HIỆU QUẢ KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thủ Đức (Trang 33)

THƢƠNG MẠI.

1.2.1 Khái niệm

Hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng là phạm trù kinh tế phản ánh khả năng, trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của ngân hàng cũng như của nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu đạt ra nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình kinh doanh thẻ tín dụng với tổng chi phí thấp nhất. Hay nói cách khác, hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng ngân hàng là lợi ích tối đa mang lại cho ngân hàng trong quá trình kinh doanh thẻ tín dụng.

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh thẻ

Bên cạnh những loại phí dịch vụ từ hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng mang lại cho NHTM, thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng còn góp phần đa dạng hoá các hình thức dịch vụ mà NHTM cung cấp. Mà điều này có tác động không nhỏ đến uy tín của ngân hàng. Rõ ràng, khi lựa chọn một ngân hàng phục vụ mình khách hàng sẽ chọn ngân hàng nào có khả năng cung ứng nhiều hình thức dịch vụ hơn, giao dịch tiện lợi hơn. Vì vậy nâng cao kinh doanh thẻ tín dụng chính là một hướng đi đúng

đắn cho các ngân hàng hiện đại để nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường điều đó được thể hiện ở các mặt sau:

Lợi nhuận ngân hàng:

Lợi ích lớn nhất mà thẻ đem lại cho ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ là lợi nhuận. Thu nhập từ thẻ mà ngân hàng có được là từ các loại phí nêu trên và các khoản thu từ các dịch vụ ngân hàng và đầu tư kèm theo.

Một yếu tố nữa có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng từ thẻ đó là lòng trung thành của khách hàng. Một khi khách hàng đã có tài khoản hoặc thẻ tại ngân hàng thì hiếm khi họ lại muốn chuyển sang một tổ chức đối thủ khác. Lợi dụng tâm lý này của khách hàng, ngân hàng có thể tăng lãi suất tương đối cho khoản tín dụng thanh toán thẻ để tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng mà không sợ mất khách hàng đồng loạt.

Ngoài ra, nâng cao hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng còn tạo ra sự “hỗ trợ chéo” rất có hiệu quả cho ngân hàng. Tỷ lệ lợi nhuận tương đối cao từ kinh doanh thẻ có thể bù đắp cho những hoạt động kém sinh lời hơn của ngân hàng như kinh doanh trên tài khoản vãng lai (thường lãi suất thấp).

Dịch vụ toàn cầu:

Là thành viên của một tổ chức thẻ quốc tế như Visa hay MasterCard, một ngân hàng dù là nhỏ nhất trên thế giới cũng có thể cho khách hàng một phương tiện thanh toán quốc tế có chất lượng như bất cứ đối thủ cạnh tranh lớn nào.

Ví dụ, mỗi ngày Fleming/Save&Prosper (một ngân hàng ở Anh) phải thanh toán các giao dịch bằng thẻ tín dụng với rất nhiều ngân hàng trên toàn thế giới. Nhờ mối quan hệ với các tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng này chỉ phải thực hiện duy nhất một giao dịch thông qua tổ chức thẻ quốc tế Visa để trả tiền cho tất cả các khoản này, việc phân bổ tới các ngân hàng khác có liên quan sẽ do Visa thực hiện. Sau lợi nhuận, khả

năng cung cấp dịch vụ toàn cầu là lợi ích lớn nhất cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hội nhập với cộng đồng quốc tế.

Hiệu quả cao trong thanh toán:

Bằng việc khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ, ngân hàng sẽ thực hiện số giao dịch séc, tiền mặt ít hơn. Điều này mang lại cho ngân hàng nhiều lợi ích: thực hiện số giao dịch ít hơn, những thông tin thường nhật được cung cấp bởi các tổ chức thẻ quốc tế Visa, MasterCard dưới hình thức điện tử làm cho việc ghi nợ tương ứng vào các tài khoản của khách hàng được nhanh hơn, đơn giản hơn… hoạt động của ngân hàng nhờ vậy cũng hiệu quả hơn.

Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng:

Thẻ thanh toán ra đời, làm phong phú thêm các dịch vụ ngân hàng, mang đến cho ngân hàng một phương tiện thanh toán đa tiện ích, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Không chỉ có vậy, ở các nước phát triển, phát triển dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng có thêm cơ hội để phát triển các dịch vụ khác song song như: đầu tư hoặc bảo hiểm cho các sản phẩm. Thông tin về các loại hình dịch vụ này sẽ được gửi đến cho khách hàng sử dụng thẻ cùng với sao kê hàng tháng của ngân hàng.

Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng:

Việc nâng cao hiệu quat kinh doanh thẻ tín dụng buộc ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện: nâng cao trình độ, trang bị thêm trang thiết bị kỹ thuật công nghệ để cung cấp cho khách hàng những điều kiện tốt nhất trong thanh toán, đảm bảo uy tín, sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng.

Nhờ hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng phát triển mà số lượng tiền gửi của khách hàng để thanh toán thẻ và số lượng tài khoản của các ĐVCNT cũng tăng lên. Với lượng giao dịch thẻ tương đối lớn, các tài khoản này sẽ tạo cho ngân hàng một lượng vốn bằng tiền đáng kể, cũng có thể coi là một nguồn sinh lợi cho ngân hàng.

Là một phương tiện thanh toán hiện đại, thuận tiện, lợi ích về mọi mặt đối với nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng trong nền kinh tế, nên việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với thẻ tín dụng là xu thế tất yếu trong công cuộc toàn cầu hóa, điều này góp phần cho sự phát triển bền vững của ngân hàng trong thởi kỳ hội nhập với thế giới.

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng

Các tiêu chí dùng để đánh giá về mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng thương mại được thể hiện qua một số yếu tố sau:

Tính đa dạng và an toàn về tiện ích của dịch vụ thẻ:

Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của dịch vụ thẻ không thể không kể tới đó là những tiện ích mà dịch vụ thẻ của ngân hàng mang lại. Từ những chiếc thẻ đơn thuần để rút tiền, hiện nay thẻ còn dùng để thanh toán, chuyển khoản, mua hàng qua mạng, thanh toán các hóa đơn điện, nước … và rất nhiều tiện ích khác giúp cho thẻ thực sự là phương tiện thanh toán hiện đại, như vậy nếu dịch vụ thẻ của ngân hàng càng cung cấp nhiều tiện ích rõ ràng càng có thế mạnh trong việc thu hút khách hàng, đóng góp vào sự phát triển nói chung của dịch vụ này.

Số lƣợng thẻ phát hành và số lƣợng khách hàng sử dụng thẻ:

Số lượng khách hàng sử dụng thẻ và số lượng thẻ phát hành không phải là một. Với xu thế hiện nay, một khách hàng có thể sử dụng nhiều loại thẻ cùng lúc, trong đó có những loại thẻ được sử dụng với tần suất nhiều hơn, với các loại thẻ này, ngân hàng sẽ có thu nhập lớn hơn. Như vậy, mục tiêu của ngân hàng không chỉ gia tăng số lượng khách hàng sử dụng thẻ và thanh toán bằng thẻ, mà còn làm thế nào để cho thẻ mà

ngân hàng mình phát hành, được khách hàng sử dụng thường xuyên. Số lượng khách hàng không ngừng gia tăng cùng với số lượng thẻ phát hành cũng là mục tiêu của bất cứ một ngân hàng nào, đó là một trong các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng.

Khi thị trường tài chính nói chung và thị trường thẻ ngân hàng nói riêng ngày càng phát triển thì mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Chính vì vậy, để có thể thu hút khách hành, các ngân hàng thường có các chính sách khuyếch trương quảng cáo sao cho số lượng thẻ của ngân hàng được nắm giữ càng nhiều càng tốt. Số lượng thẻ phát hành càng nhiều chứng tỏ dịch vụ thẻ của ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, số lượng thẻ được phát hành càng nhiều làm cho thu nhập của ngân hàng càng cao và ngược lại. Chính vì vậy, việc gia tăng số lượng thẻ, gia tăng khách hàng, sự trung thành của khách hàng trong việc sử dụng thẻ của ngân hàng là một trong các tiêu chí quan trọng mà ngân hàng nào cũng hướng tới.

Số lƣợng thẻ hoạt động trên tổng số lƣợng thẻ phát hành:

Con số thẻ được phát hành không đồng nghĩa với việc từng ấy thẻ đang lưu hành trên thị trường. Có thể hiểu thẻ không hoạt động là những thẻ đã được phát hành nhưng không có giao dịch rút tiền ra và nạp tiền vào trong một thời gian dài sau khi mở tài khoản hoặc trong tài khoản chỉ có số dư đủ ở mức tối thiểu để duy trì thẻ. Thẻ không hoạt động gây lãng phí tài nguyên của ngân hàng, tốn kém chi phí marketing, phát hành, chi phí quản lý hoạt động kinh doanh thẻ đối với ngân hàng. Do đó, tỷ lệ thẻ hoạt động cũng là một trong các tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh doanh thẻ của các ngân hàng.

Số dƣ tiền gửi trên tài khoản thẻ của khách hàng:

Số dư tiền gửi trên tài khoản thẻ là số tiền mà chủ thẻ ký thác tại ngân hàng để đảm bảo thực hiện thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ. Ngân hàng có thể sử dụng vào các hoạt động kinh doanh và đảm bảo thanh toán đối với số tiền này. Có thể xem đây là

nguồn vốn kinh doanh ngân hàng có thể tận dụng mà không phải chi trả lãi suất. Số dư tiền tài khoản thanh toán càng lớn ngân hàng càng có khả năng mở rộng thêm các hoạt động kinh doanh mang lại thu nhập cao hơn cho ngân hàng. Chủ thẻ có số dư tiền gửi lớn cũng là các chủ thẻ có năng lực tài chính, tiếp cận được các khách hàng này cũng chính là thành công của ngân hàng. Chính vì vậy, số dư tiền gửi trên tài khoản thẻ cũng là một trong các tiêu chí thể hiện sự phát triển của dịch vụ thẻ của ngân hàng.

Doanh số thanh toán thẻ:

Doanh số thanh toán thẻ là tổng giá trị các giao dịch được thanh toán bằng thẻ tại các điểm chấp nhận thẻ và số lượng tiền mặt được ứng tại các điểm rút tiền mặt. Doanh số này càng cao chứng tỏ số lượng khách hàng đặt niềm tin vào dịch vụ thanh toán thẻ và tính tiện ích cũng như sự an toàn của nó. Thông qua đó các chủ thể cung cấp dịch vụ này trong đó có các ngân hàng thương mại sẽ có thu nhập lớn hơn. Chính vì vậy đây là một tiêu chí phản ánh sự phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng.

Nguồn thu từ kinh doanh thẻ

- Thu phí: thẻ nói chung và thẻ tín dụng nói riêng đã mang lại cho NHTM nhiều nguồn thu khác nhau. Đầu tiên, phải kể đến đó là những khoản phí thu được bao gồm :

+ Các khoản phí mà chủ thẻ phải trả. Tuy số phí áp dụng cho mỗi thẻ là không

lớn, trong nhiều trường hợp phí thu là để bù chi, nhưng với nhiều thẻ NHTM có thể tích lại được một nguồn thu.

+ Các khoản phí cho giao dịch rút tiền mặt, phí chậm trả đối với khách hàng sử

dụng thẻ tín dụng để ứng trước tiền của NHTM. Thông thường loại phí này cao hơn lãi suất cho vay dài hạn của NHTM. Như trong trường hợp rút tiền mặt phí có thể lên tới 4% cho NHPH và NHTM vẫn tính lãi khi khách hàng không trả tiền đúng hạn, với thẻ tín dụng lãi chậm trả có thể vượt mức 2.5%.

+ Phí thu từ các cơ sở chấp nhận thẻ khi họ muốn NHTM là người thanh toán

cuối cùng mà nhờ việc thanh toán đó họ đã thu hút được nhiều hơn khách hàng, đem lại phần tăng trong doanh thu.

- Lợi nhuận: lợi nhuận mà ngân hàng thu được là từ hoạt động làm đại lý hay chi nhánh thanh toán cho tổ chức phát hành thẻ. Đây có thể nói là nguồn thu lớn nhất, như là một chiết khấu thương mại khi NHTM thanh toán lại tiền cho tổ chức phát hành. Phần lớn các NHTM ở Việt Nam đều làm chi nhánh thanh toán cho tổ chức thẻ quốc tế và đã thu đươc một khoản phí lớn cho hoạt động này. NHTM có thể thu các loại sau:

+ Chiết khấu thương mại: Khoản thu phát sinh trên doanh số thanh toán của các ĐVCNT. Khi các ĐVCNT trình hoá đơn thanh toán thẻ tín dụng lên NH, NH sẽ tính chiết khấu một khoản trên doanh thu.

+ Lệ phí thường niên: khoản phí mà chủ thẻ phải trả cho quyền sử dụng thẻ tín dụng.

+ Phí rút tiền mặt: Khoản phí thu được trên mỗi giao dịch rút tiền trực tiếp tại quầy giao dịch hoặc các máy ATM. Khoản phí 4% này chủ thẻ trực tiếp phải trả.

+ Các khoản thu tài trợ: Tín dụng là một dạng thức cho vay, lãi sẽ được tính trên số dư tuần hoàn.Tại ngày đáo hạn nếu chủ thẻ thanh toán ít hơn số dư thực tế sẽ phải chịu lãi suất theo lãi suất hiện hành của NH trên phần dư nợ còn thiếu. Trường hợp chủ thẻ không thanh toán đủ số tiền thanh toán tối thiểu theo quy định, còn phải chịu khoản phí chậm trả trên phần số dư thanh toán tối thiểu còn lại.

+ Phí đại lý thanh toán: Với các giao dịch thẻ mà NH thanh toán hộ NHPH, Ngân hàng sẽ được hưởng một phần chiết khấu trên doanh số thanh toán hộ.

- Các khoản thu khác, như:

+ Phí tra soát.

+ Phí cấp lại thẻ mất cắp.

+ Phí cập nhật thẻ mất cắp, thất lạc lên danh sách cấm lưu hành.

Tất cả những khoản thu từ nghiệp vụ thẻ đem lại một tỉ suất sinh lời lên tới 20%/năm cho NHTM. Vì vậy, dễ hiểu tại sao thẻ tín dụng có một sức hấp dẫn lớn như vậy với những tổ chức kinh doanh thẻ.

1.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng 1.2.4.1 Nhân tố khách quan 1.2.4.1 Nhân tố khách quan

- Về điều kiện xã hội:

+ Thói quen sử dụng tiền mặt: Thói quen của phần đông người mua và người bán vẫn thực hiện theo phương thức “tiền trao cháo múc”. Thói quen sử dụng tiền mặt đã ăn sâu vào cách sống, sinh hoạt của người dân Việt, chưa quen dùng các phương tiện thanh toán khác như: séc, thẻ tín dụng để thanh toán cho các nhu cầu tiêu dùng. Thói quen này cộng với tâm lý ngại công khai hoá thu nhập, doanh thu đang cản trở, hạn chế quá trình phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt nam.

Ngoài ra, niềm tin của người dân vào chiếc máy ATM/POS cũng còn hạn chế sau không ít những vụ việc phát sinh như: cướp tiền nơi máy ATM, giao dịch lừa đảo, giao dịch không thành công nhưng tài khoản vẫn bị trừ tiền, cộng với những tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng thẻ cũng thường xuyên thể hiện trên các mặt báo… nên người dân ngại thực hiện các giao dịch thanh toán trên máy ATM/POS. Do vậy, theo thống kê tại một số ngân hàng trên địa bàn có trên 80% giao dịch trên ATM là để rút tiền mặt và cũng vì thế chiếc máy ATM ở Việt Nam được gọi là máy rút tiền tự động trong khi bản chất của ATM là máy giao dịch tự động.

+ Trình độ dân trí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai các sản phẩm mới, đặc biệt là những sản phẩm hiện đại, chứa đựng hàm lượng công

nghệ cao. Việc ứng dụng rộng rãi các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đòi hỏi mặt bằng trình độ dân trí phải ở mức độ tương đối tiếp cận được. Khi trình độ dân trí thấp, thật khó khăn để mọi người nắm bắt, hiểu được đi đến chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại một cách thành thạo và an toàn; từ đó sẽ ngại tiếp cận các phương tiện hiện đại, sợ máy giữ thẻ, giữ tiền, sợ thao tác sai sẽ bị mất tiền.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thủ Đức (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)