TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THỦ ĐỨC
2.3.1 Kết quả đạt đƣợc
- Tăng trưởng nguồn vốn huy động: hoạt động kinh doanh thẻ ra đời đã khuyến khích ngày càng nhiều các tổ chức và dân cư mở tài khoản thẻ, mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHTM, góp phần làm tăng nguồn vốn kinh doanh của các ngân hàng.
- Góp phần tăng trưởng lợi nhuận: ngoài lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh tiền tệ, như: cho vay, chiết khấu, bao thanh toán, bảo lãnh. Kinh doanh thẻ tín dụng cũng góp phần không nhỏ vào tổng lợi nhuận của các NHTM nói chung và VCB Chi nhánh Thủ Đức nói riêng.
- Làm đa dạng hóa việc sử dụng vốn của NHTM: thông qua hoạt động phát hành thẻ tín dụng, NHTM nói chung và VCB Chi nhánh Thủ Đức nói riêng đã phát triển được hình thức cho vay tiêu dùng cá nhân, góp phần đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn ngân hàng của khách hàng.
- Chất lượng các khoản tín dụng ngắn hạn cấp cho chủ thẻ cao: vì sử dụng thẻ tín dụng đồng nghĩa với việc khách hàng sử dụng vốn vay ngắn hạn của NHTM nên ít xảy ra trường hợp nợ quá hạn, góp phần giảm tỷ lệ dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín
dụng của VCB Chi nhánh Thủ Đức. Nếu trong năm 2012, VCB Chi nhánh Thủ Đức phát hành được 6,525 thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế thì trong năm 2013 đã phát hành được 8,629 thẻ. Đến năm 2014 phát hành được 10,473 thẻ tăng gần 60.5% so với năm 2012.
- Tăng thị phần thanh toán thẻ tín dụng: theo tổng kết của VCB thì thị phần thanh toán thẻ tín dụng tại VCB Chi nhánh Thủ Đức trong tổng số thị phần thanh toán của VCB tăng lên qua từng năm. Năm 2012 chiếm khoảng 9%, năm 2013 chiếm khoảng 11% và đến năm 2014 là 12%. Doanh số thanh toán thẻ liên tục tăng qua các năm. Năm 2012 là 1.868.022 USD, đến năm 2013 là 3.228.167 USD, tăng 72.8% so với năm 2012 và đến hết năm 2014 doanh số thanh toán thẻ là 5.034.848 USD, tăng 56% so với năm 2013. Đây là một điều đáng mừng cho VCB Chi nhánh Thủ Đức. Thị phần thanh toán của VCB Chi nhánh Thủ Đức còn nhỏ so với tổng chung của VCB nói riêng và hệ thống NHTM việt Nam nói chung. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy rằng hoạt động kinh doanh thẻ tại VCB Chi nhánh Thủ Đức sẽ ngày một phát triển.
- Phát triển ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào hoạt động NHTM: thông qua nghiệp vụ kinh doanh thẻ, ngân hàng đã áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ không chỉ nội địa mà cả thẻ quốc tế. VCB Chi nhánh Thủ Đức là ngân hàng đi đầu trong việc tham gia vào hệ thống thanh toán qua mạng và góp phần to lớn trong việc thanh toán không dùng tiền mặt trong nước, góp phần thực hiện tốt chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, phát huy vai trò chủ đạo của một NHTM đi đầu trong lĩnh vực này. Những thành tích đạt được từ hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng một phần nào đó khẳng định vị thế của VCB Chi nhánh Thủ Đức so với các ngân hàng khác trên địa bàn và khẳng định xu thế phát triển lĩnh vực kinh doanh thẻ tại Việt Nam.
Như vậy mặc dù VCB Chi nhánh Thủ Đức mới triển khai phát hành và thanh toán thẻ tín dụng chưa được lâu nhưng Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ. Đó là sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ Ban lãnh đạo và đặc biệt là các cán bộ nhân viên làm việc tại bộ phận thẻ tại VCB Chi nhánh Thủ Đức.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế
Bên cạnh các kết quả đạt được như đã phân tích ở trên, hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại VCB Chi nhánh Thủ Đức còn một số khó khăn, hạn chế cần được tháo gỡ để có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng trong trong thời kỳ hội nhập quốc tế, cụ thể là:
- Do tâm lý ưa chuộng tiền mặt của người Việt Nam còn quá cao: theo nhận xét và đánh giá của một số chuyên gia nước ngoài, Việt nam là một quốc gia đang sử dụng quá nhiều tiền mặt. Điều này có thể thấy rõ trong hệ thống ngân hàng có tới 13% trên tổng số nhân viên làm các công việc thu nhận, kiểm đếm, thu nhận tiền mặt ...Thói quen dùng tiền mặt đã bén rễ quá lâu trong cộng đồng người Việt Nam gần như coi tiền mặt là phương tiện không thể thay thế. Vì vậy, rất khó tạo ra một bước nhảy vọt lớn nào nếu người dân chưa quen với một phương tiện thanh toán mới cho dù nó có tiện ích đến đâu. Xét về mặt chỉ tiêu cá nhân, chưa có một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt nào thâm nhập vào đời sống. Người dân vẫn còn rất xa lạ với các giao dịch với ngân hàng và các dịch vụ do ngân hàng cung cấp.
- Thu nhập bình quân/ đầu người thấp: Việt Nam là một trong số ít nước có Thu nhập bình quân/ đầu người thấp, đặc biệt là số đông người lao động, bởi vậy số người dân có tài khoản tại các ngân hàng còn rất ít. Mặt khác, khi phát hành thẻ tín dụng NHTM lại căn cứ rất nhiều vào tài khoản cá nhân và thu nhập thực tế của khách hàng. Đây là một khó khăn không thể khắc phục một sớm một chiều mặc dù nó có thể được cải thiện bằng nỗ lực Maketing của các NHTM.
- Chi phí đầu tư cơ sở kỹ thuật và công nghệ hiện đại: việc phát triển loại hình thẻ dịch vụ thẻ tín dụng đòi hỏi phải có hệ thống thiết bị và công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế từ công đoạn sản xuất thẻ đến quy trình thanh toán đều phải đầu tư hệ thống máy móc kiểm tra như ECD, POS, máy rút tiền tự động - ATM. Khoản chi này khiến tiền lợi nhuận thu được từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tín dụng không đủ bù đắp. Điểm yếu này càng khiến cho VCB Chi nhánh Thủ Đức khó khăn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài có đủ khả năng về tài chính cũng như kinh nghiệm. Thời gian vừa qua, hệ thống cơ sở kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh thẻ đã nhận được sự đầu tư đáng kể. VCB dần tiếp cận được với công nghệ phát hành thanh toán và quản lý chung theo mức chuẩn của khu vực và quốc tế.
- Hạn chế của hệ thống quản lý thẻ: hệ thống mạng truyền dữ liệu VCB và mạng lưới ĐVCNT vừa mới được nâng cấp, các thiết bị phục vụ cho mạng này trước đây sử dụng công nghệ truyền thông là SDSL. Công nghệ này có một số nhược điểm như: khó kết nối và khó kiểm tra, không tận dụng được các đường truyền sẵn có, khả năng quản lý không cao. Hiện nay mạng này đã được nâng cấp hệ thống sử dụng giao thức TCP/IP. Đây là tiền đề cho việc phát triển mở rộng hơn nữa mạng lưới ĐVCNT của VCB Chi nhánh Thủ Đức. Các thiết bị EDC mới với những tính năng được phát triển và bổ sung đã và đang tạo điều kiện cho dịch vụ thẻ của VCB Chi nhánh Thủ Đức phát triển. Tuy đã có những bước cải thiện nhưng hệ thống quản lý thẻ vẫn còn những hạn chế nhất định. Việc tập trung dữ liệu để xử lý và thanh toán on-line cho khách hàng tại hội sở chưa thực hiện được do phải rà soát lại hệ thống dữ liệu không chính xác và không cập nhật trước đây tại sở giao dịch và các chi nhánh . Bên cạnh đó sự phát triển về dịch vụ cũng như số lượng loại thẻ mà hệ thống hỗ trợ, hệ thống máy chủ có dữ liệu không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Để khắc phục hiện tượng này máy chủ của hệ thống thẻ tín dụng cần được nâng cấp, tối ưu hoá tài nguyên. Khả năng dự phòng của
hệ thống cần được xem xét và cải thiện để hạn chế tối đa các sự cố bất thường có thể xảy ra.
- Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện: hiện nay tuy đã có hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh thẻ, nhưng chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc phát triển dịch vụ thẻ. NHNN chưa có qui chế chung cho toàn bộ hệ thống nên đa số các văn bản đang áp dụng hiện nay có nhiều điểm chưa thống nhất và chưa phù hợp. Điều này không những gây cho các ngân hàng kinh doanh dịch vụ thẻ rất nhiều khó khăn mà còn tạo ra những bất cập nảy sinh giữa cơ chế phát hành, kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế với các quy định quản lý hiện hành. Ngoài ra, những loại thẻ đa dạng khác như: thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán… cũng đòi hỏi phải có những văn bản pháp lý điều chỉnh nghiệp vụ kinh doanh
- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên ngân hàng: như chúng ta đã biết nghiệp vụ thẻ còn tương đối mới mẻ đối với các NHTM nói chung và VCB Chi nhánh Thủ Đức nói riêng bởi vậy đa phần các cán bộ đều chưa có kinh nghiệm, chưa được qua đào tạo chuyên nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực quản lý rủi ro, marketing, nghiên cứu và phát triển thị trường. Hầu hết các hoạt động trên cho tới nay vẫn còn bỏ ngỏ, không có người đảm nhiệm chuyên trách. Bên cạnh đó lực lượng cán bộ nghiệp vụ thẻ còn mỏng nên ở VCB Chi nhánh Thủ Đức cán bộ phòng thẻ vẫn phải kiêm nhiệm trong việc vừa giải quyết các phát sinh hàng ngày vừa bố trí thời gian tranh thủ đi marketing để mở rộng mạng lưới ĐVCNT và các đơn vị trả lương qua tài khoản làm thẻ ATM.
2.3.2.2 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng
Thứ nhất, hiện nay, ngân hàng VCB Chi nhánh Thủ Đức đang phải hoạt động
kinh doanh thẻ trong một môi trường đầy khó khăn. Thẻ mới chỉ chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách hàng là những người đi công tác học tập ở nước ngoài còn phần đông
dân cư mới chỉ có ý niệm về thẻ, chưa coi đó là phương tiện thanh toán đa tiện ích cho mình, cũng chưa có điều kiện sử dụng nó. Điều này xuất phát từ thói quen sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế ở Việt Nam và cũng xuất phát từ một thực tế là việc sử dụng thẻ còn rất hạn chế ở Việt Nam do số ĐVCNT tính trên đầu người quá thấp. Hiện tại các ĐVCNT chỉ mới tập trung ở các thành phố lớn, với các loại hình kinh doanh chủ yếu là nhà hàng, khách sạn, cửa hàng lớn… nên chỉ phục vụ cho đối tượng khách hàng chính là các thương nhân, khách du lịch người nước ngoài… còn rất xa lạ với phần đông người Việt Nam. Các cơ sở cung ứng hàng hoá, dịch vụ cũng có ý muốn thu tiền mặt vừa nhanh gọn lại tránh được sự kiểm soát của nhà nước. Chính vì vậy, trong thanh toán tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm đến 30% trong bán buôn và 95% trong bán lẻ.
Trong hoàn cảnh đó công tác marketing, tuyên truyền, quảng cáo cho thẻ lại chưa thực sự tới được người dân. Chưa có một sản phẩm thẻ nào đáp ứng được nhu cầu của đa số dân chúng: hạn mức vừa phải, phạm vi sử dụng rông rãi, đặc biệt là ở trong nước… Thẻ là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới nên rất cần phải có những hoạt động hỗ trợ, tuyên truyền, quảng cáo. Trong khi đó hoạt động này của VCB Chi nhánh Thủ Đức cũng như các NHTM Việt Nam khác còn hạn chế, chưa mạnh dạn bỏ chi phí ra để tiếp thị sản phẩm thẻ, nghiên cứu tìm ra những loại thẻ phù hợp với thị trường Việt nam hơn.
Thứ hai, dù có nhiều nỗ lực trong đầu tư công nghệ nhưng so với các ngân hàng
nước ngoài, sự đầu tư này còn là nhỏ. Do đó, vẫn còn một số trục trặc trong hệ thông máy móc phát hành và thanh toán thẻ gây tổn hại cả về thời gian và tiền bạc cho cả ngân hàng, khách hàng và ĐVCNT. Điều đó không chỉ dẫn đến tổn thất mà còn dẫn đến suy giảm uy tín của ngân hàng, giảm lòng tin của khách hàng vào ngân hàng.
Thứ ba, kinh nghiệm hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng chưa được lâu. Nhiều
được triệt để, làm khách hàng phải kêu ca, phàn nàn. Trong khi đó các ngân hàng nước ngoài vốn rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực này lại có thêm sự hỗ trợ về tài chính mạnh, máy móc chuẩn lại sẵn sàng đầu tư mạnh để dành thị trường nên có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.
Thứ tư, một điều đáng nói nữa là hiện nay môi trường pháp lý chưa hoàn thiện
là một khó khăn lớn cho hoạt động kinh doanh thẻ. Quy chế chính thức về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ (do NHNN ban hành kèm theo quyết định số 317/1999/QĐ- NHNN1 vào tháng 11/1999) quy định việc phát hành thẻ phải có bảo đảm tín dụng như đối với tín dụng trung và dài hạn trong khi đó tín dụng thẻ có tính chất khác với hai loại tín dụng trên. Ngoài ra, trong tình hình chung là số tội phạm có liên quan đến thẻ (làm, lưu hành thẻ giả mạo, ăn cắp thẻ…) ngày càng tăng thì ở Bộ luật hình sự lại chưa có một quy định nào về khung hình phạt cho những vi phạm trong lĩnh vực này.
Cuối cùng, ở Việt nam, hiện chưa có một hoạt động đào tạo chuyên về thẻ nào
dù là của NHNN. Do đó, để hoạt động tốt trong lĩnh vực này buộc VCB nói chung và VCB Chi nhánh Thủ Đức nói triêng phải tự cho nhân viên tham gia các khoá học do các Tổ chức thẻ Quốc tế tổ chức mà chi phí của mỗi khoá học này không phải là nhỏ. Do vậy, việc cập nhật thông tin, kiến thức thường xuyên cũng có phần hạn chế.
Kết luận chƣơng 2
Ngoài phần giới thiệu về VCB và sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Chi nhánh Thủ Đức. Chương 2 đã phân tích về việc phát hành thẻ, thanh toán thẻ và đo lường hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng tại VCB Chi nhánh Thủ Đức. Qua đó, luận văn đã đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân làm hạn chế kinh doanh thẻ tại VCB. Việc đánh giá này và đặc biệt là tìm ra những nguyên nhân chính để làm cơ sở xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng tại VCB Chi nhánh Thủ Đức trong chương 3.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH THỦ ĐỨC
3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
3.1.1 Định hƣớng chung
Mục tiêu tổng thể trong chiến lược của VCB là xây dựng VCB thành một tập đoàn ngân hàng tài chính đa năng, có phạm vi hoạt động quốc tế, có vị thế hàng đầu tại Việt Nam; mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất; hài hòa lợi ích giữa khách hàng, cổ đông và người lao động. Tầm nhìn 2020 của VCB là phấn đấu trở thành một trong hai ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam có sức ảnh hưởng trong khu vực và là một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới vào năm 2020. Hiện nay, VCB là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất lọt vào bảng xếp hạng Top 500 ngân hàng hàng đầu thế giới do Tạp chí The Banker vừa công bố tháng 7 năm 2013.
Để thực hiện chiến lược của mình, về mặt định hướng chung, VCB đề ra lộ