Với thực vật, quang hợp là hoạt động cơ bản để tạo năng suất, nó quyến định 90-95% năng suất cây trồng. Ngoài ra, bộ lá còn ảnh hưởng đến khả năng chống chịu và chất lượng của sản phẩm sau thu hoạch, bởi nó liên quan đến quá trình tích lũy chất khô, thoát hơi nước, quang hợp.Chính vì vậy, lá là cơ quan quan trọng của cây, nhờ nó mà cây dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời có thể chuyển hóa vật chất từ dạng vô cơ sang dạng hữu cơ cung cấp năng lượng cho cây. Thân chính phát triển kéo theo bộ lá cũng phát triển. Bộ lá phát triển tốt là tiền đề cho việc tăng hiệu suất quang hợp, tăng sức chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận, từ đó tạo ra năng suất cao.
29
Không những phụ thuộc vào đặc tính của giống số lá trên cây còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, các kỹ thuật thâm canh. Ở từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau, mỗi giống có số lá nhất định, động thái ra lá của các giống cũng khác nhau. Thời kỳ ra hoa 3 tuần đến thời kỳ hình thành quả là thời kỳ mà bộ lá phát triển mạnh nhất cũng là thời kỳ thân cành phát triển mạnh. Với mỗi dòng, giống. Tùy theo đặc điểm riêng mà có bộ lá khác nhau, phù hợp với từng loại. Theo dõi đặc điểm phát triển bộ lá có được kết quả như bảng 3.5.
Bảng 3.6: Tốc độ tăng trưởng số lá trên thân chính của các giống lạc
Đơn vị tính: số lá
Giống Sau trồng (ngày)
17 24 31 38 45 52 59 66 Lào Cai 3,77 5,73 7,87 9,23 10,70 12,00 13,73 15,13 Nghệ An 3,93 5,07 6,47 7,70 9,47 10,53 12,03 12,40 L27(Đ/c) 3,83 5,87 8,17 8,93 9,47 10,33 11,37 12,27 LSD0,05 0,30 0,63 0,34 0,23 0,43 0,76 0,54 0,77 CV% 3,5 5,0 2,0 1,2 1,9 3,1 1,9 2,6
Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng số lá của các giống lạc
Kết quả bảng 3.6 và hình 3.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng số lá của các giống khác nhau tăng dần theo các thời kỳ sinh trưởng.
0 2 4 6 8 10 12 14 16 17 24 31 38 45 52 59 66 Lào Cai Nghệ An L27(Đ/c)
30
Tại thời gian 17 ngày sau gieo chưa có những biến động lớn nằm trong khoảng 3-4 lá/cây, 24 ngày sau gieo giao động trong khoảng từ 5-6 lá/ cây. Hai giống Lào Cai và giống L27 có số lá trung bình trong khoảng 6 lá. Giống còn lại Nghệ An có số lá trong khoảng 5 lá/ cây. Với LSD= 0,30 lá ở độ tin cậy là 95%.
Sau trồng 31 đến 38 ngày trồng cho thấy số lá tăng nhanh ở tất cả các giống, số lá ở hầu hết tất cả các giống đều biến động từ 6,47- 9,23 lá, riêng ở giống Lào Cai có số lá nhiều nhất đạt 9,23 lá, sau 7 ngày tốc độ tăng lên 1,36 lá. Thấp nhất là giống Nghệ An đạt 7,70; tốc độ tăng trưởng đạt 1,23 lá, ở độ tin cậy 95% với LSD= 0,23 lá. Trong giai đoạn này số lá tăng nhanh do rễ của cây lạc có thể hút được dinh dưỡng trong đất, lượng phân bón lót trước khi trồng đã có tác dụng lớn trong sự sinh trưởng của cây, đặc biệt là chỉ số ra lá của cây.
Trong giai đoạn từ 45 đến 52 ngày trồng cho thấy trong giai đoạn này ở tất cả các giống có số lá tăng mạnh nhất trong tất cả giai đoạn. Vì trong giai đoạn này thời tiết thuận lợi. Các giống có số lá giao động từ 9,47-12,00 lá. Đối với giống Lào Cai có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất từ 10,70-12,00 lá (đạt 1,3 lá), thấp nhất là giống L27 với số lá từ 9,47-10,33 lá (đạt 0,92 lá). Giống có số lá trung bình là giống Nghệ An từ 9,47-10,53 (đạt 1,06 lá), ở độ tin cậy là 95% với LSD= 0,76 lá. Điều này có thể giải thích là cây đang trong thời kỳ ra hoa, tập trung dinh dưỡng nhằm tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất để cây ra hoa tạo củ, đồng thời điều kiện thời tiết trong giai đoạn này thuận lợi cho sự phát triển của cây.
Sau 59 đến 66 ngày trồng tốc độ ra lá của các giống tham gia thí nghiệm biến động từ 11,37- 15,13 lá. Giống lạc Lào Cai có sự khác biệt hơn so với hai giống Nghệ An và giống L27 (Đ/c), ở giống Lào Cai có số lá cao nhất từ 12.00- 13,73 lá (tăng 1,73 lá),sau đó đến giống Nghệ An từ 12,03-12,40 lá (tăng 0,37 lá) và thấp nhất là giống L27 với số lá từ 11,37- 12,27 lá ( tăng 0,9 lá), ở độ tin cậy là 95% với LSD= 0,77 lá. Nhìn chung 3 giống không có sự biến động quá nhiều.
31