- Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng chương trình Microsoft Excel. - Xử lý thống kê theo IRRISTAT 5.0.
18
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện khí hậu của điểm nghiên cứu
Chương Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Bắc Bộ, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa Đồng Bằng Sông Hồng với vùng Tây Bắc.
Khí hậu thời tiết là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện trước tiên và không thể thiếu để có năng suất cao và ổn định. Tuy nhiên, sự thay đổi các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, thời gian chiếu sáng,… làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất các giống lạc thí nghiệp tại điểm nghiên cứu.
Để đánh giá điều kiện khí hậu vụ Thu Đông năm 2019 ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc tôi tiến hành theo dõi diễn biến về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm của khu vực nghiên cứu từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020. Kết quả được tổng hợp tại bảng 3.1.
Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu của khu vực nghiên cứu
Tháng Nhiệt độ TB (oC) Lượng mưa (mm) Độ ẩm (%)
20-30/9/2019 27,7 200,9 70,2
10/2019 26,0 254,2 77,5
11/2019 23,1 187,6 75,6
12/1019 20,3 14,6 72,3
1/2020 19,7 138,4 83,5
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Trường đại học Lâm Nghiệp,2020)
Qua bảng kết quả 3.1 cho thấy:
Từ ngày 20-30/9/2019: Nhiệt độ trung bình là 27,7oC; lượng mưa là 200,9mm; độ ẩm là 70,2%. Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm ổn định tạo thuận lợi cho hạt nảy mầm nhanh hơn khi gieo hạt vào thời gian này. Điều kiện khí hậu tương đối ổn định cho sản xuất do nền nhiệt cao, lượng mưa đều cao và phân bố đều trong tháng tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
19
Tháng 10 nhiệt độ là 26,0oC; lượng mưa 254,2mm và độ ẩm khá cao là 77,5%. Trong thời gian này là giai đoạn cây sinh trưởng và phát triển mạnh để bắt đầu cho thời kỳ ra hoa, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để cây phát triển nhưng trong tháng này chủ yếu là mưa lớn làm cho cây trồng bị ảnh hưởng gây ngập úng và sâu bệnh phát sinh.
Tháng 11 nhiệt độ 23,1oC; lượng mưa 187,6mm và độ ẩm là 75,6%. Đây là khoảng thời gian cây đâm tia và tạo quả với nền nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho cây đâm tia và hình thành củ tốt hơn nhưng lượng mưa vẫn cao ảnh hưởng đến độ xốp của đất làm đất dí dẽ và cũng là điều kiện thích hợp cho sâu bệnh phát triển nên phải thường xuyên kiểm tra khu vực nghiên cứu để có các biện pháp phòng tránh kịp thời.
Tháng 12 nhiệt độ là 20,3oC; lượng mưa 14,6mm và độ ẩm thấp 72,3%. Tất cả nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa giảm xuống thấp nên làm cho quá trình sinh dưỡng của cây không thuận lợi. Thời gian này cây đang trong quá trình chín cho nên ảnh hưởng đến quả hạt của cây. Sâu bệnh phát triển nhiều.
Tháng 1 nhiệt độ là 19,7oC; lượng mưa là 138,4mm và độ ẩm là 83,5%. Nhiệt độ giảm xuống thấp nhưng độ ẩm và luợng mưa cao không thực sự thuận lợi cho cây trồng. Giai đoạn này quá trình sinh dưỡng của cây thấp và kết thúc thời gian sinh trưởng.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu tại khu vực nghiên cứu cho thấy có thuận lợi là điều kiện thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển, ra hoa và hình thành quả, nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa không quá khắc nghiệt khi cây lạc gặp điều kiện bất lợi trong quá trình phát triển của cây. Nhưng bên cạnh sự thuận lợi cũng gặp không ít khó khăn khi thời tiết khí hậu có sự biến đổi bất thường như có những ngày trời nắng gắt không có mưa và độ ẩm không cao làm đất khô và cây lạc không hấp thụ được nhiều các chất dinh dưỡng, chế độ mưa gây khó khăn trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây khi có thời điểm mưa nhiều ngày làm đất rí rẽ, không thoát nước nhanh và gây phát sinh sâu bệnh cho cây, ảnh hưởng nhiều đến quá trình thu hoạch và quản lý khu vực nghiên cứu.
20
3.2. Một số đặc điểm thực vật của các giống lạc thí nghiệm tại điểm nghiên cứu cứu
Mỗi giống đều có đặc điểm hình thái riêng, nó thể hiện qua các bộ phận thân, lá, quả. Nhờ đó mà công tác chọn tạo và phân loại được thuận tiện.
Bảng 3.2: Một số đặc điểm thực vật của các giống
Đặc trưng Giống Lào Cai Giống Nghệ An Giống L27(Đ/c)
Dạng cây Đứng Đứng Đứng
Kiểu phân cành Liên tục Liên tục Liên tục
Màu sắc thân Xanh Xanh Xanh
Màu sắc lá Xanh đậm Xanh đậm Xanh
Eo quả Trung bình Nông Trung bình
Mỏ quả Trung bình Trung bình Trung bình
Gân quả Rõ Rõ Rõ
Hình dạng hạt Bầu dục Bầu dục Bầu dục
Màu sắc vỏ lụa Đỏ Hồng nhạt Hồng nhạt
3.2.1. Thế cây
Là yếu tố quan trọng của một giống được đưa vào sản xuất, các giống có thế cây đứng thẳng, gọn thì dễ tăng được số cây trên một đơn vị diện tích, mặt khác cây gọn sử dụng ánh sáng tốt hơn, ít sâu bệnh. Đây là đặc điểm có liên quan tới sự phân bố hoa, quả trên cây. Cây lạc có thế đứng hay bò.
Thế cây đứng có hình thái cây gọn, do vậy khả năng tăng mật độ trên đơn vị diện tích dễ hơn, đặc biệt hoa tập trung ở phía sát gốc vì vậy tỷ lệ quả chắc cao.
Thế cây bò có cành bò lan trên mặt đất, hoa không tập trung, quả chín không đều, tỷ lệ quả lép cao.
Qua theo dõi cho thấy tất cả các giống thí nghiệm đều có thế cây đứng.
3.2.2. Kiểu phân cành
Các giống thuộc các loài phụ khác nhau thì có kiểu phân cành khác nhau. Theo Bunting, dựa vào quy luật ra hoa, ông chia làm 2 nhóm:
21
Nhóm phân cành liên tục: đặc điểm nhóm này là hoa xuất hiện nhiều đốt trên cành, thân mọc đứng, ít cành cấp cao, hoa ra tập trung ở phía dưới gốc.
Nhóm phân cành xen kẽ: đặc điểm nhóm này là cành sinh dưỡng và sinh thực ra xen kẽ nhau theo một trật tự nhất định, hoa ra rải rác trên cây.
Thí nghiệm cho thấy tất cả các giống đều thuộc loại nhóm phân cành liên tục.
3.2.3. Thân và lá
Thân lạc mọc đứng, có từ 15-25 đốt, các đốt gốc ngắn hơn phía ngọn. Chiều cao thân chính tùy thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh.
Lá lạc thuộc lá kép lông chim lẻ có hai đôi lá chét, hình dạng lá chét thường là hình bầu dục dài, bầu dục và hình trứng. Hình dạng lá đặc trưng cho từng giống, màu sắc lá thay đổi tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, giống. Màu sắc thân và lá cũng là một đặc điểm để phân biệt các giống, biểu hiện rõ nhất khi lạc ra hoa.
Tất cả các giống đều có thân màu xanh, lá có màu xanh đậm trừ giống L27 có màu xanh thường.
3.2.4. Quả
Vỏ quả: độ dàu vỏ quả là chỉ tiêu liên quan chặt chẽ với tỷ lệ nhân. Nếu vỏ quả dày, tỷ lệ nhân thấp còn ngược lại thì tỷ lệ nhân cao nhưng dễ dập nát, nấm bệnh phát triển vì trong khi thu hoạch và phơi dễ bị va chạm cơ giới. Vì vậy, các giống chỉ nên có độ dày vỏ quả vừa phải.
Gân quả: là chỉ tiêu phân loại các giống vì đặc điểm này thay đổi tùy theo từng giống.
Eo quả: cũng là chỉ tiêu phân loại giống, nếu eo thắt sâu sẽ ảnh hưởng tới việc bóc vỏ và xuất khẩu.
Qua theo dõi cho thấy tất cả các giống đều có mỏ quả trung bình, gân quả rõ, eo quả của giống Nghệ An nông, giống Lào Cai và L27(Đ/c) có eo trung bình.
22
3.2.5. Hạt
Dạng hạt: để đánh giá chỉ tiêu này chúng ta phải dựa vào tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng hạt.
Dạng hạt tròn có tỷ lệ chiều dài/ đường kính hạt <1,7.
Dạng hạt bầu dục có tỷ lệ chiều dài/ đường kính >1,7 và <2,5.
Màu sắc hạt: cùng với khối lượng 100 hạt thì đây là chỉ tiêu quan trọng liên quan tới giá trị thương phẩm.
Quan sát thấy tất cả các giống đều có hạt hình bầu dục, vỏ lụa của giống Lào cai có màu đỏ, giống Nghệ An và L27(Đ/c) có vỏ lụa màu hồng nhạt.
3.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống lạc thí nghiệm tại điểm nghiên cứu
3.3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống lạc nghiên cứu
Quá trình sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp của các hoạt động sinh lý diễn ra đồng thời trong suốt chu kỳ sống của cây. Sinh trưởng là sự tăng trưởng về mặt lượng của các yếu tố cấu trúc của cây, cùng đó phát triển là quá trình phát triển về chất bên trong tế bào, mô và toàn cây để dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng. Hai quá trình này diễn ra đan xen liên tục trong suốt chu kỳ sống của sinh vật với các giai đoạn khác nhau, đánh dấu bước trưởng thành mới trên cơ thể thực vật. Mỗi loài sinh vật khác nhau đều có các đặc trưng về sinh trưởng và phát triển riêng của mình. Khi tìm hiểu về quy luật sinh trưởng và phát triển của một loài nào đó giúp ta hiểu rõ hơn về đời sống của nó và từ đó có các biện pháp tác động hợp lý giúp loài sinh vật đó phát triển theo ý muốn của con người. Điều này rất có ý nghĩa với ngành nông nghiệp khi điều khiển, tác động theo cách có lợi của con người lên đời sống sinh vật.
Quá trình sinh trưởng và phát triển của một giống lạc được chia thành các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có một khoảng thời gian nhất định, phụ thuộc vào đặc điểm của giống và điều kiện ngoại cảnh. Nghiên cứu về quy luật sinh trưởng và phát triển của các giống lạc là rất cần thiết, là tiền đề để chọn tạo các giống lạc phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, từng thời vụ đồng
23
thời giúp chúng ta chủ động trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch giống một cách hiệu quả.
Bảng 3.3: Thời gian sinh trưởng của các giống lạc nghiên cứu
Đơn vị tính: ngày Tên giống Thời gian từ mọc đến ra hoa Thời gian từ mọc đến hết ra hoa Thời gian từ mọc đến chín Tổng thời gian sinh trưởng Lào Cai 29 32 51 110 Nghệ An 28 31 45 105 L27(Đ/c) 27 30 38 95
Qua bảng 3.3 cho thấy tổng thời gian sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm biến động trong khoảng từ 95-115 ngày. Trong đó, giống Lào Cai có thời gian sinh trưởng dài nhất (115 ngày) và giống L27(Đ/c) có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 95 ngày. Với giống Nghệ An có thời gian sinh trưởng là 105 ngày.
Thời gian từ khi mọc đến khi ra hoa của các giống biến động trong khoảng từ 27-29 ngày. Trong đó dài nhất là giống Lào Cai với 29 ngày và ngắn nhất là giống lạc L27(Đ/c) với 27 ngày. Như vậy thời gian từ khi gieo đến bắt đầu ra hoa của các giống lạc tập trung không kéo dài thời gian làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Thời gian từ khi mọc đến khi hết hoa kéo dài trong khoảng từ 30-32 ngày. Trong đó giống Lào Cai có thời gian kéo dài ra hoa là 32 ngày và giống lạc L27(Đ/c) có thời gian ra hoa kéo dài trong khoảng 30 ngày.
Sau khi hết hoa, lạc bước vào thời kỳ đâm tia và hình thành quả, quả vào chắc. Do được quy định bởi đặc tính giống nên thời gian từ khi hết hoa đến chín của các giống có sự khác nhau. Khoảng thời gian này khá dài và biến động giữa các giống trong khoảng từ 38-51 ngày, ngắn nhất là giống L27(Đ/c) với thời gian 38 ngày. Dài nhất là giống Lào Cai với thời gian 51 ngày.
Như vậy, để hoàn thành một chu kỳ sinh trưởng phát triển cây lạc đã trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi một thời kỳ có những đặc điểm khác nhau và chiếm một khoảng thời gian nhất định trong chu kỳ sống của lạc. Mỗi
24
giai đoạn của cây lạc có những đặc điểm khác nhau sự khác nhau này ngoài chịu ảnh hưởng từ di truyền của các giống còn chịu chi phối của điều kiện ngoại cảnh.
3.3.2. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống lạc nghiên cứu
Tỷ lệ mọc mầm là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hạt giống, quyết định tới số lượng cây trên một đơn vị diện tích, qua đó ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Mọc mầm là giai đoạn khởi đầu trong chu kỳ sinh trưởng của cây trồng nói chung và lạc nói riêng. Đây là quá trình hạt lạc chuyển từ trạng thái ngủ nghỉ sang trạng thái sống và hình thành cơ thể mới hoàn chỉnh. Giai đoạn này không thể thiếu trong đời sống của cây lạc. Dưới sự ảnh hưởng của các điều kiện môi trường thích hợp các chất dự trữ trong lạc chủ yếu là lipit và protein xảy ra biến đổi sinh lý, sinh hóa sâu sắc tạo lên các vật chất mới là axit amin và axit béo, các chất này tạo nên bộ phận mới của cây trồng. Quá trình nảy mầm được tính từ khi hạt hút đẫy nước trong đất, sự hoạt động của các men, các chất dự trữ để tạo thành những nguyên liệu cho quá trình hình thành cây mới (Đỗ Thị Dung và cs,1994). Điều kiện ngoại cảnh là một trong những yếu tố tác động rất lớn đến sự nảy mầm của hạt. Trong điều kiện chất lượng hạt giống tốt, kết hợp điều kiện ngoại cảnh thích hợp sẽ tạo điều kiện cho hạt mọc mầm nhanh, cây con sau khi mọc mầm có sức sống cao tạo tiền đề tốt cho các giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, tỷ lệ mọc mầm và sức nảy mầm cao sẽ đảm bảo mật độ định trước, tạo tiền đề cho năng suất.
Vì vậy, có thể kết luận được rằng: tỷ lệ mọc mầm phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng hạt giống, đặc điểm di truyền của giống và các yếu tố ngoại cảnh thời kỳ mọc mầm.
Bảng 3.4: Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống lạc nghiên cứu Tên giống Thời gian từ khi gieo đến mọc mầm Tỷ lệ nảy mầm (%)
Lào Cai 5 96,25
Nghệ An 6 85,0
25
Qua bảng 3.4 cho thấy được thời gian từ khi gieo đến khi hạt mọc mầm dao động trong khoảng từ 5-6 ngày. Giống Nghệ An và giống L27(Đ/c) có thời gian nảy mầm cùng ngày với nhau (6 ngày), giống Lào Cai có thời gian nảy mầm ngắn nhất (5 ngày). Như vậy, thời gian mọc mầm của các dòng, giống luôn có sự sai khác khi được gieo trồng trên cùng một loại đất, lượng phân bón và các biện pháp kỹ thuật tác động như nhau.
Tỷ lệ mọc mầm của các giống biến động trong khoảng 85-96,25%. Trong đó, giống lạc Lào Cai là giống có sức nảy mầm tốt nhất (96,25%).Giống Nghệ An có sức nảy mầm kém nhất (85%). Với giống còn lại có tỷ lệ nảy mầm cao hơn giống Nghệ An.
Như vậy, quá trình nảy mầm của các giống phụ thuộc nhiều yếu tố ngoài bản chất giống còn chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm đất.. Nên với mỗi giống khác nhau luôn có thời gian và tỷ lệ mọc mầm khác nhau.
3.3.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc nghiên cứu
Chiều cao thân chính trong quá trình sinh trưởng, phát triển đóng vị trí quan trọng làm nhiệm vụ vận chuyển vật chất từ rễ lên thân lá và vận chuyển sản phẩm đồng hóa từ lá về rễ, quả, hạt, chiều cao thân chính tăng trưởng phản ánh sự tích lũy chất khô và sinh trưởng dinh dưỡng của cây.
Chiều cao cây hợp lý sẽ làm tăng khả năng chống đổ của cây, tăng số lá hữu hiệu, làm tăng khả năng quang hợp tạo điều kiện cho năng suất sau này. Cây lạc sinh trưởng tốt thường có chiều cao cân đối với các bộ phận dinh dưỡng