Thiết bị phòng xét nghiệm chuyên dụng

Một phần của tài liệu 9789290619772-vie_2 (Trang 64 - 65)

YÊU CẦU CỐT LÕ

3.7.1Thiết bị phòng xét nghiệm chuyên dụng

Phải đảm bảo thực hành tốt nhất khi sử dụng một số các thiết bị phòng xét nghiệm phổ biến nhằm giảm thiểu nguy cơ sinh học một cách hữu hiệu. Các loại thiết bị này được mô tả trong các phần dưới đây.

Pipet

Để ngăn ngừa việc tạo ra khí dung, khi dùng pipet không được thổi khí hoặc đẩy mạnh chất lỏng/dung dịch có chứa tác nhân sinh học. Tất cả các pipet (chia vạch) và/hoặc các đầu côn phải có nút bông/lọc để giảm sự lây nhiễm cho pipet hút.

Một phần quan trọng của GMPP là tất cả nhân viên phải được đào tạo đầy đủ về sử dụng pipet đúng cách nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm do việc tạo khí dung và văng bắn gây ra, từ đó nâng cao cả an toàn và chất lượng công việc.

Để tránh sự phát tán của các tác nhân sinh học rơi ra từ đầu côn, có thể đặt một tấm vật liệu có khả năng thấm hút lên bề mặt làm việc và xử lý như chất thải lây nhiễm sau khi sử dụng. Pipet hoặc đầu côn bị lây nhiễm có thể được ngâm hoàn toàn trong chất khử trùng thích hợp đựng trong hộp chứa chống vỡ. Nếu khử trùng bằng hóa chất, phải ngâm trong chất khử trùng trong một khoảng thời gian thích hợp trước khi thải bỏ hoặc rửa sạch. Các đầu côn thường được hấp tiệt trùng, còn pipet thường không chịu được quá trình hấp tiệt trùng.

Máy ly tâm

Tất cả các máy ly tâm phải được vận hành và bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và do nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp tiến hành bảo dưỡng. Phải sử dụng các cốc ly tâm an toàn nếu có. Phải thường xuyên kiểm tra tính toàn vẹn của các gioăng kín của cốc ly tâm và thay thế khi có các vết nứt.

Khi sử dụng máy ly tâm, các ống ly tâm phải chứa mức tương đương và đặt ở các vị trí đối diện nhau để đảm bảo cân bằng trong quá trình ly tâm. Phải vệ sinh và khử trùng định kỳ hoặc khử nhiễm máy ly tâm ngay sau khi bị tràn đổ bằng chất khử trùng thích

hợp.

Tủ lạnh và tủ âm

Tủ lạnh và tủ âm phải chống tạo tia lửa nếu chứa các dung dịch dễ cháy. Phải dán nhãn báo hiệu tính năng này ngoài cánh tủ. Phải mặc BHCN phù hợp khi xử lý mẫu bảo quản đông băng, ví dụ phải có tạp dề và găng tay cách nhiệt cũng như trang bị bảo vệ mặt và mắt khi cất hoặc lấy mẫu ra khỏi nitơ lỏng. Tất cả các đồ chứa bên trong tủ lạnh và tủ âm phải được dán nhãn rõ ràng để dễ nhận biết. Duy trì và định kỳ kiểm soát danh mục kiểm kê đồ trong tủ. Các vật liệu không dán nhãn phải được coi như vật liệu lây nhiễm và phải được khử nhiễm và loại bỏ phù hợp. Khi phát hiện vật liệu không dán nhãn, phải báo cáo sự cố (tình huống suýt xảy ra tai nạn) vì nó chứng tỏ có sai sót trong SOP và đánh giá nguy cơ.

Một phần của tài liệu 9789290619772-vie_2 (Trang 64 - 65)