Quá trình sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp của các hoạt động sinh lý diễn ra đồng thời trong suốt chu kỳ sống của cây. Sinh trưởng là sự tăng trưởng về mặt lượng của các yếu tố cấu trúc của cây, cùng đó phát triển là quá trình phát triển về chất bên trong tế bào, mô và toàn cây để dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng. Hai quá trình này diễn ra đan xen liên tục trong suốt chu kỳ sống của sinh vật với các giai đoạn khác nhau, đánh dấu bước trưởng thành mới trên cơ thể thực vật. Mỗi loài sinh vật khác nhau đều có các đặc trưng về sinh trưởng và phát triển riêng của mình. Khi tìm hiểu về quy luật sinh trưởng và phát triển của một loài nào đó giúp ta hiểu rõ hơn về đời sống của nó và từ đó có các biện pháp tác động hợp lý giúp loài sinh vật đó phát triển theo ý muốn của con người. Điều này rất có ý nghĩa với ngành nông nghiệp khi điều khiển, tác động theo cách có lợi của con người lên đời sống sinh vật.
Quá trình sinh trưởng và phát triển của một giống lạc được chia thành các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có một khoảng thời gian nhất định, phụ thuộc vào đặc điểm của giống và điều kiện ngoại cảnh. Nghiên cứu về quy luật sinh trưởng và phát triển của các giống lạc là rất cần thiết, là tiền đề để chọn tạo các giống lạc phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, từng thời vụ đồng
23
thời giúp chúng ta chủ động trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch giống một cách hiệu quả.
Bảng 3.3: Thời gian sinh trưởng của các giống lạc nghiên cứu
Đơn vị tính: ngày Tên giống Thời gian từ mọc đến ra hoa Thời gian từ mọc đến hết ra hoa Thời gian từ mọc đến chín Tổng thời gian sinh trưởng Lào Cai 29 32 51 110 Nghệ An 28 31 45 105 L27(Đ/c) 27 30 38 95
Qua bảng 3.3 cho thấy tổng thời gian sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm biến động trong khoảng từ 95-115 ngày. Trong đó, giống Lào Cai có thời gian sinh trưởng dài nhất (115 ngày) và giống L27(Đ/c) có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 95 ngày. Với giống Nghệ An có thời gian sinh trưởng là 105 ngày.
Thời gian từ khi mọc đến khi ra hoa của các giống biến động trong khoảng từ 27-29 ngày. Trong đó dài nhất là giống Lào Cai với 29 ngày và ngắn nhất là giống lạc L27(Đ/c) với 27 ngày. Như vậy thời gian từ khi gieo đến bắt đầu ra hoa của các giống lạc tập trung không kéo dài thời gian làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Thời gian từ khi mọc đến khi hết hoa kéo dài trong khoảng từ 30-32 ngày. Trong đó giống Lào Cai có thời gian kéo dài ra hoa là 32 ngày và giống lạc L27(Đ/c) có thời gian ra hoa kéo dài trong khoảng 30 ngày.
Sau khi hết hoa, lạc bước vào thời kỳ đâm tia và hình thành quả, quả vào chắc. Do được quy định bởi đặc tính giống nên thời gian từ khi hết hoa đến chín của các giống có sự khác nhau. Khoảng thời gian này khá dài và biến động giữa các giống trong khoảng từ 38-51 ngày, ngắn nhất là giống L27(Đ/c) với thời gian 38 ngày. Dài nhất là giống Lào Cai với thời gian 51 ngày.
Như vậy, để hoàn thành một chu kỳ sinh trưởng phát triển cây lạc đã trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi một thời kỳ có những đặc điểm khác nhau và chiếm một khoảng thời gian nhất định trong chu kỳ sống của lạc. Mỗi
24
giai đoạn của cây lạc có những đặc điểm khác nhau sự khác nhau này ngoài chịu ảnh hưởng từ di truyền của các giống còn chịu chi phối của điều kiện ngoại cảnh.