣờng xuyên phối hợp trong việc quản lý, kiểm soát dòng tiền, đánh giá tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng và tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng với tổ chức tín dụng khác để có biện pháp ứng xử phù hợp, tránh cho vay trùng lắp, đảo nợ và tránh việc khách hàng trong nhóm “thông đồng, cấu kết” để tăng hạn mức tín dụng đƣợc cấp, sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

(3) Khi giải ngân, Chi nhánh cần kiểm soát chặt chẽ các hợp đồng mua bán, hoá đơn chứng từ, phiếu xuất, nhập kho, giao nhận hàng hóa... đảm bảo đủ căn cứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động cho vay tài trợ bằng đồng USD đối với khách hàng xuất nhập khẩu thủy sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)