3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ
Hoàn chỉnh môi trường pháp lý là vấn đề cần thiết để thẻ trở thành phương tiện thanh toán phổ biến trong xã hội. Thẻ do VCB phát hành hiện nay chịu sự quy định chặt chẽ của Hiệp hội thẻ quốc tế. Nhưng chỉ như vậy là chưa đủ, cần có một hệ thống văn bản pháp quy hoàn thiện, đầy đủ cho việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ. Ở Việt Nam hiện nay sau nhiều lần sửa đổi mới đây là quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc phát hành, thanh toán, hỗ trợ sử dụng thẻ thanh toán (ngày 15/05/2007) mặc dù đã điều chỉnh để phù hợp với sự đổi mới trong quá trình hội nhập nhưng đó chỉ là một văn bản có tính hướng dẫn chung còn về quy trình cụ thể thì lại do từng ngân hàng tự đề ra, chứ không có sự thống nhất chung. Một khi thẻ đã được sử dụng phổ biến và trở thành phương tiện thanh toán hữu hiệu thì rất cần có một pháp lệnh về thẻ thanh toán với những điều khoản chặt chẽ, thống nhất với các văn bản có liên quan đến quản lý ngoại hối, tín dụng chung.
Chính sách quản lý ngoại hối hiện nay có quy định về đồng tiền thanh toán thẻ tại các ĐVCNT nhưng chưa có phần đề cập đến hạn mức thanh toán và tín dụng của thẻ do các ngân hàng trong nước phát hành. Chính sách quản lý ngoại hối cần phải có quy định riêng cho thẻ thanh toán, nhất là thẻ tín dụng quốc tế nhằm mục đích vừa quản lý tốt việc sử dụng thẻ của khách hàng, tránh việc lợi dụng thẻ để chuyển ngoại tệ nhưng vừa phải tạo điều kiện cho phát hành thẻ của ngân hàng và sử dụng thẻ của khách hàng không bị hạn chế ở mức độ nào đó.
Chính sách tín dụng phải có quy định riêng cho tín dụng thẻ – một loại hình tín dụng mới nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng tự chịu trách nhiệm thẩm định, đảm bảo tín dụng cho khách hàng của mình, giảm khó khăn phiền hà cho khách hàng để tăng lượng khách hàng sử dụng thẻ. Không thể quy định điều kiện đảm bảo tín dụng cho khách hàng chủ thẻ như điều kiện đảm bảo tín dụng đối với các khoản vay thông
thường mà có thể nới rộng hơn và lưu tâm hơn đến khả năng thanh toán của khách hàng căn cứ vào tính ổn định thường xuyên của thu nhập.
Ngoài ra, cũng cần quy định rõ vấn đề liên quan đến dự phòng rủi ro, quản lý rủi ro cho chủ thẻ và ngân hàng.
Hoạch định các chiến lược chung về thẻ cho toàn hệ thống NHTM tránh sự cạnh tranh vô ích.
Ngân hàng nhà nước đóng vai trò to lớn trong việc định hướng chiến lược chung cho các NHTM thực hiện dịch vụ thẻ để tạo ra sự thống nhất về quản lý và bình đẳng trong cạnh tranh giữa các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ trong cả nước. Cùng với Ngân hàng nhà nước, Hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam ra đời đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam.
Hiệp hội các Ngân hàng thanh toán thẻ thường xuyên làm việc với Ngân hàng nhà nước và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các Tổ chức thẻ quốc tế nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển nghiệp vụ thẻ ở Việt Nam. Hội cũng đã thu hút hầu hết các ngân hàng thực hiện dịch vụ thẻ tại Việt Nam tham gia, thống nhất mức phí, áp dụng các chính sách chung nhằm mục đích đảm bảo lợi nhuận cho tất cả các ngân hàng và thị trường thẻ cạnh tranh lành mạnh. Hội cũng nắm bắt những khó khăn, thuận lợi của các ngân hàng trong Hiệp hội về phát hành và thanh toán thẻ để cùng nhau đề ra các giải pháp khắc phục, bước đầu thực hiện tiêu chí “diễn đàn hợp tác, trao đổi kinh nghiệm của các ngân hàng thanh toán thẻ tại Việt Nam”. Tuy vậy, hoạt động của hội cũng cần mạnh mẽ, có hiệu quả hơn, có những quy định nghiêm khắc về chế tài, đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam. Hội cần tiếp tục là nòng cốt, đi đầu trong việc cải tiến hình thức, phương thức hoạt động kinh doanh thẻ.
Thông qua Hiệp hội thẻ, Ngân hàng nhà nước có thể áp dụng những chính sách chung của mình cho hoạt động thẻ như hoạch định chiến lược khai thác thị trường, thúc
đẩy việc phát hành, thanh toán thẻ, ứng dụng công nghệ thẻ đã, đang và sẽ phát triển trên thị trường thế giới và khu vực.
Thành lập trung tâm thanh toán liên hàng về thẻ
Thực tế hiện nay, các ngân hàng quản lý việc phát hành và thanh toán thẻ theo mạng riêng của mình, điều này có lợi là phù hợp với chức năng hoạt động kinh doanh, kinh phí đầu tư thiết bị công nghệ của từng ngân hàng. Nhưng qua kinh nghiệm của nước ngoài, chúng ta cũng nên thành lập một trung tâm chuyển mạch, thanh toán liên hàng về thẻ. Trung tâm sẽ xử lý các giao dịch thanh toán thẻ do các ngân hàng trong nước phát hành nhằm khuyến khích các ngân hàng phát hành thẻ nội địa trên cơ sở đầu tư mạng thanh toán trực tuyến trong nội bộ từng ngân hàng và tạo điều kiện giảm chi phí thanh toán thẻ do các ngân hàng trong nước phát hành. Trung tâm này là đầu mối xử lý các giao dịch cấp phép, thanh toán, tra soát giao dịch thẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đảm bảo các loại thẻ do các NHTM khác nhau phát hành có thể thanh toán tại bất cứ ĐVCNT nào trong toàn hệ thống. Các giao dịch thẻ do các ngân hàng trong nước phát hành thực hiện tại các ĐVCNT trong nước sẽ được trung tâm này xử lý, không cần thông qua trung tâm xử lý cấp phép và trao đổi của các Tổ chức thẻ quốc tế.
Điều này sẽ làm giảm tính phức tạp về hình thức thanh toán các giao dịch nội bộ trong nước, tăng tốc độ thanh toán, giải quyết được vấn đề chênh lệch về tỷ giá, tiết kiệm khoản chi phí phải thanh toán cho các tổ chức thẻ Quốc tế và thống nhất chủ trương giao dịch thẻ ở Việt Nam chỉ dùng VND… đồng thời qua trung tâm đó, các thành viên sẽ có mối quan hệ chặt chẽ hơn trong mọi lĩnh vực: Cập nhật nhanh nhất các thông tin về thẻ giả mạo, tránh thất thoát cho các thành viên; kết hợp in ấn danh sách thẻ cấm lưu hành; thống nhất về đồng tiền thanh toán, phí, tỷ giá…
Ngân hàng nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng không ngại đầu tư mở rộng dịch vụ thẻ tín dụng bằng việc trợ giúp các ngân hàng trong nước trong việc phát triển nghiệp vụ thẻ tín dụng để tạo điều kiện cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài đồng thời có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm quy chế hoạt động thẻ.
Ngân hàng nhà nước cần cho phép các các ngân hàng thương mại thành lập quỹ phòng ngừa rủi ro cho nghiệp vụ thẻ, thành lập bộ phận quản lý phòng ngừa rủi ro chung cho các NHPH, NHTT thẻ nằm trong trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng nhà nước.
Ngân hàng nhà nước nên thường xuyên phối hợp với các NHTM tổ chức những khoá học, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về thẻ cho các NHTM cùng tham gia; giới thiệu để các NHTM thu thập thông tin, tài liệu chuyên đề về thẻ; cùng các NHTM trao đổi kinh nghiệm, giải quyết những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện.
Cho phép các NHTM Việt Nam được áp dụng linh hoạt một số ưu đãi nhất định để đảm bảo tính cạnh tranh của các loại thẻ do ngân hàng Việt Nam phát hành so với các loại thẻ của các ngân hàng nước ngoài hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành.
Ngân hàng nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các đề án, tính toán hiệu quả kinh tế và vốn đầu tư để trên cơ sở đó huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực thẻ.
Kết luận chƣơng 3
Ngoài những định hướng phát triển chung và định hướng phát triển thẻ tín dụng tại VCB đến năm 2020. Đề tài luận văn đã xây dựng thành công các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng tại VCB chi nhánh Thủ Đức. Các giải pháp này được xây dựng trên cơ sở phân tích thực trạng kinh doanh thẻ tín dụng của VCB
chi nhánh Thủ Đức, đặc biệt là từ những hạn chế của việc kinh doanh thẻ để xây dựng hệ thống giải pháp mang tính thực thi. Bên cạnh đó, đề tài cũng nêu lên một số kiến nghị với VCB hội sở, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam đảm bảo cho việc thực hiện các giải pháp mà đề tài đưa ra.
KẾT LUẬN CHUNG
Như ta biết thì hoạt động thanh toán của Ngân hàng luôn song hành chung với sự phát triển chung của toàn xã hội. Phương thức và trình độ nghiệp vụ thanh toán phản ánh trình độ phát triển kinh tế – xã hội, trình độ dân trí của mỗi quốc gia. Nền kinh tế càng phát triển thì khối lượng giao dịch mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ ngày càng tăng và nhu cầu thanh toán an toàn nhanh chóng và chính xác trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Với những lợi ích của hệ thống thanh toán này, càng ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng tham gia thanh toán. Tuy nhiên, để hình thức thanh toán thẻ có thể thu hút được khách hàng cần phải có một mạng lưới thanh toán lớn, không chỉ trong phạm vi một địa phương, một quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu. Ngày nay, có 4 tổ chức thẻ quốc tế lớn nhất là VISA, MASTERCARD, AMEX, JCB. Các thẻ chủ yếu đều do 4 tổ chức thẻ nói trên phát hành.
Do thẻ tín dụng ngày càng được sử dụng rộng rãi, các công ty và các ngân hàng liên kết với nhau để khai thác lĩnh vực thu hút nhiều lợi nhuận này. Thẻ tín dụng dần dần được xem như một công cụ văn minh, thuận lợi trong các cuộc giao dịch mua bán. Các loại thẻ MasterCard, Visa, Amex, JCB được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và cùng phân chia những thị trường rộng lớn.
Tại Việt nam, VCB là ngân hàng đầu tiên tiến hành nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế - đưa hình thức thanh toán thẻ vào thị trường nước ta.
Năm 1990, lần đầu tiên tại Việt Nam, VCB đã tham gia làm đại lý thanh toán thẻ tín dụng quốc tế và thu được những kết quả to lớn. Năm 1993, VCB phát hành thẻ ngân hàng đầu tiên (chip card) và đến năm 1995 phát hành thẻ ATM - thẻ ghi nợ.
Với những thành quả đạt được và uy tín ngày càng tăng, từ năm 1996, VCB đã được các tổ chức thẻ quốc tế là VISA và MASTER CARD kết nạp là thành viên chính
thức, trực tiếp tham gia phát hành thẻ tín dụng quốc tế. VCB cũng được tổ chức thẻ AMEX và JCB cho phép độc quyền thanh toán các loại thẻ cho 2 tổ chức này ở Việt Nam. Đến nay, VCB vừa là ngân hàng phát hành, vừa là ngân hàng thanh toán. Các loại thẻ tín dụng do VCB phát hành là MasterCard và Visa, các loại thẻ VCB trực tiếp thanh toán là MasterCard, Visa, JCB, AMEX. Tháng 3/2003, VCB vừa chính thức khai trương thêm dịch vụ mới của mình – phát hành thẻ AMERICAN EXPRESS VCB và trở thành nhà phát hành và thanh toán thẻ chính thức của American Express tại Việt Nam.
Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ không phải là dịch vụ mới đối với ngành ngân hàng thế giới. Nhưng đối với qui mô và mức độ phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, dịch vụ này vẫn còn chưa thực sự được triệt để khai thác. VCB là một ngân hàng lớn với khá nhiều dịch vụ tiên tiến nhưng dịch vụ thẻ vẫn chưa chiếm tỷ trọng đáng kể trong nguồn thu của ngân hàng. Vướng mắc này có dấu ấn của cả bản thân ngân hàng lẫn cơ chế và môi trường kinh tế xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay. Để có thể thúc đẩy và khuyến khích người dân dùng thẻ tín dụng thay cho tiền mặt, VCB còn rất nhiều việc phải làm. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có nhiều biện pháp hỗ trợ để các ngân hàng thương mại có cơ sở pháp lý ổn định và nền tảng kinh tế xã hội vững chắc cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ thanh toán trong và ngoài nước, góp phần vào mục tiêu xóa bỏ dần thói quen dùng tiền mặt trong chi tiêu của người dân, tạo nếp sống và tư duy chi tiêu, thanh toán tiên tiến như những quốc gia văn minh, phát triển trên toàn cầu
Từ những tiện ích mà thẻ tín dụng mang lại, có thể khẳng định phát triển nghiệp vụ thẻ là một trong những định hướng lớn, tăng cường khả năng huy động vốn và đổi mới mạnh mẽ công nghệ Ngân hàng theo hướng quốc tế hoá và hiện đại hoá. Từ cách tiếp cận những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn kinh doanh của các NHTM cho thấy phát triển thị trường thẻ tín dụng ở VN trong thời gian qua đã gặp không ít những khó
khăn nhưng đấy chỉ là những khó khăn ở giai đoạn đầu và chỉ mang tính tạm thời và qua thời gian bằng những hoạt động thực tiễn sẽ càng khẳng định tính ưu việt của thẻ đối với nền kinh tế. Trên cơ sở sử dụng phương pháp luận khoa học, phân tích thực trạng kinh doanh tín dụng của VCB chi nhánh Thủ Đức để tìm ra 1 số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng từ đó hướng tới việc nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại các NHTM Việt Nam nói chung.
1. Lý Hoàng Ánh và Lê Thị Mận (2013), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Đại học Quốc gia TPHCM.
2. Trần Thị Kim Chính (2010), Quản lý và sử dụng thẻ ngân hàng ở Việt Nam, Báo cáo Hội nghị thường niên Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam năm 2010.
3. Nguyễn Thu Hà (2009), Phát triển hiệu quả mạng lưới ATM và POS, Báo cáo Hội nghị thường niên Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam năm 2009.
4. Nguyễn Thị Thanh Hằng (2011), Phòng ngừa rủi ro thẻ - Kinh nghiệm và Giải pháp
tại NH Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo Hội nghị thường niên Hội thẻ Ngân hàng Việt
Nam năm 2011.
5. Lý Thị Ngọc (2012), Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, Báo cáo Hội nghị thường niên Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam năm 2012.
6. Lê Văn Tề và Trương Thị Hồng (1999), Thẻ Thanh toán quốc tế và việc ứng dụng
thẻ thanh toán tại Việt Nam, NXB Trẻ.
7. Phạm Anh Tuấn (2008), Chính sách phí ATM/POS và Trích lập dự phòng rủi ro thẻ, Báo cáo Hội nghị thường niên Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam năm 2008.
8. Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2014), Sổ tay dịch vụ
ngân hàng. Tài liệu lưu hành nội bộ.
9. Chính phủ Việt Nam (2011), Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010 ban hành theo quyết định 291/2011/QĐ-TTg ngày 29/12/2011.
10. Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (2010, 2011, 2012), Báo cáo thường niên.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Quyết định 371/2004/QĐ-NHNN1 ngày 19 tháng 10 năm 2004 về việc Ban hành Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán Thẻ tín dụng ngân hàng.
cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Quyết định 32/2010/QĐ-NHNN ngày 03 tháng 07 năm 2010 về việc Hạn mức số dư với thẻ trả trước vô danh nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán thẻ và hạn chế việc lợi dung giao dịch thẻ của các hoạt động tội phạm, gian lận thương mại, rửa tiền mang tính chất vô danh của thẻ.
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Kế hoạch Nâng cấp, chuyển đổi và áp dụng