NOVOGRATZ
Mười năm qua, Jacqueline Novogratz đã mang lại sự lãnh đạo tinh thần cho một lĩnh vực mà thị trường thực sự đang khao khát nó: lĩnh vực tài chính.
Sẽ là thiếu sót nếu gọi Quỹ Acumen chỉ bằng những cái tên như "tổ chức từ thiện" hay "tài chính vi mô." Đây là những hoạt động chính mà Acumen cung cấp nhưng không phải là toàn bộ tinh thần của nó. Điểm cốt lõi mà Jacqueline đang làm thông qua Acumen là "đầu tư kiên nhẫn," tức là đầu tư lâu dài vào việc phát triển hệ thống hạ tầng cần có cho các doanh nhân ở vùng khó khăn, giúp họ học tập, phát triển và mở rộng doanh nghiệp mới nhằm cải thiện đời sống. Ngay từ khi mới bước chân vào tài chính, Jacqueline đã học được rằng không phải lúc nào tiền bạc cũng liên quan tới lòng tham hay hám lợi. Nếu được sử dụng đúng mục đích, tiền có thể giúp con người vượt qua khó khăn và trở nên thịnh vượng, cảm thấy tự hào và có niềm tin trong cuộc sống. Nhưng thứ mà Jacqueline đang nói tới lại chẳng liên quan gì tới "từ thiện."
Trong khi vào sứ mệnh xóa bỏ nghèo đói, Jacqueline vẫn không quên sự nghiệp tài chính của mình. Với những thành công đạt được tại Ngân hàng Chase Manhattan và Quỹ Rockefeller Foundation, bà đã tỏ ra vô cùng bản lĩnh trong lĩnh vực phi lợi nhuận. Bà sẵn sàng kiên nhẫn truyền đạt tầm nhìn của mình, nhưng cũng không e ngại sa thải những ai không có chung tầm nhìn đó, hoặc kiên quyết chấm dứt một công ty hoạt động kém hiệu quả. Không có một sự ưu ái nào từ các "nhà từ thiện" dành cho Quỹ Acumen, thay vào đó là một mối quan hệ thân thiết, thẳng thắn với những cái đầu lạnh giữa Jacqueline và các nhà đầu tư, những người cũng giống như bà, đều đam mê với công việc họ làm. "Tôi sẽ không gửi cho các vị những lời khen ngợi phổng mũi, mà sẽ là những bản báo cáo hoàn toàn trung thực thông báo tới các vị những gì có hiệu quả, những gì còn chưa hiệu quả và cái đích chúng tôi muốn đi đến." Tôi biết Jacqueline đã khá lâu, và phải đồng ý với nhận định từ anh trai Michael của bà rằng em gái ông sẽ lựa chọn một trong hai con đường: hoặc trở thành người đứng đầu các tổ chức như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế Giới hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế, hoặc thật sự làm thay đổi thế giới. Bằng việc sáng lập ra Quỹ Acumen, Jacqueline đã mở màn cho một thế hệ các doanh nhân đầy tiềm năng trên khắp thế giới từ Rwanda, Kenya tới Pakistan. Rõ ràng bà là người được chọn để thay đổi thế giới. CÂU CHUYỆN CỦA JACQUELINE
"Điều đầu tiên mà tôi học được khá nhanh là "từ thiện" khánh kiệt tới mức nào"
Từ khi còn bé, tôi đã luôn có cảm giác tất cả mọi người đều có điểm gì đó giống nhau. Tôi xuất thân từ một gia đình di cư. Bà nội tôi chỉ mới học hết lớp ba và có tới chín người con, ba trong số họ không may bị chết khi còn nhỏ. Bản thân tôi luôn đánh giá cao sự chăm chỉ, coi trọng nó không kém gì thành công, cũng như giá trị đi kèm với nó.
Công việc đầu tiên của Jacqueline là tại Ngân hàng Chase Manhattan, Brazil. Đây cũng là công việc làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời bà.
để đầu tư vào doanh nghiệp hay các doanh nhân sẽ có những đóng góp sau này cho xã hội, ví dụ như việc làm. Tôi vẫn nhớ như in điều đó tuyệt vời đến thế nào và tôi yêu thích nó tới chừng nào. Tôi nhìn thấy những câu chuyện được kể bằng những con số và tôi cũng thấy rằng tầng lớp thu nhập thấp không có lối nào để chen chân vào các ngân hàng. Tôi muốn thay đổi điều đó và linh cảm đã dẫn tôi đến với ngành tài chính vi mô ở Rwanda.
Trong thời gian ở Rwanda, nơi đầu tiên tôi thành lập ngân hàng tài chính vi mô của mình với một nhóm nhỏ phụ nữ, tôi nhận ra rằng không một doanh nghiệp nhỏ nào có số nhân viên nữ hơn từ hai đến ba người. Phải có một cái gì đó khác đi, và tôi nghĩ nếu tự xây dựng một doanh nghiệp riêng, biết đâu tôi sẽ biết được cần phải làm gì để tạo ra sự thay đổi đó. Thế nên tôi mở một cửa hàng bán bánh ở Kigali, Rwanda với 20 bà mẹ đơn thân khác.
Điều đầu tiên mà tôi học được khá nhanh là "từ thiện" khánh kiệt tới mức nào. Tôi đã thấy từ thiện khiến những người phụ nữ này trở nên nhỏ bé hơn rất nhiều so với con người thật sự của họ. Đó là một cặp từ khiến họ thấy bẽ bàng, khiến họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả lời những câu hỏi từ những kẻ quyền cao chức trọng theo cách mà những người đó muốn. Nhắc tới thị trường đồ ăn vặt của Kigali và thấy những người phụ nữ này kiếm được từ 50 xu lên đến hai đến ba đôla một ngày, bạn có lẽ sẽ nghĩ rằng họ là những người phụ nữ giàu nhất thế giới – bước đi với cái đầu ngẩng cao và có thể nói "không" với bất kỳ ai. Nhưng có một sự thay đổi hoàn toàn. Với linh cảm vốn có rằng với tinh thần, giá trị quan trọng hơn của cải, và chứng kiến nó trong thực tế đã khiến tôi tự nhủ với bản thân – khi đó mới chỉ 26 tuổi – rằng sẽ quay trở lại châu Phi và xây dựng các nhà máy ở đó.
Quay lại New York, Jacqueline tham gia vào một tổ chức từ thiện quy mô lớn, Quỹ Rockefeller Foundation. Tại đây, bà bắt đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa từ thiện và kinh doanh.
Tôi luôn thích tạo ra những thứ mới mẻ. Tôi xây dựng một công ty sản xuất thiệp mừng với sự hỗ trợ từ những cô bé cậu bé 12 tuổi ở Harlem. Ngày ngày, chúng tôi đóng gói các tấm thiệp và gửi chúng đi để bán. Tôi tận dụng các mối quan hệ kinh doanh của mình để giúp bọn trẻ bán thiệp và kiếm tiền. Tôi đã thầm nghĩ rằng, "Chúa ơi, mình vừa thật sự xuất khẩu cái đẹp chỉ có ở cạnh Harlem!" Có một sức mạnh hiện hữu trong công việc đó, và tại Rockefeller cũng có một sức mạnh hiện hữu trong các hoạt động từ thiện. Dù vậy, tôi vẫn nhận thấy những hạn chế của nó.
Trong kỷ nguyên công nghệ thông tin, cũng là thời điểm tôi thành lập Acumen vào năm 2000, tôi bị hấp dẫn bởi nền kinh tế mạng lưới và cách lĩnh vực từ thiện hoạt động giống như kinh tế. Các Rockerfeller của ngày đó nhìn thế giới một cách tập trung hóa, từ trên xuống, trong khi các doanh nhân mới lại nhìn thế giới bằng con mắt dân thường, từ dưới lên, với sự cầu khẩn. Sự tổng hợp của tất cả những yếu tố này khiến tôi nhận ra rằng có một thành phần còn thiếu chính là một loại vốn không tồn tại. Sẽ không một nhà đầu tư nào đến Kigali và đánh cược tiền của họ vào nhóm phụ nữ này, vào những đồ ăn vặt không ai muốn và một thị trường đồ ăn vặt thậm chí không tồn tại, trừ khi họ có tầm nhìn hay đủ kiên nhẫn tới mức khó tin.
Ý tưởng về nguồn vốn dài hạn bắt đầu được hình thành trong tâm trí Jacqueline.
Khi tôi thành lập Acumen, tôi bắt đầu chia sẻ với mọi người về một cách đầu tư thứ ba: đó là sử dụng nguồn vốn từ thiện để làm đầu tư. Tôi ghét cái từ "nhà từ thiện" tới mức tôi không cho các nhân viên sử dụng nó, nếu không họ sẽ bị sa thải. Nhưng dường như mọi người đều thấy lúng túng khi bị gọi là
"nhà đầu tư" trong khi họ không được nhận lại tiền của mình, và tôi đã lo lắng rằng họ sẽ phát điên với tôi vì chuyện đó…nhưng linh cảm của tôi rất mạnh mẽ – đó phần nào chính là cái mà người ta gọi là tinh thần doanh nhân. Bạn không cần phải có mọi câu trả lời. Tôi biết cần có một cách làm mới và tôi có một vài ý tưởng để tìm ra nó.
Với khao khát tìm kiếm tự do để theo đuổi các ý tưởng về tài chính vi mô ngoài khuôn khổ của các tổ chức từ thiện, Jacqueline quyết định thành lập Quỹ Acumen, được sáp nhập vào năm 2001.
Để Acumen hoạt động hiệu quả trong những ngày đầu tiên sau khi thành lập, tôi biết mình không cần phải trở thành một tổ chức phi chính phủ đói kém. Tôi muốn có đủ vốn để tuyển dụng những nhân viên thật sự xuất sắc và những lãnh đạo tài ba sẵn sàng ủng hộ những việc tôi làm. Tôi kêu gọi Quỹ Rockefeller Foundation đóng góp năm triệu đôla vốn khởi động và Cisco Foundation – hai tổ chức một cũ một mới – đánh cược vào ý tưởng này.
Sau đó, tôi tìm đến 20 cá nhân khác – những nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng, có cả John Thornton, COO của Goldman Sachs thời bấy giờ và những người khác giống ông – để thuyết phục họ cộng tác sáng lập Acumen. Chúng tôi ngay lập tức thỏa thuận mô hình cộng tác theo kiểu "Chúng tôi không chỉ cần tiền của anh – chúng tôi cần trí tuệ của anh và những mối quan hệ anh có – chúng tôi muốn anh thật sự tham gia xây dựng Acumen." Sau đó, chúng tôi lập kế hoạch kinh doanh, bàn về nó cả ngày lẫn đêm, gây vốn, thuê một nhóm nhỏ nhân viên và bắt đầu hoạt động vào tháng Tư năm 2001.
Đặc trưng của Quỹ Acumen – kinh doanh hay từ thiện? – đã sớm được kiểm nghiệm.
Mọi công ty, dù hoạt động vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận, đều cố thuyết phục chúng tôi trợ cấp tiền cho họ. Tuy nhiên, sau khi trợ cấp cho ba công ty trong số đó, chúng tôi nhận thấy việc trợ cấp có nguy cơ kéo dài chính xác kiểu hành vi mà chúng tôi đang cố tránh: Các doanh nghiệp thường gắng làm vừa lòng các nhà tài trợ mà thờ ơ với cộng đồng. Vì thế chúng tôi quyết định chỉ cấp cho họ các khoản đầu tư theo hình thức cổ phần và vay vốn. Trọng tâm của việc này phải là phán đoán xem tiền bỏ ra có quay lại được không. Có thể chúng tôi chỉ nhận lại được 80 đến 90% số tiền đã bỏ ra, nhưng dù thế, chúng tôi cũng đã tạo ra thay đổi phi thường với thế giới. Một khi đã đến được thời điểm hoàn vốn đầu tư, bạn sẽ đạt đến sự bền vững.
Một mặt, chúng tôi đòi hỏi những thay đổi hành vi trong toàn bộ chu kỳ kinh doanh của lĩnh vực từ thiện. Các nhà từ thiện theo kiểu truyền thống cần bỏ qua một bên chức danh mà họ đã từng có – chúng tôi muốn gọi họ là những nhà đầu tư. Chúng tôi không muốn bất cứ đồng tiền nào mà họ gọi là "đóng góp vào giáo dục, y tế," hay bất cứ thứ gì đại loại vậy. Tôi nói với họ rằng "Nếu tôi xây dựng một công ty, tôi sẽ gây vốn, sẽ mời anh mua cổ phần của công ty tôi. Đó chính là điều tôi muốn anh làm ngay bây giờ. Tôi không yêu cầu anh đi và cứu rỗi một đứa trẻ nào đó trong cộng đồng vì việc đó không giúp xây dựng được các tổ chức. Anh sẽ không làm những gì anh thích, mà sẽ giúp tôi tạo ra một sự thay đổi hành vi hàng loạt."
Mỗi chi nhánh của Acumen trên thế giới đóng vai trò cố vấn cho các doanh nghiệp nằm trong phạm vi địa lý của nó. Có thể nói, các Acumen là những tổ chức mới và phát triển, tạo ra được sự thay đổi kinh tế toàn cầu.
Dù việc nhận diện các rắc rối và khó khăn là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là đừng quá trầm trọng hóa chúng. Thay vì thế, hãy tập trung vào những gì bạn muốn tạo dựng. Hãy nắm bắt lấy vẻ đẹp, triển vọng và tiềm năng vô hạn của những gì đang hiện hữu ngay trước bạn. Đừng phí thời gian để nói về những rắc rối hãy tạo dựng một mô hình mới bên ngoài những khó khăn và thu hút thị trường quan tâm tới mô hình của bạn.
Xây dựng quan hệ với cộng sự
Hãy tạo dựng những mối quan hệ cộng tác không chỉ xoay quanh vấn đề tài chính. Ngoài việc đầu tư tiền bạc, cộng sự của bạn cần đầu tư toàn bộ thời gian và sức lực của họ vào việc xây dựng doanh nghiệp mới của bạn. Thứ bạn cần không chỉ là tiền của họ, mà còn có trí óc, những mối quan hệ, sự cam kết hoàn toàn của họ đối với thành công của bạn và có cùng chung mục tiêu với bạn.
Trở thành trụ cột của xã hội
Hầu hết các công ty thành lập rồi tan rã, để có được sự bền vững lâu dài thật sự, doanh nghiệp của bạn cần trở thành một phần quan trọng và không thể thay thế trong xã hội.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Đa dạng hóa hội đồng quản trị
Hãy giữ quanh bạn những kiểu người sau: những người khác biệt, những người luôn nói thật và những người cũng như bạn, không chỉ quan tâm tới việc bạn đang làm mà cả cách thức thực hiện. Bạn nên đảm bảo sự đa dạng trong hội đồng quản trị của mình không phải vì vấn đề chính trị, mà vì như thế sẽ giúp bạn nhận diện sứ mệnh và mục tiêu hiệu quả hơn.
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Hệ thống mới là quan trọng
Hệ thống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp, đặc biệt là sau giai đoạn thành lập. Chúng ta thường không coi trọng tầm quan trọng của các vị COO và những nhà quản lý cấp cao khác trong một môi trường kinh doanh đặt quá nhiều chú ý tới "những người nhìn xa trông rộng." Thiếu vắng một hệ thống hiệu quả với những nhà lãnh đạo tài ba, thì một ý tưởng có tuyệt vời đến đâu đi nữa cũng sẽ tan chảy như tuyết dưới ánh nắng mặt trời.
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Tạo điều kiện cho sự xuất chúng và tài năng phát triển
Con người tạo nên văn hóa và chính văn hóa lại tạo điều kiện cho sự xuất chúng, tận tâm và hơn hết là khả năng tạo dựng những gì đẹp đẽ và trường tồn phát triển. Nếu bạn đang ấp ủ một kế hoạch dài hạn nhằm tạo ra một sự thay đổi nào đó, thì hãy làm với những người bạn thích. Hãy chắc rằng đó là những người không chỉ thông minh, đam mê, tận tâm, hào phóng và gan dạ, mà còn là những người khiêm tốn (và hài hước) và không chấp nhận hiện tại.
PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG Xây dựng quan hệ lâu dài
Để tạo dựng được quan hệ lâu dài với khách hàng, bạn cần cam kết chia sẻ cùng họ thất bại cũng như thành công và thúc đẩy việc trao đổi thông tin. Việc này không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng nếu xuất phát từ những giá trị và tầm nhìn chung, chắc chắn bạn sẽ xây dựng được một cộng đồng khách hàng thực sự gắn kết với nhau bằng một sức mạnh lớn hơn bất cứ cá nhân riêng lẻ hay thậm chí một nhóm nào. Đây chính là điều mà tất cả chúng ta đều khao khát trong một thế giới tưởng như liên kết nhưng bị tách rời.
TRIỂN KHAI VỐN
Không đầu tư quá nhiều vào các công ty chớm nở
Đừng đầu tư quá nhiều vốn vào các công ty đang ở giai đoạn đầu. Khan hiếm vốn không chỉ thúc đẩy sự sáng tạo hay những ý tưởng mà còn có thể giúp các doanh nhân tập trung hết sức vào việc tìm kiếm mô hình kinh doanh phù hợp cho mình trước khi mở rộng quy mô.
SỐ LIỆU
Tự xác định thước đo thành công riêng
Chỉ vì những số liệu truyền thống không áp dụng được vào mô hình mới bạn đang tạo dựng, nên bạn không thể tuyên bố gọn lỏn "Không có thất bại nào cả. Mọi thứ đều diễn ra rất suôn sẻ!" Việc đó chỉ