GIỚI THIỆU VỀ SCOTT HARRISON

Một phần của tài liệu 83202168thanh-nien-nghiem-tuc-khoi-nghiep (Trang 77 - 82)

Thoạt nghe, chuyện của Scott Harrison cũng như chuyện của bao người khác. Ông được sinh ra và nuôi dưỡng trong một gia đình Thiên Chúa Giáo với nhiều truyền thống và quy tắc khắt khe, khiến ông không ngần ngại chống đối lại cách nuôi dưỡng của gia đình ở tuổi thiếu niên. Bỏ mặc niềm tin tôn giáo, gia đình và quê hương Philadelphia, ông đến với thành phố phồn hoa New York với ước vọng giàu sang và nổi tiếng. Scott tham gia vào một ban nhạc và nuôi tóc dài từ đó. Cùng với một người khác, ông bắt đầu việc kinh doanh béo bở quảng cáo cho các hộp đêm kéo dài trong vòng 10 năm sau đó. Khi đã đạt được thành công như mong đợi, Seth lại thấy như thế chưa đủ. Ông đau đớn nhận ra rằng: "Mình đang trở thành một kẻ khó ưa. Mình đang bán rác để kiếm sống." Và Seth rời New York trên một con tàu cứu tế đến Liberia, Tây Phi để phục vụ Chúa và người nghèo.

Điểm đặc biệt ở con người Scott là ông đã dám thay đổi bản thân triệt để sau sự nhận thức này. Và quan trọng hơn là sự thay đổi này vẫn được ông giữ nguyên cho tới giờ.

Tôi gặp Scott lần đầu tiên vào năm 2008, khi Charity: water mới thành lập được hai năm, và ông vẫn đang say sưa với kế hoạch cung cấp nước sạch cho một tỉ người thiếu nước trên thế giới (một con số không tưởng!). Với tốc độ tăng trưởng và lớn mạnh đáng kinh ngạc của tổ chức, Scott vẫn tỏ ra vô cùng nhiệt huyết, năng nổ và không chút mệt mỏi nào, hệt như những ngày đầu.

Ngay cách nói về kế hoạch cung cấp nước sạch cũng cho thấy rõ niềm đam mê không ngừng của Scott với công việc. Ông không bao giờ tuyên bố theo kiểu, "Tôi sẽ hoàn thành xong dự án này trong 10 năm rồi bước sang dự án khác," mà luôn khẳng định rằng "Tôi sẽ chỉ làm dự án này, chỉ một dự án này mà thôi. Nó là mục đích thật sự của đời tôi, làm cuộc sống của tôi sống động và ý nghĩa." Không bao giờ ông nhắc tới hai từ "bỏ cuộc."

Scott khởi nghiệp không chỉ với sự thay đổi bản thân triệt để, mà còn từ niềm tin tôn giáo mạnh mẽ luôn giúp ông duy trì năng lượng và nhiệt huyết với công việc.

CÂU CHUYỆN CỦA SCOTT

Scott Harrison: Tôi đến với công việc từ thiện theo một cách rất không bình thường: thông qua cuộc

sống về đêm.

Sinh trưởng trong một gia đình Thiên Chúa Giáo truyền thống ở Philadelphia, cuộc sống của tôi vốn dĩ rất êm ả và bình lặng, nhưng sau đó, một thảm họa đã xảy ra với cả gia đình. Khi tôi lên bốn, một vụ rò khí CO trong nhà đã khiến mẹ tôi bị hôn mê và trở thành tàn phế. Sau cú sốc đó, tôi bỗng chốc trở thành trụ cột gia đình và phải gánh trên vai vô số trách nhiệm.

Ở tuổi 18, phần con người nổi loạn trong tôi bỗng trỗi dậy. Chuyển đến New York, tôi biết về nghề có cái tên "quảng cáo hộp đêm", nơi bạn được trả thật nhiều tiền chỉ để uống miễn phí. Một công việc kiểu như thu hút khách đến các hộp đêm. Kể từ đó, tôi chìm trong cuộc sống về đêm, và trong 10 năm sau đó xây dựng một công ty quảng cáo hộp đêm khá thành công. Nhìn từ bên ngoài, cuộc sống của tôi có vẻ thật tuyệt vời: ai chả muốn được làm "một người sáng lập" với những cố gái chân dài, xinh đẹp vây quanh. Giờ làm việc của tôi bắt đầu từ 11 giờ tối và trở về nhà vào trưa ngày hôm sau, cứ thế hai đêm một tuần. Mặc dù công việc lên như diều gặp gió, nhưng tôi lại cảm thấy vô cùng trống rỗng.

28 tuổi, sau khi tròn một thập kỷ với lối sống sa sút như vậy, tôi dành ba tuần nghỉ ngơi ở Uruguay và gặp được những con người "định mệnh". Chuyến đi đó sau này giống như gáo nước lạnh tạt thẳng vào cuộc sống của tôi: Tôi trở nên hoàn toàn phá sản – phá sản cả về cảm xúc và tinh thần.

Phải nói rằng, đó là chuyến đi đã mang lại cho tôi một trải nghiệm quan trọng về đức tin. Tôi quyết định khám phá lại đức tin như một người trưởng thành, thay vì theo những khuôn mẫu bị áp đặt khi còn bé. Bỏ lại mọi thứ phía sau, tôi đến với Tây Phi, một quyết định đã làm thay đổi cuộc đời tôi hoàn toàn. Từ cuộc sống xa hoa trong một căn hộ xinh đẹp ở New York, với một chú chó và cô bạn gái sành điệu, tôi sống trong một ca-bin nhỏ chỉ hơn 13m2 cùng với hai người khác tại Liberia, một đất nước đang bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Để có những thứ đó, tôi phải trả gần 500 đôla một tháng để được lên tàu. Dù khoản nợ cá nhân đã dồn tới 40.000 đôla tôi vẫn dành tiền trong thẻ tín dụng cho công việc từ thiện!

Nhưng đó mới chỉ là điểm khởi đầu. Ở Liberia trong hai năm, tôi mới biết thế nào là nghèo khổ. Trong hai năm đó, có lẽ hàng chục lần tôi rơi nước mắt trước cảnh con người ta lâm vào đường cùng, sống trong một đất nước không chút hi vọng. Tôi rời New York với một trái tim trống rỗng và quay trở lại với con người hoàn toàn mới. Kết thúc trải nghiệm này ở tuổi 30, tôi biết rằng mình sẽ làm gì trong suốt phần đời còn lại. Không bao giờ tôi quay trở lại hộp đêm nữa.

Có một thực tế tồn tại khiến tôi phải để tâm tới: đó là con số một tỷ người trên thế giới không có nước sạch để dùng, một thứ quá cơ bản và đơn giản với chúng ta. Có một tỷ khách hàng đang cần được phục vụ. Vấn đề đó quá rõ ràng và vì thế tôi đã lập ra Charity: water để giải quyết nó. Nhưng sau trải nghiệm ở châu Phi, tôi nghĩ rằng cần có sự cải cách trong mô hình doanh nghiệp phi lợi nhuận hiện tại, và tôi đã sẵn sàng với một vài ý tưởng lớn trong đầu. Để xây dựng Charity: water, chúng tôi cần tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng, thế nên thay vì làm những gì mà những công ty phi lợi nhuận ngoài kia vẫn làm, tôi để tâm quan sát cách thức hoạt động của những thương hiệu lớn như Nike hay Apple. Đầu tiên phải nói rằng các tổ chức từ thiện rất dở trong việc tạo dựng thương hiệu. Theo tôi, nếu đã không thể vận động hay hô hào công chúng góp sức vào sứ mệnh cấp nước sạch cho một tỷ người trên thế giới thì tốt hơn hết là hãy dừng lại. Đó chính là yếu tố cải cách mà tôi muốn nói tới. Nó rất đơn giản.

Nhân viên đầu tiên tôi tuyển dụng là người đã có thâm niên trong các dự án về nước. Người thứ hai là nhà thiết kế của chúng tôi, Viktoria. Cô ấy từng làm việc cho Time Warner và L’Oreal, thiết kế những thứ đẹp mắt nhưng lại không có chút ý nghĩa nhân văn nào. Viktoria đã giúp tôi xây dựng thương hiệu cho công ty. (Cũng xin chia sẻ thêm rằng vị thiết kế mà tôi đã tuyển cách đây bốn năm giờ đây có tầm ảnh hưởng và quan trọng rất lớn đối tới tôi. Hiện tại cô ấy là người vợ yêu quý của tôi.)

Khi bắt đầu xây dựng Charity: water, tôi có nói chuyện với Alan Sohwartz, Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức Robin Hood. Ông chia sẻ với tôi về mô hình của Robin Hood: "Tôi cùng với một vài người bạn sẽ tài trợ cho việc vận hành nhân sự của Robin Hood cho tới chừng nào tôi còn sống. Còn 100% số tiền công sẽ vẫn được rót trực tiếp vào các dự án." Tôi rất thích sự phân biệt rạch ròi đó của ông, vì vậy tôi đã đề nghị được mượn mô hình đó. Vấn đề duy nhất là tôi chỉ có một tài khoản đang âm thay vì một nhà từ tâm tỷ phú. Nhưng tôi tin rằng sớm muộn gì tôi cũng sẽ làm cho mô hình đó hoạt động.

Thứ hai là, tôi muốn các nhà tài trợ thấy được tiền của họ sẽ đi về đâu. Chúng tôi muốn chinh phục được trái tim các nhà tài trợ, muốn họ hiểu được họ có thể tạo ra những ảnh hưởng quan trọng thế nào. Và từ Best Buy, tôi bỗng nảy ra ý tưởng: Sao không gắn tọa độ GPS cho mỗi dự án về nước? Chỉ tốn 99 đôla và chúng tôi lại có thể dễ dàng tập huấn cho tất cả các đối tác thực địa cách sử dụng GPS, cùng với một chiếc camera chất lượng HD. Chúng tôi đã quay được 200 video trong bốn năm qua, hoàn toàn trong nhà và không tốn một xu nào. Bằng cách này, các nhà tài trợ sẽ nắm được mọi khía cạnh trong việc phân bổ tài chính cho dự án.

Để tạo được phản ứng mong muốn từ công chúng, đưa ra những số liệu, thống kê to tát thôi chưa đủ; mà còn cần chia sẻ với họ câu chuyện của những con người hàng ngày vẫn phải sống chung với nước bẩn. Vào tháng thứ hai, chúng tôi tổ chức một triển lãm ngoài trời lớn tại New York. Chúng tôi lấy các mẫu nước bẩn từ sông Hudson và sông Đông, trưng bày trong các nước đặt tại triển lãm để người xem cảm nhận được sự khủng khiếp khi phải uống thứ nước bẩn đó từng ngày. Việc đó thật kinh khủng, nhưng hàng ngày, hàng giờ, vẫn có hàng trăm, hàng triệu người phải uống thứ nước đó để tồn tại.

Charity: water chính thức được ra mắt tại một hộp đêm, vì đó là cách duy nhất tôi có thể làm được để gây quỹ cho các dự án. Những người sáng lập luôn có những bữa tiệc sinh nhật lớn, vì thế mượn danh là một promoter, tôi đã mời tất cả những người quen biết đến dự sinh nhật thứ 31 của mình tại hộp đêm. Tôi thu từ mỗi người 20 đôla phí vào cửa, thế là tôi đã gây được 15.000 đôla vào đêm đó. Số tiền này được chúng tôi chi cho dự án tại Uganda vài tháng sau đó.

Dự định tổ chức một sinh nhật lớn hơn, mời nhiều người hơn đến làm từ thiện nhưng không thành, tôi nảy ra ý tưởng thay vì tổ chức tiệc sinh nhật tốn kém, tôi sẽ gửi mail cho mọi người và gợi ý họ quyên góp tiền thay vì mua quà sinh nhật. Tôi nghĩ rằng mọi người sẽ chấp nhận việc đó thôi. Vì thế ở sinh nhật tuổi 32, tôi đề nghị mỗi người quyên góp 32 đôla. Vậy là tôi kiếm được 52.000 đôla trực tuyến. Rồi sau đó tôi nghĩ rằng "Mình không phải là người duy nhất sinh vào tháng thành lập Charity: water." Thế là tôi yêu cầu 90 người khác trong mạng lưới nhỏ bé của mình thay vì tổ chức sinh nhật, làm theo những gì tôi đã làm. Chúng tôi nhanh chóng gây được 150.000 đôla chỉ nhờ các trang web và Paypal.

Tỏ rõ đam mê và mục đích của bản thân

Mọi thứ bạn làm – mọi đồng vốn bạn góp được, mọi thông điệp bạn truyền tải, mọi sản phẩm bạn tung ra thị trường – đều phải thể hiện được đam mê và mục đích của bản thân bạn. Khi nhận đồng vốn từ một nhà đầu tư, hãy tự hỏi xem liệu đồng vốn đó có giúp phát triển sứ mệnh trọng tâm của tổ chức bạn? Khi phát biểu trên báo chí hoặc tung ra một quảng cáo, liệu chúng có truyền đạt được giá trị cốt lõi của bạn? Khi giới thiệu một sản phẩm mới ra thị trường, sản phẩm đó có thể hiện rõ được đam mê của bạn? Hãy xác định rõ mục đích của bản thân và truyền tải nó tới tất cả các đối tác khác – cả trong và ngoài tổ chức của bạn.

Xây dựng mục tiêu rõ ràng, táo bạo

"Có một tỷ người trên thế giới đang thiếu nước sạch. Và mục tiêu của chúng tôi tại Charity: water chính là giúp tất cả những người đó có nước sạch để dùng." Nếu không thể tuyên bố mục tiêu của mình một cách rõ ràng và mạnh mẽ đến vậy, thì bạn sẽ không thể xây dựng được mối quan hệ ý nghĩa và lâu dài với các đối tác, nhà đầu tư và khách hàng. Kiếm tiền hay tiêu thụ được sản phẩm mới chỉ quan trọng thứ yếu so với sự cam kết và trung thành. Bạn xây dựng doanh nghiệp của mình với mong muốn

tạo được tác động tích cực với thế giới, vậy thì hãy truyền tải cho mọi người tầm nhìn của bạn và cách bạn sẽ đạt được tầm nhìn đó.

Xây dựng một thương hiệu đặc biệt

Mọi doanh nghiệp lớn đều cố gắng giải quyết một vấn đề to tát nào đó của thị trường, nhưng sẽ không thể làm được điều đó nếu họ không xây dựng được một thương hiệu. Tôi rời khỏi thế giới promotion hộp đêm khi thành lập Charity: water, nhưng tôi vẫn không quên những bài học đã học được từ đó. Không nhất thiết phải có bất kỳ xung đột nào giữa mục đích và sự thể hiện. Bạn phải thể hiện đam mê của bản thân và phải thể hiện được nó theo một cách hình tượng, độc đáo và thu hút nhất có thể. Thế tức là hãy đầu tư vào thiết kế và làm cho khách hàng ngay lập tức nhận ra thương hiệu của bạn trong mọi chi tiết: từ mặt trước, màu sắc, cho tới giá trị sản xuất những video của bạn. Một thông điệp rõ ràng có thể giúp bạn chiến thắng được một cuộc tranh luận, nhưng chỉ có một thương hiệu đặc biệt mới giúp bạn chinh phục những trái tim.

CÔNG NGHỆ

Sử dụng công nghệ để tạo tính minh bạch

Nhiều năm trước, việc làm video chất lượng cao và hệ thống GPS là những việc tốn kém và xa xỉ ghê gớm. Nhưng hiện tại, việc sử dụng những công nghệ này tương đối kinh tế và đơn giản hơn nhiều. Để mọi người thấy được kết quả của các dự án, chúng tôi nhận thấy việc quay các video và đăng chúng trực tuyến trên mạng là cách làm khôn ngoan nhất. Với những phương tiện liên lạc sẵn có như hiện nay, bạn có thể dễ dàng đưa khách hàng và đối tác của bạn tới tận nơi sản xuất hay phòng họp của ban giám đốc. Hãy làm cho khách hàng của bạn cảm thấy họ đang thật sự đầu tư không chỉ vào sản phẩm cuối cùng mà còn vào cả một quá trình tạo ra sản phẩm đó.

MARKETING

Truyền đạt mục tiêu qua những câu chuyện có sức ảnh hưởng

Nếu tôi thuyết giảng cho bạn nghe những thông tin về nước, các số liệu thống kê, rằng một tỷ người trên trái đất không có nước sạch để dùng, và tất cả mọi bệnh tật đều bắt nguồn từ nước bẩn…đó chỉ là những thông tin mà hầu như ai cũng biết và chẳng có gì thú vị. Marketing cũng giống như kể chuyện, nó không đơn thuần chỉ là liệt kê các thông tin. Chúng tôi luôn kiếm tìm những câu chuyện để mang lại sức sống cho mỗi vấn đề. Chúng tôi cần tái hiện cho mọi người thấy vấn đề, chứ không chỉ là kể về chúng.

MARKETING Thử mọi thứ

Không phải mọi kế hoạch marketing đều đem lại hiệu quả, nên bạn cần phải sẵn sàng thử mọi phương sách có thể. Hãy nhớ rằng cho tới chừng nào bạn vẫn sống thật với nhiệm vụ và những giá trị cốt lõi của bản thân thì bạn không có gì để mất cả.

BÁN HÀNG

Bạn phải liên tục rao bán, rao bán và rao bán. Hãy kể cho các nhà đầu tư nghe câu chuyện của bạn, kiểu như, "Mục tiêu của tôi là thế này… Tôi sẽ làm thế này với doanh nghiệp của mình." Hầu hết mọi người sẽ nói không, nhưng đừng để điều đó khiến bạn nhụt chí. Chắc chắn cuối cùng sẽ có ai đó chấp nhận và cấp vốn cho bạn. Và công việc của bạn lại là tiếp tục rao bán với những người khác.

HUY ĐỘNG VỐN

Đánh giá cao sức mạnh của mạng lưới

Khi bạn có một mạng lưới đủ lớn, mọi phi vụ buôn bán và mọi khoản tiền gây dựng được đều có thể tạo thành "của trời cho". Tại Charity: water, chúng tôi không hề nhận được tiền từ chính phủ và chỉ có

Một phần của tài liệu 83202168thanh-nien-nghiem-tuc-khoi-nghiep (Trang 77 - 82)