Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống lạc nghiên cứu

Một phần của tài liệu 2020_K61_HKCT_Phung Thi Ly (Trang 33 - 34)

Tỷ lệ mọc mầm là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hạt giống, quyết định tới số lượng cây trên một đơn vị diện tích, qua đó ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Mọc mầm là giai đoạn khởi đầu trong chu kỳ sinh trưởng của cây trồng nói chung và lạc nói riêng. Đây là quá trình hạt lạc chuyển từ trạng thái ngủ nghỉ sang trạng thái sống và hình thành cơ thể mới hoàn chỉnh. Giai đoạn này không thể thiếu trong đời sống của cây lạc. Dưới sự ảnh hưởng của các điều kiện môi trường thích hợp các chất dự trữ trong lạc chủ yếu là lipit và protein xảy ra biến đổi sinh lý, sinh hóa sâu sắc tạo lên các vật chất mới là axit amin và axit béo, các chất này tạo nên bộ phận mới của cây trồng. Quá trình nảy mầm được tính từ khi hạt hút đẫy nước trong đất, sự hoạt động của các men, các chất dự trữ để tạo thành những nguyên liệu cho quá trình hình thành cây mới (Đỗ Thị Dung và cs,1994). Điều kiện ngoại cảnh là một trong những yếu tố tác động rất lớn đến sự nảy mầm của hạt. Trong điều kiện chất lượng hạt giống tốt, kết hợp điều kiện ngoại cảnh thích hợp sẽ tạo điều kiện cho hạt mọc mầm nhanh, cây con sau khi mọc mầm có sức sống cao tạo tiền đề tốt cho các giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, tỷ lệ mọc mầm và sức nảy mầm cao sẽ đảm bảo mật độ định trước, tạo tiền đề cho năng suất.

Vì vậy, có thể kết luận được rằng: tỷ lệ mọc mầm phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng hạt giống, đặc điểm di truyền của giống và các yếu tố ngoại cảnh thời kỳ mọc mầm.

Bảng 3.4: Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống lạc nghiên cứu Tên giống Thời gian từ khi gieo đến mọc mầm Tỷ lệ nảy mầm (%)

Lào Cai 5 96,25

Nghệ An 6 85,0

25

Qua bảng 3.4 cho thấy được thời gian từ khi gieo đến khi hạt mọc mầm dao động trong khoảng từ 5-6 ngày. Giống Nghệ An và giống L27(Đ/c) có thời gian nảy mầm cùng ngày với nhau (6 ngày), giống Lào Cai có thời gian nảy mầm ngắn nhất (5 ngày). Như vậy, thời gian mọc mầm của các dòng, giống luôn có sự sai khác khi được gieo trồng trên cùng một loại đất, lượng phân bón và các biện pháp kỹ thuật tác động như nhau.

Tỷ lệ mọc mầm của các giống biến động trong khoảng 85-96,25%. Trong đó, giống lạc Lào Cai là giống có sức nảy mầm tốt nhất (96,25%).Giống Nghệ An có sức nảy mầm kém nhất (85%). Với giống còn lại có tỷ lệ nảy mầm cao hơn giống Nghệ An.

Như vậy, quá trình nảy mầm của các giống phụ thuộc nhiều yếu tố ngoài bản chất giống còn chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm đất.. Nên với mỗi giống khác nhau luôn có thời gian và tỷ lệ mọc mầm khác nhau.

Một phần của tài liệu 2020_K61_HKCT_Phung Thi Ly (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)