YÊU CẦU CỐT LÕ
3.1 Quy trình và thực hành vi sinh tốt
Điều quan trọng là nhận ra rằng có lẽ các biện pháp kiểm soát nguy cơ trọng yếu nhất được đưa vào như một yêu cầu cốt lõi chính là Quy trình và thực hành vi sinh tốt (GMPP). GMPP là một thuật ngữ chỉ một tập hợp các thực hành và quy trình chuẩn, hoặc một bộ quy tắc thực hành áp dụng cho tất cả các loại hoạt động liên quan tới tác nhân sinh học. GMPP bao gồm các hành vi, thực hành công việc tốt nhất và các quy trình kỹ thuật luôn được tuân thủ trong phòng xét nghiệm và được tiến hành theo cách chuẩn thức. Việc thực hiện GMPP đã chuẩn hóa nhằm bảo vệ nhân viên phòng xét nghiệm và cộng đồng khỏi lây nhiễm, ngăn ngừa lây nhiễm ra môi trường và bảo vệ sản phẩm trong các công việc có sử dụng tác nhân sinh học.
GMPP là biện pháp kiểm soát nguy cơ thiết yếu nhất vì sai sót của con người, kỹ thuật phòng xét nghiệm sử dụng chưa tối ưu và việc sử dụng thiết bị không đúng là những nguyên nhân chính gây ra thương tích và các lây nhiễm liên quan đến phòng xét nghiệm (4, 28-30).
Điều cần thiết là nhân viên phòng xét nghiệm phải được đào tạo và thành thạo về GMPP để đảm bảo thực hành làm việc an toàn. GMPP cần là một phần trong chương trình đào tạo chính thức cho sinh viên các ngành sinh học, thú y và khoa học y khoa đồng thời là một phần của chương trình đào tạo của quốc gia hoặc cơ sở. Thiếu GMPP
sẽ không kiểm soát đầy đủ được nguy cơ ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp kiểm soát nguy cơ bằng cơ sở vật chất khác. Đối với công việc có nguy cơ cao hơn được xác định thông qua đánh giá nguy cơ, có thể yêu cầu các thực hành và quy trình bổ sung
như đề cập trong chương 4 và 5. Tuy nhiên, GMPP sẽ luôn được áp dụng. GMPP bao gồm các hành vi, thực hành tốt nhất và các quy trình kỹ thuật (như kỹ thuật vô trùng), kết hợp lại để bảo vệ cả nhân viên phòng xét nghiệm và mẫu khỏi phơi nhiễm và/hoặc phát tán các tác nhân sinh học.