GIỚI THIỆU VỀ CHRIS DIXON

Một phần của tài liệu 83202168thanh-nien-nghiem-tuc-khoi-nghiep (Trang 48 - 52)

Chris Dixon sở hữu một cặp kỹ năng mà hiếm có doanh nhân công nghệ nào có được cùng lúc cả hai: biết cách chọn lựa công ty để đầu tư và giỏi xây dựng các công ty từ con số không ban đầu. Với Chris, hai hoạt động này thực sự không thể bị tách riêng. Theo ông, một người không thể xây dựng thành công một công ty nếu họ không biết cách gây dựng và bảo vệ vốn của mình. Nhưng điều khiến Chris trở nên cực kỳ đặc biệt, ngoài tài năng về công nghệ, là những hiểu biết của ông về định giá thị trường, cơ cấu vốn chủ sở hữu và toàn bộ quá trình đầu tư mạo hiểm. Những hiểu biết này tạo cho ông một lợi thế chiến lược lớn trên thương trường.

Chris từng là nhà đầu tư cá nhân (personal investor) trong các công ty công nghệ giai đoạn đầu như Skype, Foursquare, Kickstarter, và Invite Media. Founder Collective của ông cũng là một tổ chức hoạt động rất hiệu quả. Là một quỹ đầu tư mạo hiểm giai đoạn ươm mầm được xây dựng bởi một đội ngũ các doanh nhân thành đạt, Founder Collective thực sự có một thân thế hoành tráng và không có một tổ chức nào khác trên thương trường luôn ủng hộ doanh nhân như quỹ này.

Quá nhiều doanh nhân mới khởi nghiệp đánh giá thấp tầm quan trọng của tài chính. Họ điên cuồng với việc xây dựng công ty và cho rằng sẽ có ai đó quan tâm tới doanh nghiệp của họ nếu nó thành công. Nhưng cẩm nang của Chris lại đề cập tới một khía cạnh hoàn toàn khác, cũng xin nói thêm ông thường hào phóng chia sẻ bài học này trên trang blog cá nhân cùng tên cực kỳ nổi tiếng của mình.

CÂU CHUYỆN CỦA CHRIS

Chris khởi nghiệp với nghề lập trình viên máy tính. Nhưng thay vì chỉ là một anh chàng công nghệ thuần túy, Chris quyết tâm trau dồi kỹ năng mới, lồng ghép các kiến thức của bản thân về công nghệ, kinh doanh, và thậm chí cả lịch sử để trở thành một nhà đầu tư. Ông dừng chân tại Công ty đầu tư mạo hiểm toàn cầu Bessemer Venture Partners, trở thành một trong những nhà đầu tư đầu

tiên của Skype và Dick’s Clothing & Sporting Goods20.

Ban đầu, tôi chỉ là một lập trình viên máy tính, và tôi thấy khá ổn với công việc đó. Nhưng lý tưởng của tôi là trở thành một người xuất chúng ở cả hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau cùng một lúc, và làm tăng giá trị bản thân theo cấp số nhân. Tôi nhận thấy khả năng của mình chỉ mức trung bình ở mọi thứ, nhưng đặc biệt thành thạo ở hai lĩnh vực: phát triển phần mềm và tài chính khởi nghiệp.

Thời gian làm việc tại Bessemer đã giúp Chris có một cái nhìn toàn cảnh về tình trạng công nghệ của các công ty khởi nghiệp. Ông nhận thấy rõ một nhu cầu quan trọng chưa được đáp ứng: An ninh mạng, và đặt ra mục tiêu dài hạn trở thành một "nhà phát minh công nghệ".

Khi còn làm việc tại Bessemer, tôi đã theo dõi sát sao hệ thống an ninh mạng của công ty trong nhiều năm. Đôi lúc, tôi rất tự tin rằng đây quả thực là một công việc cực kỳ thú vị. Cuối cùng, tôi phát hiện ra một tình trạng lặp đi lặp lại: Cứ năm năm lại có một mối đe dọa bảo mật mới xuất hiện và một vài công ty tầm trung mọc lên để giải quyết nó. Đầu tiên là virus, sau đó là thư rác. Khi tôi nghiên cứu về lĩnh vực này cũng là lúc nổi lên một mối đe dọa mới được gọi là "Phishing" (tức là các email hoặc các trang web giả mạo lừa người sử dụng tiết lộ thông tin cá nhân), nhưng không có công cụ nào được phát triển để bảo vệ người dùng.

Tôi đề cập ý tưởng này với một người bạn học cùng đại học, và chúng tôi nhanh chóng xây dựng một ứng dụng đơn giản có tên là FraudEliminator với một chức năng duy nhất: Thông báo cho người sử dụng biết liệu họ có đang truy cập một trang web lừa đảo hay không. Rất nhanh sau đó, chúng tôi nhận ra ý tưởng này còn quá hẹp. Phishing không phải là mối đe dọa duy nhất trên web. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ghé thăm trang web của một hiệu thuốc tây Canada bất hợp pháp? Hoặc một trang web làm lây lan phần mềm gián điệp? Cần có một công cụ đơn giản đánh giá tất cả các loại hình đe dọa trên web. Từ nền tảng FraudEliminator, chúng tôi quyết định xây dựng một công cụ như vậy.

Ý tưởng của Chris cuối cùng đã cho ra đời SiteAdvisor, một phần mềm hỗ trợ (plug-in) đơn giản trên trình duyệt web có chức năng thông báo cho người truy cập nếu trang web có khả năng chứa spam và phần mềm độc hại bằng cách hiện lên các thông báo như «Thận trọng» hoặc «Cảnh báo». Ý tưởng này dường như rõ ràng tới nỗi Chris lo ngại rằng ông không phải là người đầu tiên nảy ra nó.

Nếu không trực tiếp xây dựng FraudEliminator và gặp phải các vấn đề thực tế, tôi sẽ không nhận ra được giá trị tuyệt vời của SiteAdviosr. Tôi sẽ loại bỏ ý tưởng đó ngay lập tức vì đơn giản là nó quá rõ ràng; và nếu vậy thì chắc chắn đã có ai đó thực hiện nó, hoặc quyết định không thực hiện nó bởi những lý do hợp lý nào đó.

Nhưng điều đó không đúng. Tôi đã đánh giá thấp những chuyên môn lĩnh vực mà tôi đã tích lũy được trong bốn năm. Ngoài ra, an ninh mạng là một lĩnh vực mang tính công nghệ cao, do đó giúp tôi có lợi thế hơn so với các doanh nhân đồng ngành nhưng ít thông thạo kỹ thuật. Phát triển lợi thế đó quả là một quyết định chiến lược mà tôi chủ tâm thực hiện.

Chiến lược này đã được đền đáp. Chris đã đảm bảo được kinh phí cho SiteAdvisor vào năm 2005, cho ra mắt sản phẩm năm 2006, và cùng năm đó bán lại công ty này cho McAfee. Lúc đầu Chris ở lại McAfee, nhưng ông nhanh chóng bị kéo trở lại với thế giới khởi nghiệp, thời gian này ông vừa là nhà đầu tư vừa là doanh nhân.

Năm 2007, Chris đồng sáng lập Founder Collective với bảy doanh nhân khởi nghiệp khác, trong đó có Caterina Fake. Thay vì đầu tư vào các công ty mở rộng quy mô, Founder Collective hoàn toàn tập trung vào đầu tư cho các doanh nghiệp đang ở giai đoạn ươm mầm. "Có thể có những thứ hấp dẫn hơn chúng tôi có thể làm trong thời gian này, nhưng đó không phải là mục tiêu của chúng tôi", Chris cho hay. "Chúng tôi làm vậy để hợp tác với các doanh nhân và giúp họ vượt qua các giai đoạn đầu – đặc biệt là giai đoạn đầu xây dựng đội nhóm, phát triển sản phẩm, và gây dựng vốn."

Một dự án kinh doanh khác của ông, cũng là sản phẩm đồng sáng lập với Fake, là Hunch, một công cụ khuyến cáo cá nhân hoá.

Trong dự án đầu tiên của mình, tôi đã xây dựng một công ty khởi nghiệp khai thác một lỗ hổng hiển nhiên trên thương trường và nhanh chóng bán nó. Nhưng lần này, tôi quyết định theo đuổi đam mê của mình. Tôi coi công việc mình làm tại Hunch là một công việc thuộc về trí thông minh nhân tạo – lĩnh vực yêu thích của tôi từ rất lâu. Luận văn thời trung học của tôi cũng là về một chủ đề rất liên quan tới lĩnh vực này (trích xuất các gen thông minh khỏi các bộ dữ liệu lớn). Đây có thể không phải là con đường kinh tế tối ưu cho một công ty, nhưng là lĩnh vực mà tôi muốn tập trung tiếp theo.

Hiện tại, Chris đang là thành viên rất tích cực của Cộng đồng khởi nghiệp New York. Ông là diễn giả thường xuyên tại các hội nghị công nghệ khu vực New York, và thường xuyên thực hiện các cuộc

phỏng vấn công nghệ với các nhà cải cách công nghệ thông tin của tiểu bang và trong vùng Vịnh San Francisco. Một trong những kho kiến thức vô giá của Chris là blog cá nhân của ông tại địa chỉ cdixon.org, được coi là nguồn tài nguyên quan trọng cho các doanh nhân mới vào nghề. Với những nỗ lực và kinh nghiệm của bản thân tổng hợp trên blog, ông gọi chúng là "Những bài tuyên truyền cho người tài."

BÁN HÀNG

Nếu không bị từ chối mỗi ngày, thì mục tiêu của bạn vẫn chưa đủ tham vọng

Điều hữu ích nhất mà tôi nhận được khi học cách điều hành một công ty khởi nghiệp là cố gắng xin được công việc đầu tiên. Tôi đã chia sẻ kinh nghiệm này trên blog cá nhân của mình: "Khi tôi cố gắng gia nhập vào thế giới của các công ty khởi nghiệp được hậu thuẫn bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm khoảng tám năm trước, tôi đã nộp đơn ứng tuyển hàng trăm công việc, từ những vai trò đầu tư mạo hiểm cấp thấp, công việc tại các công ty khởi nghiệp, đến thậm chí các công ty công nghệ lớn. Và tôi vấp phải sự từ chối từ mọi chỗ… Nhưng giai đoạn này thực sự rất hữu ích, vì nó đã giúp tôi "chai mặt" lên đáng kể. Tôi dần nhận ra rằng người tuyển dụng thực sự không từ chối con người hay tiềm năng của tôi mà chỉ là họ từ chối một bản CV. Vì CV không thể thể hiện được cá tính của bản thân, nên tôi trở có chiến thuật táo bạo hơn. Cuối cùng tôi đáp cánh với công việc tại Bessemer (nhờ việc họ sẵn sàng nắm lấy cơ hội và nhìn xa hơn bản CV). Nhờ đó mà tôi thành lập được công ty khởi nghiệp được hỗ trợ bằng đầu tư mạo hiểm đầu tiên của mình, và mọi việc trở nên tốt đẹp hơn từ đó.

Bản CV của tôi có lẽ đã bị từ chối bởi một nhà tuyển dụng tâm trạng không tốt nào đó. Có lần một người bạn từng cố gắng giúp tôi xin việc đã gọi điện và an ủi tôi. Và anh ta có vẻ ngạc nhiên khi thấy tôi nói rằng: ‘Có gì phải buồn, chuyện thường ngày ở huyện ấy mà – chỉ cần tiếp tục cố gắng thôi.’ Nếu bạn không bị từ chối mỗi ngày, thì mục tiêu của bạn vẫn chưa đủ tham vọng."

ĐỐI TÁC

Tìm kiếm đối tác bù đắp được điểm yếu của bạn

Trước khi lựa chọn đối tác, bạn cần phải nắm được điểm yếu của bản thân. Ví dụ, tôi là người hướng nội, không giỏi việc lập danh sách và nhìn chung là không hoàn thành xong việc đúng thời hạn. Vì vậy, tôi cần phải tìm một ai đó bù đắp được những điểm yếu này, như Tom Pinckney, cộng sự sáng lập Hunch với tôi chẳng hạn. Nếu cả hai chúng tôi đều thuộc tuýp người quy củ, quyết đoán hoặc đều linh hoạt và hơi "nổi loạn" thì chúng tôi đã không thể hợp tác hiệu quả đến vậy."

HUY ĐỘNG VỐN

Huy động vốn "kiên nhẫn"

Các nhà sáng lập luôn xem việc huy động vốn giống như một cuộc giao dịch, trong khi thực sự đây lại là mối quan hệ rất sâu sắc. Họ nghĩ "tiền" chỉ là tiền, trong khi thực tế "tiền" được phân làm nhiều loại khác nhau: đồng tiền khôn ngoan (smart money) và ngớ ngẩn (dumb money), đồng tiền chính trực (high–integrity money) và không được chính trực (low–integrity money)21. Quan trọng nhất là còn có đồng tiền kiên nhẫn (patient money) và đồng tiền nóng vội (impatient money). Nếu bạn huy động vốn từ một ông chú giàu có để theo đuổi giấc mơ của bạn, ông ấy có thể sẽ rất kiên nhẫn chờ đợi và để bạn

tự quyết định mọi thứ. Trong khi đó, nếu bạn huy động vốn từ các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp, họ sẽ luôn sa thải bạn trong vòng hai năm nếu bạn không đạt được kết quả gì. Quan trọng là cần biết được vốn của bạn kiên nhẫn đến đâu.

THẤT BẠI

Đừng quá mở rộng định nghĩa về thất bại

Tôi từng có một cuộc trò chuyện với một doanh nhân trẻ và anh ta hỏi tôi rằng "Chuyện gì xảy ra nếu cuối cùng chúng ta sử dụng MySpace thay vì Facebook?" Đó thực sự là một câu hỏi ngớ ngẩn: MySpace là một công ty trị giá 600 triệu đôla! Trong năm 2010, đã có 514 công ty được hậu thuẫn bởi đầu tư mạo hiểm với mỗi công ty trị giá trung bình trên 75 triệu đôla. Nhờ những bộ phim như The

Social Network22 mà tồn tại quan điểm rằng thành công là phải như Mark Zuckerberg, còn không thì sẽ là thất bại. Ý nghĩ phải xây dựng một thành công tầm cỡ như Facebook, còn không thì là thất bại thật sự là cú chơi khăm lớn với các doanh nhân trẻ, những người ấp ủ một thành công nhỏ bé.

TÀI CHÍNH

Đừng cán nửa đích

Một tỷ lệ khá cao các công ty khởi nghiệp thất bại là do nguồn trợ tài chính quá ít ỏi. Họ tính toán thiếu số vốn cần có, không gây dựng đủ vốn, và chỉ cán đến nửa đích. Mỗi vòng gây dựng vốn cần làm được một trong hai điều sau: hoặc giúp bạn đi tiếp vào vòng tiếp theo hoặc giúp bạn có được lợi nhuận. Nếu bạn không gây dựng được đủ vốn để được định giá cao hơn trong vòng tiếp theo hoặc để vượt qua được điểm hòa vốn, thì lẽ ra bạn nên lập kế hoạch mọi thứ tốt hơn. Đây là một sai lầm rất phổ biến.

LÀM VIỆC VÌ CHÍNH MÌNH

Không đánh giá quá cao rủi ro hoặc mặt tích cực của nghề doanh nhân

Người ta thường hay nhấn mạnh khả năng bạn bị phá sản khi làm kinh doanh, nhưng mặt khác, lại không nhận ra khả năng để bạn trở thành tỷ phú. Và thực sự, không có thất bại nào đủ để khiến các doanh nhân kiệt quệ và gục ngã hoàn toàn.

Một phần của tài liệu 83202168thanh-nien-nghiem-tuc-khoi-nghiep (Trang 48 - 52)