Gia tăng số lƣợng khách hàng mới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thủ Đức (Trang 77)

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠ

3.2.1 Gia tăng số lƣợng khách hàng mới

Gia tăng số lượng khách hàng mới cũng có nghĩa là gia tăng việc mở mới tài khoản cá nhân. Để nâng cao hiệu quả công tác phát hành và thanh toán Thẻ tín dụng, VCB chi nhánh Thủ Đức cũng như các ngân hàng tham gia thị trường thẻ cần có các biện pháp khuyến khích người dân thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau, mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng, tạo thói quen gửi tiền vào ngân hàng hơn là cất trữ tại gia đình. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện việc thanh toán bằng thẻ tại ngân hàng.

Việc mở tài khoản cá nhân gắn liền với đối tượng sử dụng thẻ. Huy động mở tài khoản cá nhân sẽ giúp lượng khách hàng của ngân hàng nhiều hơn, thu hút được vốn trong các tầng lớp dân cư một cách triệt để. Đồng thời tạo được sự ảnh hưởng của ngân hàng trong việc thanh toán sử dụng thẻ cũng như trong thị trường thanh toán của ngân hàng này với ngân hàng khác.

Trong thời gian tới, để thu hút khách hàng mở tài khoản tại VCB, ngân hàng nên thực hiện:

- Khuyến khích dân cư mở tài khoản tiền gửi mở tại khoản tiền gửi tại VCB chi nhánh Thủ Đức dưới nhiều hình thức như: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiêm, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi có dịch vụ thanh toán hoá đơn tự động. Trên một thị trường với nhiều ngân hàng cùng hoạt động, VCB chi nhánh Thủ Đức nên tạo nhiều hình thức thanh toán kèm theo nhiều ưu đãi đặc biệt cho khách hàng có số dư tài khoản thường xuyên và ổn định.

- Bên cạnh các hình thức huy động vốn phong phú, để thu hút thêm khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, vấn đề cần quan tâm là lãi suất tiền gửi. VCB chi nhánh Thủ Đức cần điều hành lãi suất năng động, mềm dẻo, phù hợp với cơ chế thị trường và nâng cao sức cạnh tranh về giá của ngân hàng theo hướng: Chính sách lãi suất phải phù hợp hấp dẫn khách hàng. Đồng thời cần có chính sách lãi suất ưu đãi đối với những khách hàng hoạt động SXKD của một số ngành mũi nhọn. Khách hàng lớn

có quan hệ lâu dài, hoạt động hiệu quả và có uy tín sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi. Như vậy, khách hàng càng đẩy mạnh đuợc việc mở tài khoản cá nhân của khách hàng thì dịch vụ thẻ càng có cơ hội phát triển. Đây là tiền đề cho khách hàng hiểu về thẻ và hoạt động kinh doanh thẻ có nhiều cơ hội hơn để tiếp xúc với khách hàng. Biện pháp này sẽ giúp tăng số lượng thẻ phát hành tại VCB chi nhánh Thủ Đức. Và cùng kết hợp đồng bộ với các giải pháp sau đây, chắc chắn VCB chi nhánh Thủ Đức sẽ phát triển và nâng cao được hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng.

3.2.2 Nâng cao các tiện ích của thẻ

Thị trường thẻ Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào dòng khách nước ngoài, sử dụng thẻ do ngân hàng nước ngoài phát hành nhưng khi có sự biến động, dòng khách nước ngoài giảm xuống kéo theo doanh số thanh toán cũng giảm xuống. Để hạn chế tình trạng này, chỉ có một phương thức là phát hành thẻ tín dụng nội địa, nâng cao tỷ lệ doanh số thanh toán trong nước. Nhưng đối với phần đông người Việt Nam hiện nay thẻ tín dụng là một sản phẩm lạ lẫm, họ chưa hiểu và chưa biết khai thác các tiện ích vốn có của thẻ tín dụng. Hơn nữa, tỷ lệ phí, lãi áp dụng cho các giao dịch thẻ của VCB chi nhánh Thủ Đức là khá cao và vì thế họ cho rằng sử dụng thẻ là không kinh tế. Bởi vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng VCB chi nhánh Thủ Đức nên xem xét để giảm bớt mức phí, lãi áp dụng nhằm khuyến khích khách hàng.

Một điểm nữa cần quan tâm trong việc nâng cao tiện ích của thẻ đó là việc phát triển mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ. Số lượng các điểm chấp nhận thẻ không ngừng tăng qua các năm những vẫn chỉ tập trung vào các khách san, nhà hàng, siêu thị nơi có nhiều khách nước ngoài. Do đó không khuyến khích được việc phát hành thẻ một cách rộng rãi. Vì vậy để VCB chi nhánh Thủ Đức phát triển các đơn vị chấp nhận thẻ về số lượng và chất lượng VCB chi nhánh Thủ Đức và các ngân hàng tham gia thị trường cần phải thực hiện:

+ Trước hết, chọn đối tác cung ứng hàng hóa, dịch vụ có nhiều khách hàng, cung cấp đa dạng các loại hàng hóa và có đội ngũ nhân viên giỏi có thể tiếp nhận giao công nghệ thanh toán POS để làm thí điểm về đơn vị chấp nhận thẻ. NHTT sẽ tổ chức khai trương và mời chủ thẻ của mình đến mua sắm và thanh toán qua POS, chú trọng đối với các chủ thẻ tín dụng. Trong thời gian đầu thực hiện thanh toán POS, NHTT cần có chương trình khuyến mãi, miễn, giảm phí chiết khấu đối với các đơn vị chấp nhận thẻ, làm cho đơn vị chấp nhận thẻ và chủ thẻ thấy được những lợi ích khi thanh toán thẻ qua POS. Từ đó quảng bá và khuếch trương kết quả đạt được trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút sự chú ý của các đối tác tiềm năng và chủ thẻ.

+ Cải thiện chất lượng đường truyền giữa thiết bị POS của đơn vị chấp nhận thẻ với NHTT để ổn định chất lượng thanh toán qua POS. Đối với những đơn vị chấp nhận thẻ có mật độ thanh toán lớn dùng đường truyền MegaWan hoặc Leased Line thay cho đường truyền Dialup để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tốc độ giao dịch qua POS.

+ Thực hiện cơ chế ghi có vào tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ ngay khi phát sinh giao dịch thanh toán thành công. Điều này sẽ tiết kiệm được lượng vốn, tăng nhanh vòng quay vốn cho đối tác, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các đơn vị chấp nhận thẻ. Làm cho các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ quan tâm hơn nữa đối với phương thức thanh toán này.

+ Trong giai đoạn hiện nay, các ngân hàng thanh toán cần điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu đối với các đơn vị chấp nhận thẻ, trên nguyên tắc chỉ bù đắp chi phí cho các hoạt động thanh toán phát sinh, làm cho các đơn vị chấp nhận thẻ thấy được những lợi ích khi thanh toán qua POS nhiều hơn khi thanh toán bằng các phương thức khác, để khuyến khích sử dụng POS.

+ Mỗi hệ thống thẻ cần tham gia làm thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế lớn. Ngoài các tổ chức VISA Card, Master Card, CUP, JCB đã liên thông, cần chú trọng

đến tổ chức American Express... Đây là tổ chức thẻ quốc tế phát hành rất nhiều thẻ Tín dụng cho khách du lịch nước ngoài. Và VCB Chi nhánh Thủ Đức là đơn vị độc quyền phát hành thẻ này tại Việt Nam.

3.2.3 Không ngừng nâng cao chất lƣợng và số lƣợng mạng lƣới chấp nhận thẻ

Các cơ sở chấp nhận thẻ là “ cầu nối” giữa khách hàng sử dụng thẻ với ngân hàng. Vấn đề về cơ sở chấp nhận thẻ là vấn đề mang tính sống còn đối với cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán. Việc phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ VCB chi nhánh Thủ Đức cần đẩy mạnh trên cơ sở tăng cường quan hệ với các điểm tiếp nhận cũ và phát triển các điểm tiếp nhận mới. Hiện nay các cơ sở chấp nhận thẻ của VCB chi nhánh Thủ Đức phân bố không đồng đều, bởi vậy cũng cần lưu ý phát triển và các điểm tiếp nhận thẻ có tiềm năng trong tương lai. VCB chi nhánh Thủ Đức cần đầu tư hơn nữa các trang thiết bị máy móc ở các điểm tiếp nhận thẻ. Tình trạng hoạt động của các máy thường xảy ra các lỗi kỹ thuật khiến giao dịch thẻ không thực hiện được. Đây cũng là một trong các nguyên nhân các cơ sở chấp nhận thẻ của VCB chi nhánh Thủ Đức bị các ngân hàng khác lôi kéo làm đại lý cho họ. Thời gian tới VCB chi nhánh Thủ Đức cần đầu tư hợp lý cho các phương tịên máy móc để tăng uy tín với khách hàng .

Một vấn đề nữa gây khó khăn cho việc phát triển các cơ sở chấp nhận thẻ là tỷ lệ chiết khấu áp dụng tới các tiếp điểm nhận thẻ là quá cao: 3% trên doanh số thanh toán. Như vậy, các tiếp điểm nhận thẻ sẽ bị mất 3% lợi nhuận khi bán hàng bằng thẻ. Trong khi thẻ tín dụng chưa phổ biến, các tiếp điểm nhận thẻ vẫn có thể bán được hàng mà không cần chấp nhận thẻ. Bởi vậy VCB chi nhánh Thủ Đức và các ngân hàng phát hành thanh toán thẻ nên giảm lệ tỷ chiết khấu để khuyến khích sự tham gia các cơ sở kinh tế vào mạng lưới tiếp nhận thẻ. Hơn nữa VCB chi nhánh Thủ Đức nên áp dụng khuyến khích dưới hình thức trích lại số phần trăm hoa hồng trong tổng số doanh số

thanh toán thẻ của đơn vị này khi đat hoặc vượt mức nào đó chẳng hạn như 5000 USD/ tháng

3.2.4 Tính hiệu quả của chính sách makerting ngân hàng

Thẻ tín dụng là một sản phẩm mới của ngân hàng, còn lạ lẫm với nhiều người. Bởi vậy giới thiệu nó ra công chúng là điều hết sức cần thiết. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay rất hiếm khi thấy giới thiệu về hoạt động hay dịch vụ của ngân hàng nào. VCB chi nhánh Thủ Đức và các ngân hàng phát hành, kinh doanh thẻ đã xem nhẹ vai trò của thông tin truyên tuyền... đối với các tầng lớp dân cư, trong khi họ là những khách hàng tiềm năng trong tương lại. Bằng cách khác ít chi phí hơn, VCB chi nhánh Thủ Đức có thể thiết lập một “đường dây nóng” chuyên giải đáp miễn phí những thông tin về thẻ. Trong thời đại thông tin hiện nay, đây tỏ ra là một cách thức có hiêu quả giữa khách hàng với ngân hàng để có thể cập nhật thông tin về thẻ.

Đồng thời VCB chi nhánh Thủ Đức cần duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống, thường xuyên thực hiện các chương trình khuyến mãi dưới hình thức giảm phí thanh toán, miễn lãi nếu khách hàng thanh toán trước hạn, tặng quà kỷ niệm .

3.2.5 Mức độ đầu tƣ nguồn nhân lực

Sau một thời gian kinh doanh, VCB chi nhánh Thủ Đức đã có một đội ngũ cán bộ kinh doanh thẻ khá năng động. Bên cạnh những cán bộ có kinh nghiệm, hiểu biết rộng thực hiện công việc kinh doanh thẻ ngay từ lúc mới hình thành nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ trẻ cũng hết sức năng động, họ đã đảm trách tốt công tác của mình. Tuy nhiên, xét khối lượng công việc thì nhân sự còn mỏng so với yêu cầu. Trong xu thế cạnh tranh, hoạt động kinh doanh thẻ ngày càng khó khăn đội ngũ cán bộ luôn có nhu cầu được đào tạo một cách cơ bản, có hệ thống, việc xây dựng đội ngũ nhân viên, tiến hành

trau dồi chuyên môn kỹ thuật về nghiệp vụ thẻ phải được coi trọng hàng đầu và là vấn đề cấp bách trong quá trình phát triển thẻ. Trước mắt có thể áp dụng một số biện pháp :

+ Tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao trình độ cho cán bộ kinh doanh thẻ . + Gửi cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài.

+ Phối hợp với các trường đại học tổ chức các chuyên đề thẻ với các sinh viên chuyên ngành ngân hàng để nâng cao trình độ hiểu biết cho lực lượng cán bộ tiềm năng trong tương lai.

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam

VCB chi nhánh Thủ Đức là một chi nhánh của VCB, do đó VCB chi nhánh Thủ Đức hoạt động theo quy chế của VCB. Chính vì vậy mà các quy định về thẻ VCB chi nhánh Thủ Đức không thể tự quyết định. Trong quá trình triển khai kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng, VCB chi nhánh Thủ Đức có một số kiến nghị với VCB Việt Nam như sau:

- VCB nên xem xét lại việc chia sẻ phí thu từ ĐVCNT giữa hội sở và chi nhánh, sao cho chi nhánh có lợi thế về phí đủ cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn trong những trường hợp đặc biệt.

- Mặc dù vừa qua Hiệp hội thẻ đã ra quy định về việc áp dụng mức phí thu của ĐVCNT thống nhất giữa các ngân hàng thành viên nhưng thực tế một số ngân hàng đã và đang “phá rào”. Để tránh cạnh tranh không lành mạnh như hiện nay giữa các NHTM kinh doanh dịch vụ thẻ mà hậu quả sẽ dẫn đến cạnh tranh tiêu diệt lẫn nhau và cuối cùng sẽ chẳng có ngân hàng nào được lợi. Vì vậy nên chăng thông qua Hiệp hội

thẻ để liên kết các ngân hàng kinh doanh thẻ cùng thành lập trung tâm thanh toán thẻ hoạt động độc lập, trung tâm này sẽ thay thế các ngân hàng thành viên để ký kết hợp đồng trực tiếp với các ĐVCNT, trang bị máy móc thiết bị và thanh toán cho ĐVCNT cũng như lắp đặt hệ thống ATM chung cho các ngân hàng.

Sau đó căn cứ tỷ lệ vốn góp của từng ngân hàng để chia lợi nhuận thu được. Có như vậy sẽ giúp các ngân hàng tránh được việc đầu tư tràn lan lãng phí và ngăn chặn các ĐVCNT lợi dụng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng để đòi hỏi và đưa ra những yêu sách bất hợp lý dẫn đến kìm hãm sự phát triển của dịch vụ thẻ.

- Mẫu sao kê hàng tháng của thẻ tín dụng còn phức tạp, khó hiểu với những người không am hiểu nhiều về thuật ngữ ngân hàng. Do đó VCB cần điều chỉnh dễ hiểu hơn.

- Có nhiều hơn nữa các chương trình ưu đãi làm gia tăng tiện ích của thẻ cũng như kích thích người tiêu dùng sử dụng để thanh toán.

3.3.2 Kiến nghị đối với Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam

Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam ra đời và tồn tại dựa trên nguyên tắc tự nguyện của tất cả các thành viên, vì mục tiêu phát triển hoạt động thẻ nói chung của các ngân hàng. Do đó, để phát huy tối đa vai trò cầu nối, gắn kết các tổ chức thành viên với nhau vì lợi ích chung, bỏ qua những lợi ích cá biệt để cùng phát triển thị trường thẻ, đề nghị Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam:

- Tích cực tham mưu cho NHNN để tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, để các tổ chức thành viên có căn cứ pháp lý và thống nhất thực hiện, tập hợp các phản ánh của các tổ chức thành viên về những khó khăn vướng mắc phát sinh trong hoạt động kinh doanh thẻ để kiến nghị với NHNN.

- Tiếp tục hoàn thiện quy chế hoạt động, điển hình là chế độ báo cáo của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam còn nhiều bất cập. Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam cần thống nhất chế độ báo cáo như quy định định kỳ báo cáo, quy chuẩn về số liệu báo cáo, thời hạn báo cáo đồng thời tăng cường cơ chế giám sát thực hiện đối với tất cả các tổ chức thành viên.

- Để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh thẻ, đề nghị Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam sớm ra mắt Tiểu ban Quản lý rủi ro, đồng thời ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tiểu ban Quản lý rủi ro để Tiểu ban sớm có cơ sở hoạt động theo chức năng đã đề ra: chuyên trách về công tác quản lý rủi ro ở cấp độ liên ngân hàng, đảm bảo các hoạt động quản lý rủi ro thẻ được cập nhật và chia sẻ thường xuyên giữa các ngân hàng, góp phần tăng cường hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng.

- Liên hệ với các tổ chức thẻ quốc tế và các chuyên gia thẻ trong nước và ngoài nước tổ chức các khóa học, tổ chức các đoàn khảo sát nước ngoài tại một số nước phát triển về phát hành, thanh toán, kinh nghiệm chuyển đổi từ công nghệ thẻ từ sang công nghệ thẻ thông minh theo chuẩn EMV và quản lý rủi ro thẻ theo từng mức độ cho các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thủ Đức (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)