Một số đặc điểm thực vật của các giống lạc thí nghiệm tại điểm nghiên

Một phần của tài liệu 2020_K61_HKCT_Phung Thi Ly (Trang 29 - 31)

cứu

Mỗi giống đều có đặc điểm hình thái riêng, nó thể hiện qua các bộ phận thân, lá, quả. Nhờ đó mà công tác chọn tạo và phân loại được thuận tiện.

Bảng 3.2: Một số đặc điểm thực vật của các giống

Đặc trưng Giống Lào Cai Giống Nghệ An Giống L27(Đ/c)

Dạng cây Đứng Đứng Đứng

Kiểu phân cành Liên tục Liên tục Liên tục

Màu sắc thân Xanh Xanh Xanh

Màu sắc lá Xanh đậm Xanh đậm Xanh

Eo quả Trung bình Nông Trung bình

Mỏ quả Trung bình Trung bình Trung bình

Gân quả Rõ Rõ Rõ

Hình dạng hạt Bầu dục Bầu dục Bầu dục

Màu sắc vỏ lụa Đỏ Hồng nhạt Hồng nhạt

3.2.1. Thế cây

Là yếu tố quan trọng của một giống được đưa vào sản xuất, các giống có thế cây đứng thẳng, gọn thì dễ tăng được số cây trên một đơn vị diện tích, mặt khác cây gọn sử dụng ánh sáng tốt hơn, ít sâu bệnh. Đây là đặc điểm có liên quan tới sự phân bố hoa, quả trên cây. Cây lạc có thế đứng hay bò.

Thế cây đứng có hình thái cây gọn, do vậy khả năng tăng mật độ trên đơn vị diện tích dễ hơn, đặc biệt hoa tập trung ở phía sát gốc vì vậy tỷ lệ quả chắc cao.

Thế cây bò có cành bò lan trên mặt đất, hoa không tập trung, quả chín không đều, tỷ lệ quả lép cao.

Qua theo dõi cho thấy tất cả các giống thí nghiệm đều có thế cây đứng.

3.2.2. Kiểu phân cành

Các giống thuộc các loài phụ khác nhau thì có kiểu phân cành khác nhau. Theo Bunting, dựa vào quy luật ra hoa, ông chia làm 2 nhóm:

21

Nhóm phân cành liên tục: đặc điểm nhóm này là hoa xuất hiện nhiều đốt trên cành, thân mọc đứng, ít cành cấp cao, hoa ra tập trung ở phía dưới gốc.

Nhóm phân cành xen kẽ: đặc điểm nhóm này là cành sinh dưỡng và sinh thực ra xen kẽ nhau theo một trật tự nhất định, hoa ra rải rác trên cây.

Thí nghiệm cho thấy tất cả các giống đều thuộc loại nhóm phân cành liên tục.

3.2.3. Thân và lá

Thân lạc mọc đứng, có từ 15-25 đốt, các đốt gốc ngắn hơn phía ngọn. Chiều cao thân chính tùy thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh.

Lá lạc thuộc lá kép lông chim lẻ có hai đôi lá chét, hình dạng lá chét thường là hình bầu dục dài, bầu dục và hình trứng. Hình dạng lá đặc trưng cho từng giống, màu sắc lá thay đổi tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, giống. Màu sắc thân và lá cũng là một đặc điểm để phân biệt các giống, biểu hiện rõ nhất khi lạc ra hoa.

Tất cả các giống đều có thân màu xanh, lá có màu xanh đậm trừ giống L27 có màu xanh thường.

3.2.4. Quả

Vỏ quả: độ dàu vỏ quả là chỉ tiêu liên quan chặt chẽ với tỷ lệ nhân. Nếu vỏ quả dày, tỷ lệ nhân thấp còn ngược lại thì tỷ lệ nhân cao nhưng dễ dập nát, nấm bệnh phát triển vì trong khi thu hoạch và phơi dễ bị va chạm cơ giới. Vì vậy, các giống chỉ nên có độ dày vỏ quả vừa phải.

Gân quả: là chỉ tiêu phân loại các giống vì đặc điểm này thay đổi tùy theo từng giống.

Eo quả: cũng là chỉ tiêu phân loại giống, nếu eo thắt sâu sẽ ảnh hưởng tới việc bóc vỏ và xuất khẩu.

Qua theo dõi cho thấy tất cả các giống đều có mỏ quả trung bình, gân quả rõ, eo quả của giống Nghệ An nông, giống Lào Cai và L27(Đ/c) có eo trung bình.

22

3.2.5. Hạt

Dạng hạt: để đánh giá chỉ tiêu này chúng ta phải dựa vào tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng hạt.

Dạng hạt tròn có tỷ lệ chiều dài/ đường kính hạt <1,7.

Dạng hạt bầu dục có tỷ lệ chiều dài/ đường kính >1,7 và <2,5.

Màu sắc hạt: cùng với khối lượng 100 hạt thì đây là chỉ tiêu quan trọng liên quan tới giá trị thương phẩm.

Quan sát thấy tất cả các giống đều có hạt hình bầu dục, vỏ lụa của giống Lào cai có màu đỏ, giống Nghệ An và L27(Đ/c) có vỏ lụa màu hồng nhạt.

3.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống lạc thí nghiệm tại điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu 2020_K61_HKCT_Phung Thi Ly (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)