Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thủ Đức (Trang 43)

- Đối với đơn vị cung ứng dịch vụ: việc thay đổi tư duy trong nhận thức, ứng dụng, bắt chước và cải tiến đối với các sản phẩm dịch vụ tiên tiến của ngân hàng nước ngoài là một trong những yếu tố không những quan trọng mà còn quyết định đến sự thành công của ngân hàng. Nếu một ngân hàng nào đó cứ bảo thủ, chỉ kinh doanh các sản phẩm truyền thống sẽ từ từ đi vào ngõ cụt và triệt tiêu. Để thay đổi tư duy ngân hàng, trước hết phải thay đổi được tư duy trong giới lãnh đạo ngân hàng từ trụ sở chính cho đến chi nhánh, phòng giao dịch. Làm được điều này sẽ tác động trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của một ngân hàng, trong đó có chiến lược sản phẩm, dịch vụ đồng thời còn phát huy hiệu quả đến việc triển khai thực hiện ở các cấp, đưa các sản phẩm dịch vụ mới nói chung, các sản phẩm thẻ nói riêng nhanh chóng đi vào cuộc sống,

đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, góp phần phát triển một cách nhanh chóng và bền vững thị trường thẻ.

- Đối với đơn vị sử dụng dịch vụ: việc tiếp cận đi đến chấp nhận sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng là sự thay đổi cả một thói quen đã hình thành từ rất lâu, cho nên đây là việc làm rất khó. Vì vậy, muốn làm được trước hết cần có sự thay đổi tư duy trong việc nhìn nhận về các dịch vụ, sản phẩm mới của ngân hàng.

- Nhân tố về vốn: khi có vốn nhà đầu tư mới thuê, mua, xây dựng được văn phòng làm việc, mua sắm máy móc thiết bị, thuê mướn nhân viên,… vì vậy nguồn vốn đầu tư là một yếu tố quan trọng đến việc thực hiện mọi dự án sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên có nhiều cách để thu hút nguồn vốn trong kinh doanh thông qua việc góp vốn, huy động, đi vay, vận động tài trợ từ các tổ chức trong nước và nước ngoài. Thực tế cho thấy việc phát hành, quản lý và thanh toán thẻ đòi hỏi một chi phí đầu tư lớn. Bên cạnh việc đầu tư cho ngân hàng lõi, các ngân hàng còn phải đầu tư cho việc lắp đặt những thiết bị công nghệ hiện đại như: máy ATM hay POS và đường truyền, chi phí đào tạo, triển khai, bảo dưỡng. Vốn đầu tư là điều kiện đầu tiên và quan trọng đối với các ngân hàng trong bước đầu triển khai dịch vụ thẻ trên thị trường cũng như trong đầu tư đổi mới công nghệ để bắt kịp những tiến bộ trên thế giới. Vì vậy nếu không có nguồn vốn cho lĩnh vực này các ngân hàng gặp khó khăn trong việc triển khai các sản phẩm thẻ, sẽ bị hạn chế trong cạnh tranh và nhanh chóng tụt hậu so với các đối thủ.

- Nhân tố về nhân lực: con người là yếu tố quyết định đi đến thành công của doanh nghiệp. Vì vậy song song với việc đầu tư cho công nghệ, máy móc thiết bị thì nguồn nhân lực cũng phải được ưu tiên đầu tư. Việc đầu tư cho người lao động và gia đình của họ làm cho người lao động trở thành tài sản của doanh nghiệp.

Có nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ và ngoại ngữ tốt sẽ dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm thẻ hiện đại của các ngân hàng nước ngoài,

thuận lợi trong việc tiếp nhận các công nghệ mới. Có đội ngũ chuyên môn giỏi, ngân hàng sẽ thuận lợi trong việc thương thảo, chọn lựa đối tác hợp tác, liên doanh, liên kết, mua sắm trang thiết bị, phần mềm cần thiết với chi phí tốt nhất.

Có nhân viên giỏi sẽ sử dụng thành thạo các thiết bị, công nghệ, hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ được tốt hơn đồng thời nắm bắt nhanh và thực hiện đúng qui trình, an toàn cho dịch vụ thẻ tín dụng. Ngược lại, khi không chuẩn bị tốt về nguồn nhân lực sẽ bị động trong công tác nghiên cứu, xây dựng, phát triển và triển khai các sản phẩm thẻ tín dụng, không mang lại hiệu quả như mong đợi.

1.3 KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG THẺ TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

1.3.1 Kinh nghiệm về phát triển thị trƣờng thẻ của một số nƣớc trên thế giới

1.3.1.1 Trung Quốc

Nhân tố đưa Trung Quốc vào nhóm quốc gia có tiềm lực phát triển thẻ thanh toán mạnh nhất hiện nay chính là Dự án thẻ vàng. Dự án thẻ vàng được thực hiện bởi Liên minh Ngân hàng Trung Quốc trên phạm vi cả nước trong khoảng thời gian 16 năm. Phương châm của Dự án là tạo ra thương hiệu riêng về thẻ tín dụng ngân hàng phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc.

Năm 1993, Trung Quốc chính thức khởi động Dự án thẻ vàng để điện tử hóa lưu thông tiền tệ, giải quyết vấn đề liên kết mạng ngân hàng.

Đến năm 2000, Trung Quốc bước đầu xây dựng hệ thống liên kết giao dịch thẻ ngân hàng và trung tâm trao đổi thông tin tại 18 thành phố lớn. Dự án thẻ vàng đã thu được những thắng lợi đầu tiên.

Tháng 03/2002, Trung Quốc giải quyết được vấn đề liên kết thẻ ngân hàng và liên kết mạng ngân hàng trên phạm vi rộng lớn, thúc đẩy mạnh việc phát triển thương mại điện tử, giải quyết được những thách thức mới của thị trường tài chính thời mở cửa. Sau khi được Quốc vụ viện Trung Quốc cho phép, Tổ chức liên kết thẻ ngân hàng Trung Quốc chính thức được thành lập, qua đó đưa dịch vụ thẻ thanh toán Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển toàn diện với tốc độ nhanh chóng.

Ngành ngân hàng Trung Quốc đã tích cực phát hành thẻ tiêu chuẩn Unionpay. Tính đến tháng 12/2014, Dự án thẻ vàng đã đạt những kết quả ấn tượng như sau:

Bảng 1.1: Số liệu thị trƣờng thẻ Trung Quốc đến tháng 12/2014

Chỉ tiêu Giá trị (nghìn đơn vị) So với năm 2012 Số khách hàng thanh toán

thương mại điện tử

25.500 Tăng 9 lần

Số EDC liên mạng 5.110 Tăng 9,7 lần

Số ATM liên mạng 360 Tăng 4,7 lần

Nguồn:trang www.mk.com.vn của công ty cổ phần công nghệ MK

Từ đó hình thành một mạng lưới chấp nhận thẻ thanh toán ngân hàng quy mô lớn nhất tại Trung Quốc, đồng thời mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ thanh toán tới 67 quốc gia và khu vực trên thế giới.

Với Dự án thẻ Vàng, Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia có số người sử dụng thẻ tín dụng nhiều nhất, phát triển nghiệp vụ thẻ ngân hàng nhanh nhất và có những tiềm lực nhất để phát triển thẻ thanh toán. Trong đó phải ghi nhận nỗ lực của các ngân hàng trong việc chung tay cùng thúc đẩy công nghệ thẻ và mạng liên kết ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chóng, mở rộng liên kết mạng ngân hàng quốc

tế, xây dựng thương hiệu riêng, tăng cường đổi mới và liên kết thanh toán, tránh được những rủi ro trong lĩnh vực thanh toán liên ngân hàng.

1.3.1.2 Hàn Quốc

Thị trường thẻ Hàn Quốc phát triển nhanh chóng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu chiếc thẻ tín dụng đầu tiên được phát hành ở Hoa Kỳ vào năm 1950, thì mãi đến năm 1969, thẻ mới xuất hiện ở Hàn Quốc. Mặc dù ra đời sau như thế, nhưng Hàn Quốc hiện đang xếp thứ hai thế giới về thị trường thẻ tín dụng sau Hoa Kỳ và lĩnh vực thẻ đã đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc trong thời gian qua.

Sự phát triển của thị trường thẻ Hàn Quốc được chia ra làm 04 giai đoạn:

* Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành và phát triển, từ năm1969 đến năm 1998 với các cột mốc đáng nhớ như sau:

+ Năm 1969, tập đoàn Shinsegae cho ra đời chiếc thẻ tín dụng đầu tiên.

+ Năm 1982, Liên minh thẻ BC được thành lập bao gồm 5 ngân hàng thương mại.

+ Năm 1987, Chính phủ ban hành những chính sách linh hoạt đối với lĩnh vực thẻ, tạo nền tảng cho sự phát triển của các công ty thẻ tín dụng như Kookmin, KEB, Samsung..

+ Năm 1988, Olympic được tổ chức ở Seoul, góp phần gia tăng thu nhập của người dân Hàn Quốc.

+ Năm 1989, sự phát triển của ngành du lịch trong nước đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng.

Đến năm 1993, theo thống kê, mỗi người Hàn Quốc sở hữu 01 thẻ tín dụng. Mạng lưới bán hàng phát triển và đạt con số 4,6 triệu vào năm 1998.

* Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển nhanh và khủng hoảng từ năm1999 đến năm 2002.

Năm 1998, Hàn Quốc nhận được gói hỗ trợ về kinh tế. Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách thông qua thuế, chính phủ Hàn Quốc đã ban hành những chính sách phát triển thị trường thẻ tín dụng như:

+ Quy định mức trần giao dịch bằng tiền mặt.

+ Tất cả các doanh nghiệp phải chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng đối với hàng hóa và dịch vụ.

+ Thu nhập thông qua thẻ tín dụng sẽ được giảm thuế. + Áp dụng chương trình xổ số đối với thẻ tín dụng.

Thị trường thẻ Hàn Quốc bước vào giai đoạn bùng nổ kể từ năm 1995. Vào thời gian này, nếu 1999 chỉ có 1,8 triệu thẻ tín dụng được phát hành và doanh thu từ thẻ tín dụng đạt 91 nghìn tỷ KRW, thì chỉ một năm sau - năm 2000, con số này đã lên đến tương ứng là 4,6 triệu và 532 nghìn tỷ KRW.

Tuy nhiên, chính sự tăng trưởng quá nóng này đã dẫn đến thời kỳ khủng hoảng “thẻ tín dụng” ngay sau đó. Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân do áp lực phải gia tăng doanh số dẫn đến tình trạng các công ty khinh suất trong việc xét, cấp hạn mức tín dụng, chèo kéo khách hàng sử dụng thẻ mà không quan tâm đến hiệu quả và rủi ro tín dụng về sau. Kết quả là: nhiều khách hàng được phát hành thẻ mà không đủ năng lực tài chính, khoản vay chậm trả gia tăng, nợ xấu tăng tương ứng, công ty thẻ tín dụng mất khả năng thanh khoản và cuối cùng là khủng hoảng thẻ tín dụng vào năm 2002.

* Giai đoạn 3: Nghiêm khắc tái cơ cấu, từ năm2003 đến năm 2005.

Để đối phó với cuộc khủng hoảng, chính phủ Hàn Quốc ban hành những chính sách nghiêm khắc để tái cơ cấu nền kinh tế như sau:

+ Cấm chèo kéo khách hàng để phát hành thẻ, các công ty thẻ tín dụng vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động kinh doanh.

+ Áp dụng tiêu chuẩn cao hơn trong việc thành lập các công ty thẻ tín dụng. + Chính phủ theo dõi sát sao việc hoạt động của các tổ chức kinh doanh thẻ và có hành động can thiệp ngay lập tức đối với những trường hợp vi phạm.

Những biện pháp trên đã góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu, theo đó tỷ lệ nợ xấu giảm từ 14,6% năm 2003 xuống còn 5,89% năm 2005.

* Giai đoạn 4: Giai đoạn phát triển ổn định từ năm 2006 đến nay

Hiện nay, thị trường thẻ Hàn Quốc bước vào giai đoạn phát triển ổn định. Hàn Quốc đang xếp thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ về thị trường thẻ.

Vào năm 2013, tổng số lượng thẻ tín dụng được phát hành trong cả nước là 100 triệu thẻ, trong đó bao gồm 96 triệu thẻ dành cho cá nhân và 4 triệu thẻ công ty. Theo đó, trung bình 01 người dân Hàn Quốc sở hữu 04 thẻ. Vì vậy, doanh số giao dịch qua thẻ rất cao, đạt đến 381 nghìn tỷ KRW vào năm 2013 tương đương 330 triệu USD, trong đó chỉ 22,6% là các giao dịch rút tiền mặt. Thanh toán bằng thẻ tín dụng chiếm đến 53% tổng thanh toán của cá nhân. Tổng số cửa hàng chấp nhận thẻ lên đến 16 triệu. Bên cạnh đó, thanh toán trực tuyến cũng rất phát triển ở Hàn Quốc.

(Nguồn: Kookmin Bank Credit Card Group (2009), Korean Credit Card Market Overview)

1.3.2 Những bài học kinh nghiệm về kinh doanh thẻ tín dụng cho các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam

Qua kinh nghiệm phát triển thanh toán thẻ của Trung Quốc và Hàn Quốc, liên hệ đến tình hình thanh toán thẻ tín dụng hiện nay của Việt Nam nói chung và NHTM tại Việt Nam nói riêng, những bài học kinh nghiệm chủ yếu có thể rút ra là:

- Phải xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho thanh toán thẻ một cách thống nhất ngay từ những bước đi đầu tiên, tránh hiện tượng đầu tư đơn lẻ, manh mún, tránh sự khác biệt về tiêu chuẩn sử dụng, tính năng kỹ thuật…của các loại thẻ, các loại máy móc thiết bị.

- Phải thiết lập những luật lệ, chính sách và quy định phù hợp nhằm dung hòa được quyền lợi của các bên tham gia thanh toán thẻ một cách thỏa đáng và công bằng, tạo hành lang pháp lý cho thanh toán thẻ phát triển.

- Phải đảm bảo sự liên thông, kết nối và sử dụng thuận tiện giữa thẻ tín dụng do các TCPHT khác nhau phát hành. Xây dựng một trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, kết nối các hệ thống ATM thành một hệ thống thống nhất nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ, đảm bảo thẻ do một TCPHT phát hành có thể sử dụng ở nhiều ATM và EDC của các tổ chức khác.

- Thẻ tín dụng phải được chú ý cân nhắc đến khía cạnh khả năng tài chính, kiến thức tiêu dùng và ý thức chấp hành các quy định của tổ chức kinh doanh thẻ, ĐVCNT và cả khách hàng sử dụng thẻ. Tránh tình trạng cấp thẻ tràn lan, gây mất cân đối trong thu nhập và chi tiêu của người dân, nhất là trong trường hợp khả năng quản lý tài chính cá nhân của họ chưa cao.

Kết luận chƣơng 1

Trong chương 1, luận văn đi sâu nghiên cứu những nội dung cơ bản về thẻ tín dụng và hiệu quả kinh doanh của thẻ tín dụng. Cũng trong chương này đề tài còn làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng. Toàn bộ khung lý thuyết này làm nền tảng nghiên cứu thực trạng trong chương 2. Cùng với khung lý thuyết về phát triển thẻ tín dụng, luận văn nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thẻ tín dụng của một số nước trên thế giới từ đó rút ra những bài học cần tham khảo cho các NHTM Việt Nam nói chung và VCB nói riêng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THỦ

ĐỨC

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THỦ ĐỨC THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THỦ ĐỨC

2.1.1 Giới thiệu sơ lƣợc vềNgân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng

Việt Nam chi nhánh Thủ Đức

Chi nhánh thủ đức là chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh Tân thuận, nay đổi tên là Nam Sài Gòn. Tháng 5/2007 VCB Chi nhánh Thủ Đức tách làm chi nhánh cấp 1. từ năm 2007 đến giữa 2008 hoạt động kinh doanh của chi nhánh còn hạn chế do cơ chế hoạt động của NHTM quốc doanh chưa tạo động lực và sức đẩy cho toàn hệ thống. Sau cổ phần hóa, đặc biệt là sau Đại hội cổ đông lần thứ nhất tháng 08 năm 2008), với cơ chế giao chỉ tiêu hoạt động kinh doanh gắn với thu nhập cho từng đơn vị, chi nhánh bắt đầu xây dựng chiến lược phát triển trên cơ sở chiến lược của VCB, đưa ra các giải pháp thực hiện chỉ tiêu hoạt động kinh doanh, phấn đấu đạt mức tăng trưởng mà Tổng Giám đốc giao. Trong suốt 6 năm từ 2008 đến năm 2014, chi nhánh đã nỗ lực phấn đấu vươn lên vượt qua mọi khó khăn khách quan và chủ quan, đạt được kết quả cao và bền vững. sau 6 năm hoạt động, chi nhánh được xếp doanh nghiệp nhà nước hạng 1 nhóm 2 thuộc chi nhánh trung bình khá về quy mô hoạt động, loại khá về tốc độ phát triển và hiệu quả hoạt động, phát triển toàn diện và bền vững moi chỉ tiêu hoạt động.

2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam chi nhánh Thủ Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thủ Đức (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)