Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc nghiên cứu

Một phần của tài liệu 2020_K61_HKCT_Phung Thi Ly (Trang 34 - 37)

Chiều cao thân chính trong quá trình sinh trưởng, phát triển đóng vị trí quan trọng làm nhiệm vụ vận chuyển vật chất từ rễ lên thân lá và vận chuyển sản phẩm đồng hóa từ lá về rễ, quả, hạt, chiều cao thân chính tăng trưởng phản ánh sự tích lũy chất khô và sinh trưởng dinh dưỡng của cây.

Chiều cao cây hợp lý sẽ làm tăng khả năng chống đổ của cây, tăng số lá hữu hiệu, làm tăng khả năng quang hợp tạo điều kiện cho năng suất sau này. Cây lạc sinh trưởng tốt thường có chiều cao cân đối với các bộ phận dinh dưỡng khác, thân không đổ, các đốt phía dưới ngắn, thân mập, cứng. Mặt khác, nếu chiều cao thân chính tăng trưởng quá mạnh hay quá yếu đều ảnh hưởng đến khả năng ra hoa kết quả của lạc. Trong cùng điều kiện sinh thái chiều cao cây thể hiện đặc điểm di truyền của mỗi giống.

Thân chính không ngừng tăng trưởng về chiều cao trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Tốc độ sinh trưởng chiều cao thân tăng dần từ khi mọc, khi sắp ra hoa, tốc độ tăng chậm lại, sau đó khi hoa ra, tốc độ sinh trưởng chiều cao cây lại tiếp tục tăng nhanh và đạt cao nhất trong thời kỳ ra hoa rộ; khi hoa gần

26

tắt, tốc độ tăng chiều cao thân giảm rõ rệt. Trong thời gian chín nếu gặp điều kiện thuận lợi tốc độ tăng chiều cao thân lại tăng lên.

Bảng 3.5: Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc

Đơn vị tính: cm Tên giống Sau trồng (ngày) 17 24 31 38 45 52 59 66 Lào Cai 11,41 15,36 20,43 28,04 30,62 31,48 35,00 36,50 Nghệ An 14,23 18,45 20,47 22,75 27,22 30,16 32,82 32,65 L27(Đ/c) 11,55 16,23 21,63 27,64 29,96 31,06 32,33 32,31 LSD0,05 0,71 1,19 1,47 1,98 1,93 1,98 1,83 1,22 CV% 2,5 3,2 3,1 3,3 2,9 2,8 2,4 1,6

Hình 3.1:Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống lạc

Thời gian đo chiều cao thân chính của cây tôi chọn ngày 17 để tiến hành đo các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển vì thời gian này cây lạc đã phát triển có lá thật, đủ chiều cao để dễ dàng quan sát, nhận biết và có được bộ số liệu hoàn chỉnh. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 17 24 31 38 45 52 59 66 Lào Cai Nghệ An L27(Đ/c)

27

Qua bảng 3.5 và hình 3.1 cho thấy chiều cao thân chính của cây không ngừng tăng lên qua các giai đoạn phát triển. Giống khác nhau, tốc độ tăng trưởng chiều cao khác nhau tùy từng giai đoạn: khoảng thời gian 17 ngày do điều kiện khí hậu chiều cao thân chính chỉ biến động trong khoảng 11,41- 14,23cm với LSD= 0,71cm, ở độ tin cậy 95%. Các giống chưa có sự khác biệt nhiều.

Sau trồng 17 đến 24 ngày chiều cao cây trung bình của các giống biến động từ 15,36-18,45cm. Giống Nghệ An có chiều cao cây cao nhất đạt 18,45cm, giống Lào Cai có chiều cao thấp nhất đạt 15,36cm, ở độ tin cậy là 95% với LSD=1,19cm.

Sau 31 ngày trồng chiều cao thân chính của ba giống thể hiện rõ sự chênh lệch là chiều cao thân chính biến động từ 20,43 đến 21,63cm. Giống có chiều cao thân chính đạt với tốc độ tăng trưởng cao nhất là giống L27 (Đ/C). Trong đó giống có chiều cao trung bình cao nhất là giống Nghệ An với 20,47cm. Giống có chiều cao thấp nhất là giống Lào Cai với 20,43cm, ở độ tin cậy là 95% với LSD= 1,47cm.

Ở lần theo dõi sau trồng 38 ngày sau khi gieo, đây là giai đoạn từ mọc đến ra hoa, cây sinh trưởng và phát triển mạnh. Kết quả cho thấy chiều cao có sự biến động rõ ràng trong khoảng từ 22,75-28,04cm. Giống có chiều cao cao nhất là giống Lào Cai với 28,04cm. Giống có chiều cao thấp nhất là giống Nghệ An với 22,75cm. Giống Lào Cai đạt tốc độ tăng trưởng là 7,61cm chiều cao phát triển nhanh so với những ngày trước, ở độ tin cậy 95% với LSD=1,98cm.

Sau 45 ngày đến 52 ngày trồng chiều cao thân chính tăng, tốc độ tăng trưởng tăng lên nhưng không đồng đều. Kết quả cho thấy: giống lạc Lào Cai tăng từ 30,62- 31,48cm (tăng 0,86cm) chiều cao của giống tăng không đáng kể, giống Nghệ An chiều cao tăng từ 27,22- 30,16cm (tăng 2,94cm), giống L27 tăng từ 29,96- 31,06cm (tăng 1,1cm). Giống Lào Cai có chiều cao thân chính cao nhất là 31,38cm, sau đó đến giống L27 là 31,06cm và cuối cùng chiều cao thấp nhất là giống Nghệ An với 30,16cm với LSD=1,98cm ở độ tin cậy là 95%.

Sau 59 ngày sau gieo là giai đoạn chiều cao thân chính tăng mạnh ở giống Lào Cai đạt 35,00cm và các công thức thí nghiệm đã phát triển mang tính đặc trưng của giống.Chiều cao cây trung bình của các giống biến động từ 32,33-

28

35,00cm , giống L27 có chiều cao cây trung bình thấp nhất đạt 32,33cm với LSD=1,83cm, ở độ tin cậy là 95%.

Từ 66 ngày sau gieo kết thúc quá trình ra hoa, cây lạc bước vào giai đoạn đâm tia, hình thành quả, quả chắc, lúc này chiều cao thân chính tăng chậm đi trong khoảng từ 32,31-36,50cm. Trong đó cao nhất là giống Lào Cai với 36,50cm, giống thấp nhất là giống L27(Đ/c) với 32,31cm, ở độ tin cậy là 95% với LSD=1,22cm.

Qua theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc cho thấy rằng thời kỳ sau mọc 17 ngày cho đến khi lạc sắp ra hoa, tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc chậm. Từ thời kỳ lạc ra hoa thì tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc tăng mạnh hơn cho đến thời kỳ hình thành quả.

Chiều cao cây phản ánh khả năng tích lũy chất khô, đặc điểm di truyền của giống. Chiều cao thân chính là một chỉ tiêu giữ vai trò quan trọng quyết định tới khả năng và tốc độ phân cành, tốc độ vươn cao biểu hiện mối tương quan giữa quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực trong cây lạc, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Như vậy mỗi giống lạc ứng với các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau thì động thái tăng trưởng chiều cao thân chính cũng khác nhau và tốc độ tăng trưởng không đồng đều giữa các thời kỳ, chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh nhất là nước và nhiệt độ.

Một phần của tài liệu 2020_K61_HKCT_Phung Thi Ly (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)