Huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thủ Đức (Trang 53 - 56)

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG

2.1.2.1 Huy động vốn

Trên nền tảng thương hiệu của VCB, thông qua đề án phát triển hoạt động kinh doanh với mục tiêu phấn đấu trở thành ngân hàng dẫn đầu trong công tác huy động vốn, Ban lãnh đạo VCB Chi nhánh Thủ Đức đã đề ra những biện pháp đúng đắn nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn thông qua nhiều hình thức như: tiếp thị, chính sách lãi suất, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, với kết quả đạt được qua các năm như sau:

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động phân theo loại hình huy động của VCB Chi nhánh Thủ Đức giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính : tỷ đồng

TT Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số Tốc độ tăng, giảm so với năm 2011 (%) Tổng số Tốc độ tăng, giảm so với năm 2012 (%) Tổng số Tốc độ tăng, giảm so với năm 2013 (%) 1 Nguồn huy động từ dân cư 420 33 345 (17,9) 305 (11,6) 2 Nguồn huy động các TCKT 542 0,5 638 17,7 753 18 3 Nguồn huy động khác 2.028 47 2.475 22 2717 9,8 4 Tổng nguồn vốn 2.990 36 3.458 16,4 3.775 9,2

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VCB Chi nhánh Thủ Đức năm 2012 - 2014

Từ bảng 2.1 cho thấy, từ năm 2012 đến năm 2014 nguồn vốn huy động của NHTM trên địa bàn TPHCM tăng liên tục với tốc độ khá cao, bình quân hàng năm tăng 27.42%/năm. Trong năm 2011, NHNN đã chuyển từ cơ chế điều hành lãi suất cơ bản sang cơ chế lãi suất thỏa thuận, qua đó giúp cho TCTD chủ động trong hoạt động kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh thông qua cơ chế lãi suất. Các TCTD đã năng động trong hoạt động huy động vốn và cho vay vốn, chủ động thu hút nguồn vốn qua các hình thức huy động khác nhau với các mức lãi suất linh hoạt hấp dẫn. Hoạt động ngân hàng ngày càng ổn định và phát triển nên đã tạo ra sự tăng trưởng đột biến về nguồn vốn huy động. Tại VCB Chi nhánh Thủ Đức, cùng với sự tăng trưởng chung của các NHTM, nguồn vốn huy động tại VCB Chi nhánh Thủ Đức cũng có sự tăng trưởng mạnh, bình quân tăng 20.5%/năm Cùng với thuận lợi chính là do cơ chế điều hành lãi suất của NHNN, nguồn vốn huy động của VCB Chi nhánh Thủ Đức dần tăng lên trong năm 2012 tăng 36%, năm 2013 tăng 16.4%, năm 2014 tăng không đáng kể 9.2%. Điều này chứng tỏ Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên của VCB Chi nhánh Thủ Đức nắm bắt rất kịp thời những thay đổi về cơ chế chính sách của nhà nước, sự biến động của thị trường vốn và sự phát triển của nền kinh tế, đề ra những giải pháp thích hợp cho từng thời kỳ để đạt được kết quả như trên.

Nguồn vốn huy động từ dân cư của VCB Việt Nam Chi nhánh Thủ Đức giảm liên tục qua các năm, năm 2012 là 33%, năm 2013 là -17.9% và năm 2014 là -11.6%. Và tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư cũng giảm khá nhiều so với tổng nguồn vốn: năm 2012 chiếm 14%; năm 2013 chiếm 9.9%; năm 2014 chiếm 8.1%. Nguyên nhân do những năm từ năm 2012 đến năm 2014, lãi suất huy động giảm từng thời kỳ theo lãi suất niêm yết mà NHNN đề ra, thấp hơn so với các NHTM khác nên sau một thời gian gắn bó với Chi nhánh đã chuyển sang gửi tiền tại các ngân hàng khác để hưởng lãi suất cao hơn. Huy động từ dân cư còn hạn chế do khu vực dân cư chưa sầm uất như trong nội thành TP. HCM. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: Dưới áp lực phải đạt

kế hoạch do VCB trung ương giao, Chi nhánh Thủ Đức phải tập trung khai thác nhiều nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, tốc độ tăng trưởng từ nguồn này ổn định qua các năm, cụ thể năm 2012 tăng 18.1%, năm 2013 tăng 18.5% và năm 2014 là 20%. Tuy vậy, đây là những nguồn vốn mang tính tạm thời, không ổn định. Mặc dù Chi nhánh đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, triển khai hàng loạt các sản phẩm huy động tiền gửi mới như: nhận tiền gửi tiết kiệm theo hình thức gửi góp, tiết kiệm dự thưởng, tiền gửi rút vốn linh hoạt theo thời gian, theo số dư tiền gửi, đồng thời có nhiều chính sách khuyến mãi, tiếp thị, chăm sóc khách hàng bằng nhiều hình thức nhưng công tác huy động nguồn vốn từ dân cư vẫn ở mức thấp, chưa đạt kế hoạch đề ra.

Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệcủa VCB Chi nhánh Thủ Đức trong giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính : triệu đồng

Nguồn vốn Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nội tệ 2,390,289 2,765,194 3,141,260

Ngoại tệ 601,366 716,685 633,735

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VCB Chi nhánh Thủ Đức năm 2012-2014

Từ bảng 2.2 cho thấy, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ cũng tăng giảm qua các năm và tỷ trọng nguồn vốn bằng ngoại tệ so với tổng nguồn vốn cũng giảm dần qua các năm: năm 2012 chiếm 20.1%; năm 2013 chiếm 20.6%; năm 2014 chiếm 16.8%. Nguyên nhân là do diễn biến tình hình lãi suất đồng nội tệ trong các năm hấp dẫn hơn so với đồng ngoại tệ, qua đó cũng thu hút hơn người dân gửi tiền đồng vào ngân hàng. Sự chênh lệch giữa tiền lãi nhận được từ tiền gửi VND cao hơn tiền lãi thu được từ USD rất lớn. Có thời điểm năm 2012 một số tổ chức, cá nhân đã đổi hoặc bán ngoại tệ để chuyển hết sang VND nhằm thu được tiền lãi cao hơn. Đến cuối năm 2012, do tỷ giá đồng USD cũng như giá vàng tăng mạnh nên người dân lại có xu hướng chuyển sang gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ để bảo toàn giá trị. Một nguyên nhân nữa là do VCB

Chi nhánh Thủ Đức nói riêng và các NHTM nói chung chưa khai thác hết lượng kiều hối từ nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thủ Đức (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)