Mục đích cuối cùng và quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp chính là đạt được hiệu quả kinh tế cao, thu được sản phẩm với năng suất cao, chất lượng tốt. Năng suất cây trồng thể hiện kết quả tác động tổng hợp của các yếu tố nội tại với điều kiện môi trường và các biện pháp kỹ thuật tác động. Vì vậy, năng suất cây trồng là cơ sở để đánh giá bản chất di truyền của giống, khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái và khả năng thâm canh. Năng suất lạc được tạo từ các yếu tố cấu thành năng suất đó là: tổng số quả/ cây, tỷ lệ quả chắc/ cây, khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt, tỷ lệ nhân của giống.
Giá trị của chúng phụ thuộc vào bản chất di truyền của từng giống và điều kiện ngoại cảnh cũng như kỹ thuật canh tác. Nếu tích lũy chất khô là kết quả của quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ thì năng suất và các yếu cấu thành năng suất chính là kết quả của quá trình tích lũy chất khô nhưng diễn ra ở bộ phận kinh tế. Như vậy, thành phần sinh hóa và dinh dưỡng là các yếu tố đã làm nên sự khác nhau về chất giữa các bộ phận khác của cơ thể sinh vật.
Bảng 3.13: Yếu tố cấu thành năng suất của các giống
Tên giống Tổng quả/cây Tổng quả chắc/ cây P100 hạt Tỷ lệ quả 1 hạt/cây (%) Tỷ lệ quả 2 hạt/ cây (%) Tỷ lệ quả 3 hạt/cây (%) Lào Cai 25,7 19,97 78,67 42,41 57,59 Nghệ An 22,67 17,4 76,2 21,84 77,41 0,75 L27 (Đ/c) 22,67 18,70 79,33 34,76 65,08 0,16 LSD0,05 3,3 3,6 9,4 CV% 6,2 8,7 5,3
41
Tổng số quả/ cây: Là chỉ tiêu tương quan rất chặt chẽ với năng suất nên đây là chỉ tiêu hàng đầu trong chọn tạo giống lạc.
Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh khả năng đậu quả của giống. Nó tham gia vào năng suất cá thể và năng suất lý thuyết của lạc khi thu hoạch. Tổng số quả trên cây chịu ảnh hưởng của đặc tính giống, đồng thời còn phụ thuộc nhiều vào các biện pháp kỹ thuật canh tác và điều kiện ngoại cảnh. Đặc biệt là thời gian ra hoa và tổng số hoa hữu hiệu trên cây.
Kết quả nghiên cứu tổng số quả/cây trình bày ở bảng 3.12 cho thấy tổng số quả/cây của các giống dao động trong khoảng từ 22,67-25,7 quả/cây. Giống Lào Cai có tổng số quả cao nhất là 25 quả/cây.
Tổng quả chắc trên cây là yếu tố để xác định tiềm năng của mỗi giống đó cũng là nhân tố quyết định năng suất thực thu của lạc trên đồng ruộng.
Tổng quả chắc được quyết định vào giai đoạn quả mẩy nên nó phản ánh khả năng vận chuyển và tích lũy chất khô về hạt của giống. Mặt khác, thể hiện khả năng đậu quả sau khi ra hoa của mỗi giống. Số quả chắc của cây lạc đạt được phụ thuộc vào các yếu tố như: bản chất di truyền giống, điều kiện thời tiết và kỹ thuật chăm sóc. Thông thường những giống có tỷ lệ quả chắc cao thì có tiềm năng năng suất cao. Theo dõi tổng quả chắc của các giống tham gia thí nghiệm cho thấy quả chắc trên cây biến động trong phạm vi 17,4- 19,97 quả chắc/cây.
Khối lượng 100 hạt: Kết quả của quá trình tích lũy chất khô trong cây được thể hiện rõ nhất qua khối lượng 100 hạt. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất dùng để đánh giá phẩm chất và năng suất lạc. Chất lượng lạc nhân có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất lạc đặc biệt là đối với xuất khẩu lạc. Khối lượng lạc phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh. Lạc có khối lượng hạt lớn, hàm lượng tinh dầu cao sẽ được áp dụng trong sản xuất đại trà. Các dòng, giống lạc tham gia thí nghiệm có khối lượng 100 hạt nằm trong khoảng 66,76- 79,33gam. Trong đó giống đối chứng có P100 hạt cao nhất 79,33 gam. Giống Lào Cai có P100 hạt thấp nhất 66,76 gam.
42
Tỷ lệ quả 1 hạt/cây: Tỷ lệ quả 1 hạt/cây của các giống có sự chênh lệch về tỷ lệ từ 21,84-42,41%. Trong đó giống Lào Cai có tỷ lệ quả 1 hạt cao nhất đạt 41,41%, giống Nghệ An có tỷ lệ quả 1 hạt/ cây thấp nhất là 21,84%.
Tỷ lệ quả 2 hạt/cây: của các giống khá cao đều trên 50% dao động từ 57,59-77,41%. Giống có tỷ lệ quả 2 hạt/cây cao nhất là Nghệ An với 77,41%, giống có tỷ lệ quả 2 hạt/cây thấp nhất là Lào Cai với 57,59%. Nhưng nhìn chung thì tỷ lệ này của các giống không chênh lệch nhau nhiều.
Tỷ lệ quả 3 hạt/cây: là thấp nhất trong ba tỷ lệ dao động từ 0,16-0,75%. như vậy các yếu tố cấu thành năng suất có tương quan tỷ lệ thuận với năng suất lý thuyết và có sự sai khác giữa các dòng giống tham gia thí nghiệm, mang bản chất đặc trưng cho từng giống.