YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG

Một phần của tài liệu 9789290619772-vie_2 (Trang 33 - 34)

5. Xem xét nguy cơ và các biện pháp kiểm soát nguy cơ

YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG

CAO XẢY RA SỰ CỐ NGUYÊN NHÂN

Các hoạt động trong phòng xét nghiệm liên quan đến quá trình tạo khí dung (ví dụ: siêu âm, đồng nhất hóa, ly tâm)

Các tác nhân sinh học có độ bền cao ngoài môi trường

Các hoạt động trong phòng xét nghiệm liên quan đến vật sắc nhọn

Năng lực của nhân viên thực hiện công việc thấp

Nguồn điện không đủ hoặc kém, các cơ sở xét nghiệm và hệ thống tòa nhà đổ nát, thiết bị trục trặc, hư hỏng do thời tiết khắc nghiệt thường xuyên và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gặm nhấm vào phòng xét nghiệm.

Khi các kỹ thuật này tạo ra khí dung, khả năng phơi nhiễm qua đường hô hấp sẽ tăng lên, cũng như khả năng phát tán các khí dung này vào môi trường xung quanh nơi chúng có thể làm nhiễm các bề mặt phòng xét nghiệm và lây lan vào cộng đồng.

Tất cả các yếu tố này có thể dẫn đến hư hỏng một phần hoặc toàn bộ hệ thống ngăn chặn sinh học được thiết kế để giảm khả năng phơi nhiễm và/hoặc phát tán các tác nhân sinh học.

Khi các hoạt động liên quan đến làm việc với vật sắc nhọn, khả năng da tiếp xúc với tác nhân sinh học thông qua vết thương hở sẽ tăng lên.

Trình độ thấp của nhân viên trong các quá trình và quy trình của phòng xét nghiệm, do thiếu kinh nghiệm, không hiểu biết hoặc không tuân thủ các SOP và GMPP, có thể dẫn đến sai sót trong việc thực hiện công việc và có nhiều khả năng dẫn đến phơi nhiễm và/hoặc phát tán tác nhân sinh học. Phải đào tạo nhân viên vệ sinh và bảo dưỡng trước khi làm việc gần với tác nhân sinh học.

Bảng 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra sự cố

GMPP = quy trình và thực hành vi sinh tốt; SOP = quy trình thực hành chuẩn.

Các tác nhân sinh học đã lắng đọng trên bề mặt phòng xét nghiệm (ví dụ nhiễm do thao tác kỹ thuật kém gây ra việc lắng đọng khí dung hoặc giọt bắn sau khi phát tán) có thể là nguồn phơi nhiễm vô tình khi chúng vẫn tồn tại ổn định trong môi trường, ngay cả khi chúng ta không nhìn thấy.

Hạn chế của các biện pháp dự phòng hoặc

can thiệp điều trị hiệu quả Can thiệp y tế không thể phòng ngừa hiệu quả, giảm thiểu hoặc làm hết các triệu chứng hay hậu quả của lây nhiễm liên quan đến phòng xét nghiệm. Điều này có thể bao gồm các trường hợp không có biện pháp can thiệp y hoặc khả năng ứng phó tình huống khẩn cấp bị hạn chế.

Quần thể người nhạy cảm càng lớn thì khả năng lây nhiễm liên quan đến phòng xét nghiệm càng có thể nhanh chóng lây lan và gây nhiễm cho số lượng người lớn hơn.

Quần thể nhạy cảm lớn (bao gồm cả nhân viên phòng xét nghiệm có nguy cơ gia tăng)

Thiếu tính địa phương (chẳng hạn như bệnh

ngoại lai) Khi một tác nhân không lưu hành trong quần thể xung quanh thì quần thể đó có nhiều khả năng bị nhạy cảm với tác nhân đó, dẫn đến tăng khả năng lan rộng các trường hợp lây nhiễm liên quan đến phòng xét nghiệm ra cộng đồng.

Một phần của tài liệu 9789290619772-vie_2 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)