Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống lạc nghiên cứu

Một phần của tài liệu 2020_K61_HKCT_Phung Thi Ly (Trang 47 - 49)

Trong nghiên cứu và sản xuất hiện nay, sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất, chất lượng lạc, hiệu quả kinh tế cũng như làm tăng chi phí trong quá trình sản xuất. Lạc bị khá nhiều loài gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng.

Để đối phó với các loài sâu hại, các dịch bệnh không chỉ dựa vào việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật mà cần phải có các biện pháp phòng dịch tổng hợp lâu dài, để vừa làm giảm thiệu hại do sâu bệnh gây ra, vừa đảm bảo an toàn cho người sản xuất và môi trường.

Khí hậu nóng ẩm ở miền Bắc nước ta là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và gây hại đối với cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng. Bệnh gỉ

39

sắt và đốm lá chủ yếu gây hại làm rụng lá lạc ở thời kỳ bắt đầu hình thành quả, hạt nên bệnh có thể làm giảm năng suất đến 50%.

Vì vậy, việc đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống lạc là rất cần thiết, làm cơ sở cho việc chọn tạo giống có năng suất cao, chọn ra những giống có khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Các giống chống chịu sâu bệnh tốt sẽ góp phần làm ổn định năng suất của cây trồng ngay cả trong trường hợp gặp điều kiện môi trường bất thuận.

Bảng 3.12: Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống lạc nghiên cứu. Tên giống Héo xanh (1-3) Đốm nâu (1-9) Gỉ sắt (1-9) Sâu xám(%)

Lào Cai 1 5 5 0,11

Nghệ An 2 7 3 0,67

L27 (Đ/c) 1 9 5 2,41

Các sâu bệnh mắc phải trong vụ Thu Đông:

Bệnh héo xanh hay còn gọi là kéo xanh, héo vi khuẩn. Bệnh do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do vi khuẩn R. Solanacearum Smith là một bệnh gây hại phổ biến trên cây lạc. Bệnh phá hại ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng của lạc, chủ yếu thời kỳ ra hoa- làm quả. Cây con khi nhiễm bệnh sẽ bị héo, mất nước và chết nhanh chóng. Cây trưởng thành ra hoa nhiễm bệnh trở nên mềm yếu và là có màu xanh vàng nhạt. Tuy nhiên lá vẫn dính vào thân cây và rủ xuống khi cây bị chết. Cây bị chết héo xanh có thể héo cả cây hoặc từng cành, làm giảm mật độ cây làm thiệu hại lớn đến năng suất và chất lượng. Mức độ nhiễm bệnh dao động từ 1-2 cấp. Giống Nghệ An tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất.

Bệnh đốm nâu do nấm Cercospora arachidicola Hori gây ra. Trong quá trình làm thí nghiệm thì bệnh này xuất hiện và gây hại chính vào thời kỳ quả chắc. Hại chủ yếu trên lá, vết bệnh có màu nâu, nâu vàng, xung quanh vết bệnh có quầng vàng, trên vết bệnh có 1 lớp mốc màu xám đó là cành bào tử phân sinh conidi, mặt dưới vết bệnh có màu nhạt hơn. Tỷ lệ bệnh hại biến động trong phạm vi từ cấp 5- 9. Trong đó giống L27(Đ/c) tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất giống Lào Cai tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất.

Bệnh gỉ sắt thì các giống bị bệnh ở cấp 3- 5 (từ nhẹ đến trung bình). Trong đó giống Nghệ An bị bệnh ở mức nhẹ còn giống Lào Cai và giống L27

40

(Đ/c) bị nhiễm bệnh ở mức trung bình. Nhìn chung các giống tham gia thí nghiệm không thấu có giống nhiễm bệnh ở mức nặng.

Sâu xám: Sâu này hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây, sâu hại nặng nhất vào thời kỳ cây con, sâu cắn đứt ngọn, thân làm khuyết mật độ cây trên ruộng. Đặc điểm phá hoại của sâu xám là cắn ngang cây và tha phần cây xuống chỗ ẩn nấp dưới đất. Tỷ lệ sâu hại biến động trong khoảng 0,11- 2,41%.

Một phần của tài liệu 2020_K61_HKCT_Phung Thi Ly (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)