Năng suất là vấn đề được quan tâm nhất trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lạc nói riêng.
Năng suất là chỉ tiêu để đánh giá ưu thế của giống bên cạnh chất lượng và sinh trưởng, đây là chỉ tiêu phản ánh khá chính xác khả năng thích ứng của từng giống đối với điều kiện ngoại cảnh và là kết cuối cùng của quá trình tổng hợp giữa sự sinh trưởng và phát triển của lạc. Năng suất năng và năng suất thực tế thu được của các giống lạc thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.14.
Bảng 3.14: Năng suất của các giống lạc nghiên cứu Tên giống Năng suất cá thể
(g/cây) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) Lào Cai 13,85 42,95 20,89 Nghệ An 12,40 38,44 18,77 L27 (Đ/c) 15,37 47,64 23,21 LSD0,05 2,0 6,2 0,84 CV% 6,4 6,4 1,8
43
Hình 3.4: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lạc
Năng suất cá thể: Năng suất cá thể của cây thể hiện tiềm năng năng suất của giống, được quyết định bởi các yếu tố như số quả trên cây, số quả chắc, số hạt trên quả và khối lượng hạt. Các giống lạc thí nghiệm có năng suất có thể ở mức trung bình từ 12,40-15,37gam, cao nhất là giống L27(Đ/c) đạt 15,37gam, thấp nhất là giống Nghệ An đạt 12,40gam, ở độ tin cậy là 95% với LSD= 2,0g/cây.
Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết tương ứng với năng suất cá thể. Dựa vào năng suất lý thuyết chúng ta có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp để phát huy tối đa tiềm năng của các dòng, giống. Nhìn chung năng suất lý thuyết trung bình của các giống tham gia thí nghiệm đạt khá cao, biến động trong khoảng 38,44-47,64 tạ/ha. Trong đó giống L27(Đ/c)đạt 47,64 tạ/ha là cao nhất, ở độ tin cậy 95% với LSD= 6,2 tạ/ha.
Năng suất thực thu: Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được trên đồng ruộng, nó phản ánh rõ nhất hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật tác động trong quá trình sản xuất cũng như đánh giá khả năng thích ứng của từng giống trong những điều kiện ngoại cảnh. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá, nhận xét một giống cây trồng hay một biện pháp kỹ thuật có phù hợp hay không. Qua bảng 3.13 thấy được năng suất thực thu của các giống thí nghiệm đạt từ 18,77-20,89 tạ/ha, cao nhất là giống L27 đạt 23,21tạ/ha, thấp nhất là giống Nghệ An đạt 18,77 tạ/ha, ở độ tin cậy là 95% với LSD= 0,84 g/cây.
0 10 20 30 40 50 60 Lào Cai Nghệ An L27(Đ/c) NSLT(tạ/ha) NSTT(tạ/ha)
44
3.5.3. Hiệu quả kinh tế của các giống lạc nghiên cứu
Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế của các giống lạc
Đơn vị tính: đồng/ha
Giống Năng suất (tạ/ha) Đơn giá (đồng) Tổng thu (đồng) Tổng chi (đồng) Lãi thuần (đồng) Lào Cai 20,89 50.000 10.445.000 4.500.000 5.945.000 Nghệ An 18,77 40.000 7.508.000 3.000.000 4.508.000 L27(Đ/c) 23,21 40.000 9.284.000 3.000.000 6.284.000
Qua bảng 3.15 cho thấy:
Đơn giá của các giống lạc cụ thể như sau: giống Lào Cai có giá cao nhất là 50.000 đồng/ha, còn lại giống Nghệ An và L27(Đ/c) có đơn giá giống nhau là 40.000 đồng/ha.
Tổng thu: với giá thị trường dao động từ 40.000-50.000 đồng/kg lạc, ta tính được tổng thu như sau: giống Lào Cai cho tổng thu là 10.445.000 đồng/ha là nhiều nhất, tiếp đến là giống L27(Đ/c) là 9.284.000 đồng/ha và cho tổng thu ít nhất là giống Nghệ An 7.508.000 đồng/ha.
Chi phí của các giống khác nhau trong đó: giống Nghệ An và giống L27(Đ/c) là 3.000.000 đồng/ha ít nhất, nhiều nhất là giống Lào Cai 4.500.000 đồng/ha.
Lãi thuần do sử dụng các giống: giống L27 lãi cao nhất là 6.284.000 đồng/ha, tiếp đến là giống Lào Cai với 5.945.000 đồng/ha, ít nhất là giống Nghệ An 4.508.000 đồng/ha.
45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Qua quá trình theo dõi và phân tích kết quả tôi đưa ra một số kết luận về đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc tham gia thí nghiệm tại Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội như sau:
Về chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển:
Tổng thời gian sinh trưởng của giống Lào Cai là dài nhất, giống L27(Đ/c) là giống có tổng thời gian sinh trưởng ngắn nhất.
Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của giống lạc Lào Cai là ngắn nhất là 5 ngày, đạt 96,25% tỷ lệ nảy mầm và có thời gian mọc mầm ngắn hơn trong các giống tham gia thí nghiệm.
Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính: Giống Lào Cai có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thời tiết của khu vực thí nghiệm có chiều cao cây cao nhất đạt 36,50cm.
Động thái ra lá: Giống có số lá cao nhất là giống Lào Cai với 15,13 lá, với tốc độ tăng trưởng đạt 1,36 lá.
Khả năng phân cành: Giống có khả năng phân cành 1 nhiều nhất là giống Lào Cai với tổng số cành trên cây đạt 5,43 cành/ cây.
Động thái ra hoa: Tổng số hoa trên cây của giống Nghệ An là cao nhất với tổng số hoa đạt 71,97 hoa.
Về chỉ tiêu sinh lý:
Chỉ số diện tích lá giống Lào Cai cao hơn hai giống còn lại. Đối với chỉ tiêu tích lũy chất khô hai giống Lào Cai và L27(Đ/c) có khả năng tích lũy chất khô cao hơn giống còn lại.
Số lượng nốt sần và khối lượng nốt sần hai giống L27(Đ/c) và Lào Cai cao hơn giống Nghệ An.
Tình hình sâu bệnh hại: bệnh gỉ sắt thì giống Nghệ An bị nhiễm bệnh nhẹ nhất, bệnh đốm nâu thì giống L27(Đ/c) là bị nhiễm bệnh nặng nhất. Bệnh héo xanh hại trên giống Nghệ An là cao nhất so với hai giống tham gia thí nghiệm và tỷ lệ bị sâu xám phá hại nhiều nhất là giống L27(Đ/c).
46 Về chỉ tiêu năng suất:
Năng suất cá thể: Giống có năng suất cao nhất là giống L27((Đ/c). Về năng suất lý thuyết và năng suất thực thu giống L27(Đ/c) cũng cao nhất trong hai giống tham gia thí nghiệm còn lại.
Như vậy, chỉ tiêu về năng suất thì giống L27 có năng suất cao nhất tiếp đến là giống Lào Cai. Giống có năng suất thấp nhất là giống Nghệ An.
Kết luận qua nghiên cứu này ta thấy hai giống có các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý và năng suất cao nhất là giống L27 và giống Lào Cai. Giống còn lại Nghệ An thấp hơn so với 2 giống còn lại.
Đề nghị
Cần tiến hành thí nghiệm này trong nhiều vụ, nhiều vùng có điều kiện khác nhau để có kết luận chính xác hơn về khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc nói trên.
Đề tài mới chỉ bố trí ở một địa điểm trong khi đó huyện Chương Mỹ có địa hình phức tạp, có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, đất đai khác nhau. Do vậy để xác định chắc chắn giống nào thích hợp và hiệu quả nhất để phổ biến cho người dân sản xuất áp dụng vào đại trà cần tiếp tục nghiên cứu thêm về nhiều giống hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Đoàn Thị Thanh Nhàn(1996),Giáo trình cây công nghiệp- NXBNN
2. Gs. Đường Hồng Dật (2007). Cây lạc và biện pháp thâm canh nâng cao hiệu quả sản xuất
3. Hà Thị Phú( 2013), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc vụ Xuân năm 2013 tại xã Chiềng Mung- huyện Mai Sơn- tỉnh Sơn La.
4. Ngô Thế Dân (2000), Kỹ thuật đạt năng suất lạc cao ở Việt Nam- NXBNN. 5. Nguyễn Thị Chinh (2006), Kỹ thuật thâm canh lạc năng suất cao, NXB Nông Nghiệp.
6. Ngô Thị Lâm Giang (1999), Kết quả thử nghiệm và phát triển các kỹ thuật tiến bộ về trồng lạc trên đồng ruộng nông dân Đông Nam Bộ, Trích báo cáo: Hội thảo về kỹ thuật trồng lạc ở Việt Nam tại Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Thanh Hải, Vũ Đình Chính (2011), Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng, giống lạc trong điều kiện vụ xuân và vụ thu trên đất Gia Lâm- Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011: Tập 9, số 5: 697-704, Học viện nông nghiệp Việt Nam.
8. Phạm Văn thiều (2001), Kỹ thuật trồng lạc năng suất và hiệu quả, NXB NN Hà Nội, Tr 5-9.
9. Phạm Văn Biên, Nguyễn Đăng Khoa (1991), Sản xuất và nghiên cứu cây lạc ở miền Nam trong những năm gần đây. Tiến bộ kỹ thuật trồng lạc, NXB NN, Hà Nội.
10. QCVN 01-57:2011/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc.
11. QCVN 01-67:2011/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lạc.
12. TS.Trần Danh Sửu (2017), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lạc
13. Tống Thị Vy(2018), Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống lạc vụ Xuân năm 2018 tại Gia Lâm- Hà Nội.
14. Sách “Thiết kế thí nghiệm và xử lý kết quả bằng phần mềm IRRISTAT”. Phạm Tiến Dũng 2010, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
15. Trần Văn Lài (1991), Kỹ thuật gieo trồng lạc, đậu, vừng. NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
II.Tài liệu nước ngoài
15. Perdido V.C and E.L.Lopez (1996), the status of technologies to achieve high groundnut yield in the Philippines, Achieving high groundnut yields, ICRISAT, patancheru, Andhra Prudesh 502324, India, pages, 71-79.
13. Mengesha M.H. (1993), Status of germplasm maintained at ICRISAT, Joint ICAR/ICRISAT Regional training worshop on pland genetic resourses, 4-20 oct, 1993, India, pp, 1-5.
14. Sanun Jogloy, Tungsina Saya wichai (1996), The status of technologies use to achieve high groundnut yield in Thailand, (In) Achieving high groundnut yields, ICRISAT, Patancheru, Andhaa, Daadesh 502324, India, pp.81-88.
III.Tài liệu Internet
16. Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu 17. fao.org 18. Tổng cục thống kê 19. http://nongnghiepthegioi.weebly.com/to-chuc.html i20. http://www.zbook.vn/ebook/nghien-cuu-xac-dinh-mot-so-giong-va-thoi-vu- gieo-trong-dau-tuong-trong-dieu-kien-vu-xuan-tai-huyen-chuong-my-ha-noi- 46654/ 21. http://www.zbook.vn/ebook/anh-huong-cua-mat-do-thoi-vu-trong-lac-thu- den-sinh-truong-phat-trien-va-nang-suat-cua-giong-lac-l24-trong-dieu-kien-che- 46249/ 22. http://www.zbook.vn/ebook/so-sanh-mot-so-giong-lac-trong-dieu-kien-vu- thu-2002-tren-dat-gia-lam-ha-noi-29027/
Phụ lục 1. Một số hình ảnh thí nghiệm
Hình 1,2:Thời kỳ lạc nảy mầm
Hình 3,4:Thời kỳ lạc ra hoa và đâm tia
Hình 5,6:Thu hoạch
Hình1 Hình 2
Hình 3 Hình 4
Hình 7,8,9:Mẫu lạc giống thí nghiệm
Hình 8 Hình 7
Phụ lục 2. Kết quả xử lí số liệu thống kê
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 17NST FILE SOLIEUTN 26/ 5/20 17: 3
--- :PAGE 1
SO LIEU THI NGHIEM VARIATE V003 17NST
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 REP 2 .442022 .221011 2.22 0.224 3 2 GIONG$ 2 15.1206 7.56031 76.06 0.002 3 * RESIDUAL 4 .397579 .993948E-01 --- * TOTAL (CORRECTED) 8 15.9602 1.99503 --- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 24NST FILE SOLIEUTN 26/ 5/20 17: 3
--- :PAGE 2
SO LIEU THI NGHIEM VARIATE V004 24NST
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 REP 2 .866755 .433377 1.55 0.317 3 2 GIONG$ 2 15.2244 7.61221 27.29 0.006 3 * RESIDUAL 4 1.11591 .278979 --- * TOTAL (CORRECTED) 8 17.2071 2.15089 --- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 31NST FILE SOLIEUTN 26/ 5/20 17: 3
--- :PAGE 3
SO LIEU THI NGHIEM VARIATE V005 31NST
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 REP 2 4.14807 2.07403 4.91 0.085 3 2 GIONG$ 2 2.49687 1.24843 2.96 0.163 3 * RESIDUAL 4 1.68987 .422467 --- * TOTAL (CORRECTED) 8 8.33480 1.04185 --- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 38NST FILE SOLIEUTN 26/ 5/20 17: 3
--- :PAGE 4
SO LIEU THI NGHIEM VARIATE V006 38NST
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 REP 2 6.14862 3.07431 4.01 0.111 3 2 GIONG$ 2 52.1241 26.0620 34.00 0.005 3 * RESIDUAL 4 3.06651 .766629 ---