Số lượng công ty trong mẫu nghiên cứu qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định danh mục đầu tư cổ phiếu giá trị trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43)

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM

Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7/2000, tuy nhiên trong giai đoạn đầu (từ 2000 đến 2005) số lượng doanh nghiệp niêm yết rất ít, đến gian đoạn từ năm 2006 trở về sau số lượng công ty niêm yết mới có sự gia tăng đáng kể. Qua biểu đồ 3.1 chúng ta có thể thấy có sự gia tăng đáng kể các doanh nghiệp quan sát qua các năm nghiên cứu.

72 100 122 161 230 256 269 0 50 100 150 200 250 300 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 3.2: Số lượng doanh nghiệp niêm yết giai đoạn 2000 - 2014

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh

Biểu đồ 3.2 cho thấy số lượng doanh nghiệp niêm yết tại HoSE từ năm 2000 đến năm 2014, qua biểu đồ trên chúng ta thấy có sự gia tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp niêm yết từ năm 2006 với số lượng doanh nghiệp là 74, đến cuối năm 2014 số lượng DN niêm yết ở HoSE là 307. Số lượng doanh nghiệp niêm yết có sự gia trong suốt giai đoạn nghiên cứu.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn thực hiện việc phân loại cổ phiếu, hình thành DMĐT cổ phiếu giá trị. So sánh và kiểm định TSLN của danh mục đầu tư cổ phiếu giá trị tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Phân loại cổ phiếu theo BM và điểm số F_Score Bước 2: Xây dựng DMĐT cổ phiếu giá trị

5 7 14 14 18 24 74 106 132 181 252 279 292 296 307 0 50 100 150 200 250 300 350 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Bước 3: So sánh TSLN của DMĐT cổ phiếu giá trị có F_Score cao so với DMĐT cổ phiếu có F_Score thấp, trung bình và danh mục thị trường

Bước 4: Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến TSLN của cổ phiếu giá trị

3.3.1 Phân loại cổ phiếu theo BM và điểm số F_Score

Đầu tiên, nghiên cứu sẽ xác định chỉ tiêu BM của tất cả các cổ phiếu phi tài chính đang niêm yết tại HoSE tại thời điểm nghiên cứu. BM được xác định như sau:

BM = Giá trị vốn chủ sở hữu/Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (Market Cap) Trong đó giá trị vốn chủ sở hữu lấy từ BCTC tại thời điểm kết thúc năm tài chính (31/12)

Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu bằng số lượng cổ phiếu đang lưu hành nhân với giá đóng của của ngày giao dịch cuối cùng trong năm tài chính tương ứng tính vốn chủ sở hữu (thường là 31/12).

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành bằng số lượng cổ phiếu đã phát hành trừ đi số lượng cổ phiếu quỹ. Giá đóng cửa sử dụng để tính giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu là giá thực tế tại ngày giao dịch cuối cùng trong năm. Giá này khác với giá đã điều chỉnh do ảnh hưởng của chi trả cổ tức tiền mặt và phát hành thêm cổ phiếu dưới các hình thức khác nhau.

Sau khi đã xác định chỉ tiêu BM, nghiên cứu tiếp đến sử dụng BCTC hợp nhất của các công ty trong mẫu nghiên cứu bao gồm cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính để tính các chỉ tiêu tài chính sau: ROA, CFO, ∆ROA, ACCRUAL, ∆LEVER, ∆LIQUID, EQ_OFFER, ∆MARGIN, ∆TURN. Chi tiết về cách tính các chỉ tiêu trên được trình bày trong phần Phụ Lục 2

Luận văn tiếp tục tiến hành chấm điểm cho các chỉ tiêu tài chính tính ở phần trên, theo đó chỉ tiêu tài chính nào thể hiện sự tích cực cho doanh nghiệp sẽ được chấm là 1

điểm, ngược lại là 0. Chi tiết về cách chấm điểm được trình bày ở Phụ Lục 2.Cuối cùng tính tổng điểm F_Score cho các chỉ tiêu ở trên, với các chấm điểm này, điểm số thấp nhất là 0 và cao nhất là 9 cho các đối tượng nghiên cứu.

Cuối cùng luận văn tiến hànhsắp xếp các cổ phiếu theo BM từ cao đến thấp và chọn ra hai danh mục: danh mục BM cao bao gồm 50% cổ phiếu có BM cao nhất, danh mục BM thấp bao gồm 50% cổ phiếu còn lại.

Quá trình như vậy lập lại cho các năm quan sát trong khoảng thời gian nghiên cứu.

3.3.2 Xây dựng danh mục đầu tư

Sau khi lựa chọn được các cổ phiếu trong nhóm BM cao, bước tiếp theo nghiên cứu sẽ xây dựng các DMĐT từ những cổ phiếu này. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây của Piotroski (2000), Kang & Ding (2005), Mohr (2012), Hyde (2014), trong các nghiên cứu trên DMĐT sẽ được thiết lập cho 3 nhóm điểm số F_Score cao (điểm từ 8 đến 9), F_Score thấp (điểm từ 0 đến 1), các mức điểm còn lại được phân vào nhóm trung bình. Tuy nhiên do số lượng cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam còn ít so với các nghiên cứ trước, do vậy trong nghiên cứu này sẽ có điều chỉnh về điểm số F_Score khi phân bổ vào các DMĐT. Tất các các cổ phiếu có BM cao được chọn sẽ được phân bổ vào 3 DMĐT theo chỉ tiêu tổng điểm số F_Score. Các cổ phiếu có F_Score từ 0 đến 9 được xếp vào 3 nhóm danh mục sau:

Bảng 3.2: Danh mục đầu tư phân theo điểm số F_Score

Danh mục Điểm số F_Score

F_Score Thấp 0 – 3

F_Score Trung Bình 4 – 6

F_Score Cao 7 – 9

Các DMĐT với các nhóm F_Score sẽ được thiết lập mỗi năm một lần. Thông tin tài chính để tính F_Score như trình bày ở phần trên là căn cứ vào thông tin trên BCTC tại thời điểm kết thúc năm tài chính, tuy nhiên thời điểm lập danh mục là đầu tháng 5 khi đó thông tin BCTC đã được công bố rộng rãi và các nhà đầu tư khi có thể tiếp cận được và sử dụng để phân tích. Do vậy DMĐT theo chỉ số F_Score được thiếp lập 1 năm một lần từ tháng 5 đến hết tháng 4 năm sau. Chi tiết về năm tài chính tính F_Score và kì đầu tư được trình bày trong Bảng 3.4. Số lượng các cổ phiếu trong mỗi nhóm không giới hạn và chỉ căn cứ vào tổng điểm F_Score. Tỷ trọng cho mỗi cổ phiếu trong danh mục là như nhau.

Bảng 3.3 cho thấy số lượng công ty để tính F_Score và số lượng công ty trong các nhóm danh mục F_Score có sự gia tăng về số lượng qua các năm. Số lượng công ty ít nhất là 36 (2007) và nhiều nhất là 135 (2013). Trong năm 2007 và 2008 số lượng cổ phiếu trong danh mục F_Score cao là khá ít, dừng lại ở 3 cổ phiếu, những năn sau đó số lượng cổ phiếu có điểm số F_Score cao đã có sự gia tăng đáng kể.

Trong suốt giai đoạn nghiên cứu có tất cả 605 quan sát, trong đó có 135 quan sát cho danh mục có điểm số F_Score cao, 360 quan sát cho danh mục có F_Score trung bình và 110 quan sát cho nhóm có F_Score thấp. Chi tiết về các cổ phiếu nằm trong các danh mục phân theo nhóm điểm số F_Score được trình bày trong Phụ Lục 3.

Bảng 3.3: Số lượng công ty trong danh mục đầu tư qua các năm

Năm

Số công ty

TỔNG F_Score Cao F_Score

Trung Bình F_Score thấp 2007 3 22 11 36 2008 3 37 10 50 2009 19 35 7 61 2010 24 42 14 80 2011 23 63 29 115 2012 29 83 16 128 2013 34 78 23 135 TỔNG 135 360 110 605

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 3.4: Năm tài chính tính điểm số F_Score và kì đầu tư của danh mục

STT Năm tài chính tính F_Score Kì đầu tư

1 2007 T5/2008  T4/2009 2 2008 T5/2009  T4/2010 3 2009 T5/2010  T4/2011 4 2010 T5/2011  T4/2012 5 2011 T5/2012  T4/2013 6 2012 T5/2013  T4/2014 7 2013 T5/2014  T4/2015

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Sau khi đã xây dựng được DMĐT, bước tiếp theo là tính toán tỷ suất lợi nhuận của từng cổ phiếu và của DMĐT. Lợi nhuận cho từng cổ phiếu và DMĐT trong trường hợp này được xác định dựa trên chiến lược đầu tư là mua và nắm giữ (buy and hold) trong suốt kì đầu tư là một năm cho các danh mục. Lợi nhuận của từng cổ phiếu trong danh

mục là căn cứ để xác định tỷ suất lợi nhuận của DMĐT. Từ đó trả lời câu hỏi cho giả thiết thứ nhất đã đề cập trong phần trên.

Tỷ suất lợi nhuận cho cổ phiếu được xác định dựa trên chênh lệch giá mua và giá bán cũng như phần cổ tức bằng tiền mặt nhà đầu tư được nhận trong kì nắm giữ cổ phiếu, theo đó tỷ suất lợi nhuận được xác định như sau:

1 1 t t t i t P D P R P      Trong đó

Ri : tỷ suất sinh lời của cổ phiếu i

Pt : giá đóng của của cổ phiếu i vào thời điểm cuối (ngày, tháng, năm) t Pt-1 : giá đóng của của cổ phiếu i vào thời điểm cuối (ngày, tháng, năm) t -1 Dt : cổ tức bằng tiền mặt nhận được trong khoảng thời gian từ (t -1) đến t

Hiện nay đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, do giới hạn biên độ dao động giá trong phiên giao dịch, khi công ty chi trả cổ tức hoặc phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu hay phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu hoặc cổ đông mới thì sẽ thực hiện điều chỉnh giá tham chiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền. Do vậy khi áp dụng công thức trên để xác định chính xác TSLN khi đầu tư cổ phiếu, giá sử dụng để tính TSLN là giá cổ phiếu đã điều chỉnh hay giá đã pha loãng ảnh hưởng của chi trả cổ tức và phát hành thêm cổ phiếu của công ty. Tuy nhiên trong phần tính giá trị vốn hóa của vốn chủ sở hữu, giá dùng để xác định mức vốn hóa vẫn là giá thực tế tại thời điểm tính không điều chỉnh ảnh hưởng của chi trả cổ tức hoặc phát hành thêm cổ phiếu.

Tỷ suất lợi nhuận điều chỉnh so với thị trường (Market Adjusted Return) bằng tỷ suất lợi nhuận thực tế trong kì của cổ phiếu trừ đi tỷ suất lợi nhuận của thị trường tương ứng trong kì. Tỷ suất lợi nhuận của thị trường bằng chính tỷ suất lợi nhuận của chỉ số VNIndex, tỷ suất lợi nhuận của thị trường được xác định như sau:

1 1 t t m t VNIndex VNIndex R VNIndex     Trong đó

Rm : tỷ suất sinh lời của thị trường

t

VNIndex : Chỉ số đóng cửa của VNIndex vào thời điểm năm t

1

t

VNIndex Pt-1 : Chỉ số đóng cửa của VNIndex vào thời điểm năm t -1 Khi đó Ri adj = Ri - Rm

Tỷ suất lợi nhuận này cho biết tỷ suất lợi nhuận thu được từ cổ phiếu cao hơn hay thấp hơn thị trường bao nhiêu.

Tỷ suất lợi nhuận của danh mục

Lợi nhuận của DMĐT được hình thành từ lợi nhuận của các chứng khoán trong danh mục tương ứng với tỷ trọng của từng loại chứng khoán, cụ thể:

1 n p i i i R R w   Trong đó

Rp : Tỷ suất lợi nhuận của DMĐT

Wi :Tỷ trọng của cổ phiếu i trong danh mục

Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tỷ trọng của các cổ phiếu là như nhau nên việc tính tỷ suất lợi nhuận của DMĐT có thể được diễn giải lại như sau:

1 2 1 1 1 ... 1 n n n i n p i i i i i i R R R R R R w R x n n n         

Như vậy, tỷ suất lợi nhuận của DMĐT trong luận văn này được xác định bằng trung bình cộng tỷ suất sinh lời của tất cả các cổ phiếu trong danh mục.

3.3.3 So sánh TSLN của DMĐT cổ phiếu giá trị có F_Score cao với DMĐT có F_Score thấp, trung bình và danh mục thị trường F_Score thấp, trung bình và danh mục thị trường

Để so sánh chênh lệch TSLN giữa các DMĐT chúng ta có thể thực hiện việc so sánh đơn giản xem chênh lệch TSLN giữa cách danh mục thông qua các giá trị TSLN cụ

thể biểu hiện trong các quan sát qua từng năm cũng như giá trị trung bình của các quan sát này. Tuy nhiên, mở rộng hơn trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu này sẽ kiểm tra sự khác biệt trung bình này về mặt thống kê. Để thực hiện so sánh này, các nghiên cứu trước đây thường dùng kiểm định t (t-test), kiểm định t sẽ được sử dụng cho nghiên cứu này. Để so sánh TSLN của hai danh mục, ta tiến hành chọn từng cặp quan sát là TSLN qua các năm của những danh mục đã được thiết lập theo các bước ở trên. Kiểm định t mẫu cặp cho ta kết quả kết luận về mặt kiểm định thống kê về sự khác biệt trung bình giữa hai nhóm DMĐT cần nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, mẫu cặp chính là TSLN của DMĐT có chỉ số F_Score cao và F_Score thấp, F_Score cao và F_Score trung bình, nhóm F_Score cao và danh mục thị trường. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp chúng ta trả lời cho Giả thuyết 1: Tỷ suất lợi nhuận của danh mục cổ phiếu F_Score cao cao hơn so với danh mục có F_Score thấp, F_Score trung bình và danh mục thị trường. Nếu có sự khác biệt về mặt thống kê của TSLN giữa danh mục cổ phiếu có tỷ số F_Score cao so với danh mục có F_Score thấp hoặc danh mục F_Score cao với danh mục thị trường và phần khác biệt này nếu có giá trị dương chứng tỏ TSLN của danh mục F_Score cao cao hơn danh mục có F_Score thấp và ngược lại, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. Tương tự như vậy cho sự khác biệt giữa TSLN của danh mục F_Score cao với danh mục thị trường. Kiểm định t-test về sự khác biệt TSLN giữa các DMĐT trong nghiên cứu này sẽ được thực hiện bằng phần mềm Stata.

Các biến sử dụng trong kiểm định t-test bao gồm:

RH_F_score : Tỷ suất lợi nhuận của DMĐT cổ phiếu F_Score cao

RM_F_score: Tỷ suất lợi nhuận của DMĐT cổ phiếu F_Score trung bình

RL_F_Score : Tỷ suất lợi nhuận của DMĐT cổ phiếu F_Score thấp

Rm: Tỷ suất lợi nhuận của danh mục thị trường

tính BM và F_Score, do vậy chỉ có 7 quan sát cho các cặp DMĐT trong giai đoạn này. Do hạn chế về khoảng thời gian nghiên cứu, số quan sát như vậy sẽ ít để có thể cho ra một kết quả kiểm định trung bình mẫu của hai đám đông chính xác. Dựa trên những nghiên cứu trước nghiên cứu này đề xuất thêm cách chọn mẫu ngẫu nhiên để tăng số quan sát về tỷ suất lợi nhuận của danh mục trong từng năm. Theo đó với mỗi danh mục (F_Score cao, F_Score trung bình, F_Score thấp) tác giả sẽ lấy ngẫu nhiêu 75% cổ phiếu trong danh mục gốc và thiết lập thêm các DMĐT cho từng năm. Việc lấy mẫu ngẫu nhiên được thực hiện bằng hàm Random trên Excel. Số danh mục quan sát mở rộng qua các năm được trình bày trong Bảng 3.5. Ngoài ra, như đã trình bày trong Bảng 3.3, trong năm 2007 và 2008 chỉ có 3 cổ phiếu trong DMĐT có điểm số F_Score cao, khi tiến hành lấy ngẫu nhiên 75% cổ phiếu trong danh mục thì xác suất trùng lại hoàn toàn các danh mục rất cao. Do vậy để đảm bảo tính khách quan trong việc thiết lập DMĐT, trong năm 2007 và 2008 nghiên cứu chỉ lập một DMĐT cho các nhóm theo điểm số F_Score.

Bảng 3.5: Số lượng DMĐT quan sát qua các năm

Năm SỐ LƯỢNG DANH MỤC F_SCORE ( 0 - 3) F_SCORE ( 4 - 6) F_SCORE ( 7 - 9) 2007 1 1 1 2008 1 1 1 2009 16 16 16 2010 21 21 21 2011 21 21 21 2012 21 21 21 2013 21 21 21 TỔNG 102 102 102

Bảng 3.5 cho biết số lượng DMĐT quan sát qua các năm, trong mỗi năm đều có một DMĐT gốc bao gồm tất cả các cổ phiếu phân nhóm theo điểm số F_Score, số lượng DMĐT mục còn lại là được mở rộng theo phương pháp chọn mẫu đại diện ngẫu nhiên. Riêng đối với năm 2007 và 2008, số lượng cổ phiếu có F_Score cao chỉ là 3, số lượng tương đối ít. Do vậy riêng hai năm này, nghiên cứu sẽ không mở rộng thêm số quan sát về DMĐT theo phương pháp đã giới thiệu ở trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định danh mục đầu tư cổ phiếu giá trị trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)