1.2.4.1 Nhân tố khách quan
- Về điều kiện xã hội:
+ Thói quen sử dụng tiền mặt: Thói quen của phần đông người mua và người bán vẫn thực hiện theo phương thức “tiền trao cháo múc”. Thói quen sử dụng tiền mặt đã ăn sâu vào cách sống, sinh hoạt của người dân Việt, chưa quen dùng các phương tiện thanh toán khác như: séc, thẻ tín dụng để thanh toán cho các nhu cầu tiêu dùng. Thói quen này cộng với tâm lý ngại công khai hoá thu nhập, doanh thu đang cản trở, hạn chế quá trình phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt nam.
Ngoài ra, niềm tin của người dân vào chiếc máy ATM/POS cũng còn hạn chế sau không ít những vụ việc phát sinh như: cướp tiền nơi máy ATM, giao dịch lừa đảo, giao dịch không thành công nhưng tài khoản vẫn bị trừ tiền, cộng với những tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng thẻ cũng thường xuyên thể hiện trên các mặt báo… nên người dân ngại thực hiện các giao dịch thanh toán trên máy ATM/POS. Do vậy, theo thống kê tại một số ngân hàng trên địa bàn có trên 80% giao dịch trên ATM là để rút tiền mặt và cũng vì thế chiếc máy ATM ở Việt Nam được gọi là máy rút tiền tự động trong khi bản chất của ATM là máy giao dịch tự động.
+ Trình độ dân trí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai các sản phẩm mới, đặc biệt là những sản phẩm hiện đại, chứa đựng hàm lượng công
nghệ cao. Việc ứng dụng rộng rãi các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đòi hỏi mặt bằng trình độ dân trí phải ở mức độ tương đối tiếp cận được. Khi trình độ dân trí thấp, thật khó khăn để mọi người nắm bắt, hiểu được đi đến chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại một cách thành thạo và an toàn; từ đó sẽ ngại tiếp cận các phương tiện hiện đại, sợ máy giữ thẻ, giữ tiền, sợ thao tác sai sẽ bị mất tiền.
Trình độ ngoại ngữ hạn chế sẽ ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng thẻ quốc tế đồng thời cũng gặp khó khăn khi sử dụng thẻ nội địa trên hệ thống ATM khác, vì hầu hết các ngân hàng khi thiết kế giao diện dùng cho thẻ ngoài hệ thống được thiết kế giao diện tiếng Anh.
+ Sự ổn định chính trị xã hội: có sự ổn định cao về chính trị xã hội tạo sự an tâm trong giới đầu tư trong nước cũng như thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính nói chung, thị trường thẻ nói riêng. Đặc biệt đối với thị trường thẻ cần sự ổn định về chính trị, xã hội cao hơn bởi lẽ các phương tiện chấp nhận thẻ thường đặt bên ngoài ngân hàng điều kiện quản lý, giám sát có phần hạn chế. Mặt khác thay đổi cả một thói quen sử dụng tiền mặt cần phải có thời gian và phải đầu tư hợp lý, nên sự ổn định chính trị, xã hội là không thể thiếu.
Chính trị ổn định còn có ý nghĩa trong quan hệ giao lưu quốc tế, khi đó cần thẻ để mang theo khi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh hoặc công tác.. là yếu tố tác động tăng nhu cầu thẻ quốc tế.
- Điều kiện kinh tế
+ Tiền tệ ổn định: Tiền tệ ổn định giúp ngân hàng và các định chế tài chính có điều kiện phát triển ổn định, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do rủi ro bất ổn về tiền tệ gây ra như lạm phát, giảm phát…
Đối với người dân an tâm gửi tiền vào ngân hàng lâu hơn so với khi bị lạm phát cũng như chấp nhận sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, trong đó có các dịch vụ về thẻ tín dụng.
+ Sự phát triển ổn định của nền kinh tế: sự phát triển ổn định nền kinh tế sẽ là điều kiện cơ bản nhất cho sự phát triển của các doanh nghiệp; là nền tảng tốt nhất cho sự phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, trong đó có dịch vụ về thẻ.
+ Các điều kiện về cạnh tranh: mở rộng phát hành và thanh toán thẻ phụ thuộc rất nhiều vào cạnh tranh trên thị trường. Sự cạnh tranh lành mạnh làm cho các ngân hàng phải cân nhắc kỹ hơn cho việc đầu tư phát triển loại hình thanh toán này, tạo cho ngân hàng sự chủ động, sáng tạo trong việc cung cấp những sản phẩm thẻ chất lượng tốt nhất, đem lại tiện ích tốt nhất cho khách hàng và thu lợi nhuận tối ưu.
- Các điều kiện về mặt khoa học công nghệ
Thẻ ngân hàng là sản phẩm chứa đựng hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt công nghệ tin học và viễn thông là không thể thiếu đối với hoạt động thanh toán thẻ. Khi công nghệ và viễn thông phát triển, các ngân hàng mới có điều kiện xây dựng được hệ Ngân hàng lõi (Core Banking), đây được xem như là nền tảng, là xương sống của các sản phẩm ngân hàng hiện đại. Core Banking là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như: tiền gửi, tiền vay, khách hàng. Thông qua đó, ngân hàng phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm hiện đại mà nổi bật trong thời gian gần đây là các sản phẩm thẻ tín dụng.
Sau khi NHNN đã tiến hành khai trương hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2, hệ thống thanh toán ngân hàng với những thay đổi cơ bản về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiệu năng xử lý và quy trình nghiệp vụ hiện đại theo thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời với dung lượng ngày càng cao.
Về phía các NHTM, bên cạnh việc đẩy mạnh triển khai hệ thống Core Banking để hiện đại hóa hệ thống thanh toán nội bộ, mở rộng mạng lưới, cũng như không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán. Nhiều phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mới, hiện đại, tiện ích ứng dụng công nghệ cao như thẻ tín dụng, thanh toán qua Internet, qua điện thoại di động, ví điện tử, ..., vv đã được cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
- Cơ sở pháp lý
Để phát triển nhanh và bền vững các phương tiện thanh toán hiện đại, trong đó có thẻ tín dụng cần phải có luật thừa nhận tính pháp lý của các hợp đồng, các chứng từ, các giao dịch điện tử và dữ liệu điện tử... Đồng thời cần có những chủ trương và chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ để hổ trợ cho các ngân hàng triển khai các sản phẩm mới một cách thuận lợi.
Sau một loạt văn bản của Chính phủ ban hành, hoạt động phát hành và thanh toán thẻ đã có môi trường pháp lý hợp pháp, hành lang pháp lý thống nhất đã tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động khi tham gia thị trường thẻ, thúc đẩy thị trường thẻ phát triển nhanh chóng.
Dựa vào hành lang pháp lý các ngân hàng xây dựng và thực thi các qui trình quản lý, phát hành và thanh toán thẻ một cách khoa học. Hành lang pháp lý rõ ràng, vững chắc buộc các bên tham gia thanh toán thẻ phải tuân thủ và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp xảy ra nếu có. Hành lang pháp lý rõ ràng, vững chắc giúp mọi người mạnh dạn sử dụng thẻ tín dụng làm phương tiện thanh toán chính của mình.
1.2.4.2 Nhân tố chủ quan
- Đối với đơn vị cung ứng dịch vụ: việc thay đổi tư duy trong nhận thức, ứng dụng, bắt chước và cải tiến đối với các sản phẩm dịch vụ tiên tiến của ngân hàng nước ngoài là một trong những yếu tố không những quan trọng mà còn quyết định đến sự thành công của ngân hàng. Nếu một ngân hàng nào đó cứ bảo thủ, chỉ kinh doanh các sản phẩm truyền thống sẽ từ từ đi vào ngõ cụt và triệt tiêu. Để thay đổi tư duy ngân hàng, trước hết phải thay đổi được tư duy trong giới lãnh đạo ngân hàng từ trụ sở chính cho đến chi nhánh, phòng giao dịch. Làm được điều này sẽ tác động trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của một ngân hàng, trong đó có chiến lược sản phẩm, dịch vụ đồng thời còn phát huy hiệu quả đến việc triển khai thực hiện ở các cấp, đưa các sản phẩm dịch vụ mới nói chung, các sản phẩm thẻ nói riêng nhanh chóng đi vào cuộc sống,
đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, góp phần phát triển một cách nhanh chóng và bền vững thị trường thẻ.
- Đối với đơn vị sử dụng dịch vụ: việc tiếp cận đi đến chấp nhận sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng là sự thay đổi cả một thói quen đã hình thành từ rất lâu, cho nên đây là việc làm rất khó. Vì vậy, muốn làm được trước hết cần có sự thay đổi tư duy trong việc nhìn nhận về các dịch vụ, sản phẩm mới của ngân hàng.
- Nhân tố về vốn: khi có vốn nhà đầu tư mới thuê, mua, xây dựng được văn phòng làm việc, mua sắm máy móc thiết bị, thuê mướn nhân viên,… vì vậy nguồn vốn đầu tư là một yếu tố quan trọng đến việc thực hiện mọi dự án sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên có nhiều cách để thu hút nguồn vốn trong kinh doanh thông qua việc góp vốn, huy động, đi vay, vận động tài trợ từ các tổ chức trong nước và nước ngoài. Thực tế cho thấy việc phát hành, quản lý và thanh toán thẻ đòi hỏi một chi phí đầu tư lớn. Bên cạnh việc đầu tư cho ngân hàng lõi, các ngân hàng còn phải đầu tư cho việc lắp đặt những thiết bị công nghệ hiện đại như: máy ATM hay POS và đường truyền, chi phí đào tạo, triển khai, bảo dưỡng. Vốn đầu tư là điều kiện đầu tiên và quan trọng đối với các ngân hàng trong bước đầu triển khai dịch vụ thẻ trên thị trường cũng như trong đầu tư đổi mới công nghệ để bắt kịp những tiến bộ trên thế giới. Vì vậy nếu không có nguồn vốn cho lĩnh vực này các ngân hàng gặp khó khăn trong việc triển khai các sản phẩm thẻ, sẽ bị hạn chế trong cạnh tranh và nhanh chóng tụt hậu so với các đối thủ.
- Nhân tố về nhân lực: con người là yếu tố quyết định đi đến thành công của doanh nghiệp. Vì vậy song song với việc đầu tư cho công nghệ, máy móc thiết bị thì nguồn nhân lực cũng phải được ưu tiên đầu tư. Việc đầu tư cho người lao động và gia đình của họ làm cho người lao động trở thành tài sản của doanh nghiệp.
Có nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ và ngoại ngữ tốt sẽ dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm thẻ hiện đại của các ngân hàng nước ngoài,
thuận lợi trong việc tiếp nhận các công nghệ mới. Có đội ngũ chuyên môn giỏi, ngân hàng sẽ thuận lợi trong việc thương thảo, chọn lựa đối tác hợp tác, liên doanh, liên kết, mua sắm trang thiết bị, phần mềm cần thiết với chi phí tốt nhất.
Có nhân viên giỏi sẽ sử dụng thành thạo các thiết bị, công nghệ, hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ được tốt hơn đồng thời nắm bắt nhanh và thực hiện đúng qui trình, an toàn cho dịch vụ thẻ tín dụng. Ngược lại, khi không chuẩn bị tốt về nguồn nhân lực sẽ bị động trong công tác nghiên cứu, xây dựng, phát triển và triển khai các sản phẩm thẻ tín dụng, không mang lại hiệu quả như mong đợi.
1.3 KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG THẺ TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
1.3.1 Kinh nghiệm về phát triển thị trƣờng thẻ của một số nƣớc trên thế giới
1.3.1.1 Trung Quốc
Nhân tố đưa Trung Quốc vào nhóm quốc gia có tiềm lực phát triển thẻ thanh toán mạnh nhất hiện nay chính là Dự án thẻ vàng. Dự án thẻ vàng được thực hiện bởi Liên minh Ngân hàng Trung Quốc trên phạm vi cả nước trong khoảng thời gian 16 năm. Phương châm của Dự án là tạo ra thương hiệu riêng về thẻ tín dụng ngân hàng phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc.
Năm 1993, Trung Quốc chính thức khởi động Dự án thẻ vàng để điện tử hóa lưu thông tiền tệ, giải quyết vấn đề liên kết mạng ngân hàng.
Đến năm 2000, Trung Quốc bước đầu xây dựng hệ thống liên kết giao dịch thẻ ngân hàng và trung tâm trao đổi thông tin tại 18 thành phố lớn. Dự án thẻ vàng đã thu được những thắng lợi đầu tiên.
Tháng 03/2002, Trung Quốc giải quyết được vấn đề liên kết thẻ ngân hàng và liên kết mạng ngân hàng trên phạm vi rộng lớn, thúc đẩy mạnh việc phát triển thương mại điện tử, giải quyết được những thách thức mới của thị trường tài chính thời mở cửa. Sau khi được Quốc vụ viện Trung Quốc cho phép, Tổ chức liên kết thẻ ngân hàng Trung Quốc chính thức được thành lập, qua đó đưa dịch vụ thẻ thanh toán Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển toàn diện với tốc độ nhanh chóng.
Ngành ngân hàng Trung Quốc đã tích cực phát hành thẻ tiêu chuẩn Unionpay. Tính đến tháng 12/2014, Dự án thẻ vàng đã đạt những kết quả ấn tượng như sau:
Bảng 1.1: Số liệu thị trƣờng thẻ Trung Quốc đến tháng 12/2014
Chỉ tiêu Giá trị (nghìn đơn vị) So với năm 2012 Số khách hàng thanh toán
thương mại điện tử
25.500 Tăng 9 lần
Số EDC liên mạng 5.110 Tăng 9,7 lần
Số ATM liên mạng 360 Tăng 4,7 lần
Nguồn:trang www.mk.com.vn của công ty cổ phần công nghệ MK
Từ đó hình thành một mạng lưới chấp nhận thẻ thanh toán ngân hàng quy mô lớn nhất tại Trung Quốc, đồng thời mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ thanh toán tới 67 quốc gia và khu vực trên thế giới.
Với Dự án thẻ Vàng, Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia có số người sử dụng thẻ tín dụng nhiều nhất, phát triển nghiệp vụ thẻ ngân hàng nhanh nhất và có những tiềm lực nhất để phát triển thẻ thanh toán. Trong đó phải ghi nhận nỗ lực của các ngân hàng trong việc chung tay cùng thúc đẩy công nghệ thẻ và mạng liên kết ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chóng, mở rộng liên kết mạng ngân hàng quốc
tế, xây dựng thương hiệu riêng, tăng cường đổi mới và liên kết thanh toán, tránh được những rủi ro trong lĩnh vực thanh toán liên ngân hàng.
1.3.1.2 Hàn Quốc
Thị trường thẻ Hàn Quốc phát triển nhanh chóng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu chiếc thẻ tín dụng đầu tiên được phát hành ở Hoa Kỳ vào năm 1950, thì mãi đến năm 1969, thẻ mới xuất hiện ở Hàn Quốc. Mặc dù ra đời sau như thế, nhưng Hàn Quốc hiện đang xếp thứ hai thế giới về thị trường thẻ tín dụng sau Hoa Kỳ và lĩnh vực thẻ đã đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc trong thời gian qua.
Sự phát triển của thị trường thẻ Hàn Quốc được chia ra làm 04 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành và phát triển, từ năm1969 đến năm 1998 với các cột mốc đáng nhớ như sau:
+ Năm 1969, tập đoàn Shinsegae cho ra đời chiếc thẻ tín dụng đầu tiên.
+ Năm 1982, Liên minh thẻ BC được thành lập bao gồm 5 ngân hàng thương mại.
+ Năm 1987, Chính phủ ban hành những chính sách linh hoạt đối với lĩnh vực thẻ, tạo nền tảng cho sự phát triển của các công ty thẻ tín dụng như Kookmin, KEB, Samsung..
+ Năm 1988, Olympic được tổ chức ở Seoul, góp phần gia tăng thu nhập của người dân Hàn Quốc.
+ Năm 1989, sự phát triển của ngành du lịch trong nước đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng.
Đến năm 1993, theo thống kê, mỗi người Hàn Quốc sở hữu 01 thẻ tín dụng. Mạng lưới bán hàng phát triển và đạt con số 4,6 triệu vào năm 1998.
* Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển nhanh và khủng hoảng từ năm1999 đến năm 2002.
Năm 1998, Hàn Quốc nhận được gói hỗ trợ về kinh tế. Để đảm bảo tăng trưởng