Sự hình thành nốt sần ở rễ lạc do vi khuẩn cộng sinh cố định nitơ Rhizobium vigna lượng nốt sần khác nhau ở các giống lạc khác nhau.Vi khuẩn nốt sần Rhizobium vigna tạo nên khi xâm nhập vào rễ lạc, làm cho các tế bào gần gốc rễ bị vi khuẩn xâm nhập đã phân chia nhanh để khu trú vi khuẩn tại một khu vực, nơi đó rễ bị phình to thành nốt sần.
Những nốt sần đầu tiên được xuất hiện ở rễ từ khi cây có 4-5 lá thật, những nốt này thường nhỏ, dịch nốt sần màu hồng nhạt. Số lượng nốt sần tăng dần trong quá trình sinh trưởng của lạc và đạt cực đại vào thời kỳ hình thành quả và hạt. Lúc này nốt sần to hơn và có màu hồng thẫm. Trong thời kỳ chín tới khi thu hoạch phần lớn nốt sần già vỡ và rụng, do đó giảm số lượng nốt sần trên cây. Đánh giá khả năng hình thành nốt sần của cây lạc chính là đánh giá khả năng cố định đạm và giá trị cải tạo đất của nó. Số lượng nốt sần hữu hiệu nhiều, khối lượng lớn thì khả năng cố định đạm càng cao, tạo điều kiện tăng năng suất lạc.
Sự phát triển của bộ rễ cùng với sự hình thành nốt sần ngoài phụ thuộc vào tính chất đất, độ ẩm, dinh dưỡng và biện pháp kỹ thuật tác động thì chúng còn phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống. Trong thí nghiệm này cho thấy yếu tố giống đã ảnh hưởng khá rõ đến sự hình thành nốt sần ở thời kỳ ra hoa, hoa rộ và quả chắc.
Khả năng hình thành nốt sần ở các dòng giống khác nhau. Theo dõi khả năng hình thành nốt sần của các giống trong thí nghiệm qua các thời kỳ thu được trong bảng 3.11:
Bảng 3.11: Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống lạc Tên
giống
TK bắt đầu ra hoa TK ra hoa rộ TK quả chắc
Số lượng (nốt/cây) Khối lượng (g/cây) Số lượng (nốt/cây) Khối lượng (g/ cây) Số lượng (nốt/ cây) Khối lượng (g/cây) Lào Cai 22,56 0,13 56,64 86,11 42,50 30,29 Nghệ An 15,78 0,12 47,83 67,52 35,89 28,48 L27(Đ/c) 27,11 0,15 62,51 91,20 53,27 35,21
38
Qua bảng 3.11 cho thấy thời kỳ bắt đầu ra hoa số lượng nốt sần biến động trong khoảng 15,78-27,11 (nốt/cây). Giống L27(Đ/c) có số lượng nốt sần cao nhất khoảng 27,11nốt/ cây. Giống Nghệ An có số lượng nốt sần thấp khoảng 15,78 nốt/ cây thấp hơn giống Lào Cai khoảng 22,56 nốt/cây.
Bước vào thời kỳ ra hoa rộ, sự tăng lên về số lượng nốt sần cũng kéo theo sự tăng lên của khối lượng nốt sần. Sự chênh lệch về số lượng nốt sần thể hiện trong khoảng 47,83-62,51 nốt/cây. Giống L27(Đ/c) có số lượng nốt sần cao hơn giống Lào Cai là 62,51 nốt/cây. Giống Nghệ An có số lượng nốt sần thấp khoảng 47,83 nốt/ cây.
Thời kỳ vào quả chắc, số lượng và khối lượng nốt sần giảm. Số lượng nốt sần các giống dao động trong khoảng 35,89-53,27 nốt/cây. Trong đó, giống L27(Đ/c) có số lượng nốt sần cao nhất 53,27 nốt/cây, giống lạc Nghệ An có số lượng nốt sần thấp nhất 35,89 nốt/cây.
Như vậy, khả năng hình thành nốt sần của các giống trong thí nghiệm đều thay đổi khác nhau ở từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây. Khối lượng nốt sần cũng có nhiều biến động đáng kể ở thời kỳ bắt đầu ra hoa, khối lượng nốt sần dao động từ 0,12-0,15g/cây. Đến thời kỳ ra hoa rộ khối lượng nốt sần tăng lên dao động từ 67,32-91,20g/cây. Thời kỳ quả chắc khối lượng nốt sần cũng tăng cao dao động từ 28,48-35,21g/cây.