PHÒNG XÉT NGHIỆM SỬ DỤNG BỘ QUẦN ÁO ÁP SUẤT DƯƠNG

Một phần của tài liệu 9789290619772-vie_2 (Trang 82 - 85)

NGĂN CHẶN TỐI ĐA

PHÒNG XÉT NGHIỆM SỬ DỤNG BỘ QUẦN ÁO ÁP SUẤT DƯƠNG

QUẦN ÁO ÁP SUẤT DƯƠNG

PHÒNG XÉT NGHIỆM CÓ DÃY TỦ CẤP III NỐI LIỀN HOẶC TỦ CÁCH LY ÁP SUẤT III NỐI LIỀN HOẶC TỦ CÁCH LY ÁP SUẤT ÂM

Khi cần thiết, việc kiểm soát chênh áp phải được thiết kế từ khu vực ít nhiễm nhất đến khu vực bị nhiễm nặng nhất.

Khí thải có thể được tuần hoàn trong phòng xét nghiệm có dãy tủ nối liền hoặc trong phòng xét nghiệm sử dụng bộ quần áo kín toàn thân tùy vào đánh giá nguy cơ (ví dụ: khi không có động vật, không có hóa chất nguy hiểm).

Hàng năm phải kiểm tra và chứng nhận tất cả các bộ lọc HEPA. Các bộ lọc có thiết kế không thể kiểm tra (kiểm tra rò rỉ) thì phải thay thế định kỳ. Tất cả các quy định về khoảng thời gian giữa các lần kiểm tra bộ lọc hoặc thay thế phải dựa trên đánh giá nguy cơ và phải lập thành văn bản trong các SOP. Bộ lọc HEPA phải được thiết kế để dễ dàng khử nhiễm trước khi tháo bỏ bộ lọc. Cách khác là có thể tháo bỏ bộ lọc trong túi kín khí, hàn kín để khử nghiễm sau và/hoặc để đốt tiêu hủy.

Tất cả các thiết bị an toàn quan trọng cần nối với nguồn điện khẩn cấp và (các) đường dây cấp điện chuyên dụng do phải duy trì hoạt động để đảm bảo an toàn.

Nhân viên phòng xét nghiệm phải nhận được các cảnh báo thích hợp khi hệ thống thông gió bị lỗi.

 Phải có hệ thống cấp và thải khí chuyên dụng và được hệ thống quản lý thông số tòa nhà hoặc hệ thống tương đương theo dõi liên tục.

 Không khí cấp cho cơ sở xét nghiệm (bao gồm tủ an toàn sinh học Cấp III hoặc tủ cách li áp suất âm) phải được thiết kế chống quay ngược khí nhằm ngăn không làm phát tán tác nhân sinh học.

 Khí thải từ tủ an toàn sinh học Cấp III hoặc tủ cách li áp suất âm phải đi qua hai bộ lọc HEPA độc lập lắp nối tiếp trước khi thải ra ngoài. Bộ lọc thứ hai đóng vai trò dự phòng trong trường hợp

bộ lọc chính bị lỗi.

 Tủ an toàn sinh học hay tủ cách li phải luôn vận hành ở áp suất âm so với khu vực xung quanh phòng xét nghiệm. Nhân viên phòng xét nghiệm phải nhận được các cảnh báo thích hợp khi hệ thống bị lỗi.

 Phải có hệ thống cấp và thải khí chuyên dụng và được hệ thống quản lý thông số tòa nhà hoặc hệ thống tương đương theo dõi liên tục.

 Hệ thống thông gió được thiết kế để duy trì việc kiểm soát chênh áp. Phải sử dụng các biện pháp kiểm soát thích hợp để ngăn ngừa biến động áp suất phòng xét nghiệm và đảm bảo cơ sở vật chất vẫn duy trì được áp suất âm.

 Phải theo dõi thông số chênh áp bên trong phòng xét nghiệm và giữa phòng xét nghiệm với khu vực lân cận.

 Không khí sạch phải được cấp cho bộ quần áo khi mặc và có nối với hệ thống cấp khí.

 Tùy thuộc vào hệ thống sử dụng, có thể cần lắp đặt và theo dõi bộ lọc HEPA cho đường khí thở.

 Trước khi thải ra bên ngoài phòng xét nghiệm, khí thải từ phòng xét nghiệm phải đi qua hai bộ lọc HEPA độc lập lắp nối tiếp. Bộ lọc thứ hai đóng vai trò dự phòng trong trường hợp bộ lọc chính bị lỗi.

5.4 Nhận và bảo quản mẫu

Mẫu bệnh phẩm đi hoặc đến cơ sở phải tuân thủ quy định quốc gia và quốc tế về vận chuyển mẫu. Sau khi nhận, chỉ nhân viên đã qua đào tạo chuyên môn mới được mở và xử lý mẫu trong phòng xét nghiệm. Mẫu phải được bảo quản an toàn trong tủ lạnh, tủ âm và bình nitơ lỏng chuyên dụng, những nơi mà chỉ những người có thẩm quyền mới có thể tiếp cận. Phải kiểm kê nghiêm ngặt danh mục mẫu lưu và các mẫu chuyển đi.

5.5 Khử nhiễm và quản lý chất thải

Tất cả chất thải ra khỏi phòng xét nghiệm đều phải qua xử lý để chúng được khử nhiễm hoàn toàn và không còn nguy cơ lây nhiễm. Các quy trình khử trùng và khử nhiễm vật liệu ra khỏi phòng xét nghiệm phải được thẩm định mỗi lần sử dụng để xác nhận tính hiệu quả của những phương pháp này.

Tất cả nước thải từ bộ quần áo, buồng khử nhiễm, buồng tắm bộ quần áo liền và hệ thống kết nối nhiều tủ an toàn sinh học hoặc tủ cách li phải được khử nhiễm trước khi xả thải bằng biện pháp xử lý nhiệt hoặc hóa chất. Tiếp đó có thể cần điều chỉnh nước thải về pH trung tính và nhiệt độ thích hợp trước khi xả thải.

Trong khu vực phòng xét nghiệm phải có sẵn nồi hấp tiệt trùng hai cửa, nồi hấp tiệt trùng thông vách. Phải có sẵn các phương pháp khử nhiễm khác cho các loại thiết bị và vật dụng không chịu được tiệt trùng bằng hơi nước, ví dụ buồng xông hơi có khóa khí.

Chỉ nên lắp đạt (các) đường nước nếu đánh giá nguy cơ yêu cầu phải có, ví dụ các cơ sở có động vật lớn.

Tìm hiểu thêm thông về thực hành tốt nhất cho khử nhiễm trong Chuyên đề: khử nhiễm và quản lý chất thải (22).

5.6 Trang bị bảo hộ cá nhân

Trong phòng xét nghiệm sử dụng bộ quần áo áp suất dương, bộ quần áo phải được thiết kế để có thể chịu được tiếp xúc với thiết bị, hóa chất và các vật liệu khác được sử dụng trong phòng xét nghiệm, và cho phép thao tác và tiếp xúc với bất kỳ loài động vật nào một cách an toàn. Cần xây dựng các SOP chi tiết về cách sử dụng an toàn bộ quần áo áp suất dương, cùng với nhân viên được thực hành và đào tạo về cách tiến hành chính xác các SOP đó.

Phải có một hệ thống bảo dưỡng hiệu quả bao gồm việc làm sạch, khử trùng, kiểm tra, thay thế, sửa chữa và thử nghiệm bộ quần áo áp suất dương. Tần suất thử nghiệm được xác định thông qua đánh giá nguy cơ. Trước khi sử dụng bộ quần áo áp suất dương, phải kiểm tra bằng mắt và thử áp suất để đảm bảo tính toàn vẹn của bộ quần áo.

5.7 Thiết bị phòng xét nghiệm

Chỉ được sử dụng các thiết bị phòng xét nghiệm chuyên dụng cho các công việc có nguy cơ cao đòi hỏi các biện pháp ngăn chặn tối đa. Những thiết bị này phải chịu được xông hơi khử trùng hoặc có thể bọc kín hay di chuyển đến khu vực kín khí, không

bị xông hơi trong phòng xét nghiệm suốt quá trình xông thường kì.

Phải tránh sử dụng các vật sắc nhọn khi có thể. Nếu buộc phải sử dụng, phải xây dựng các SOP chuyên dụng và chi tiết và thực hiện theo, đồng thời phải đào tạo chuyên sâu về sử dụng vật sắc nhọn trong hệ thống ngăn chặn tối đa này.

5.8 Ứng phó tình huống khẩn cấp/sự cố

Do sự phức tạp về kỹ thuật, thiết kế và xây dựng các cơ sở sử dụng biện pháp ngăn chặn tối đa, dù loại phòng xét nghiệm có dãy tủ nối liền hay loại sử dụng bộ quần áo áp suất dương, mà nhất thiết phải xây dựng riêng cuốn sổ tay công việc chi tiết và phải kiểm tra trong các bài thực hành của đào tạo.

Cũng như đối với các yêu cầu cốt lõi và các biện pháp kiểm soát nâng cao, phải đề ra một chương trình ứng phó tình huống khẩn cấp; nhưng sẽ phức tạp hơn đối với một cơ sở sử dụng các biện pháp ngăn chặn tối đa. Các cơ quan quản lý y tế địa phơng và quốc gia cần chủ động phối hợp xây dựng chương trình này. Các dịch vụ khẩn cấp khác, ví dụ: cứu hỏa, công an và các bệnh viện tiếp nhận được chỉ định, cũng cần tham gia.

5.9 Sức khỏe nghề nghiệp

Ngoài các biện pháp kiểm soát nguy cơ đã nêu trong các yêu cầu cốt lõi và các biện pháp kiểm soát nâng cao, phải luôn sẵn sàng một hệ thống ứng phó trong tình huống khẩn cấp hoạt động 24 giờ một ngày.

Các chính sách lao động phải đảm bảo rằng số giờ mỗi lần làm việc trong phòng xét nghiệm ở mức tối thiểu để tránh mệt mỏi về thể chất và/hoặc tinh thần. Kéo dài thời gian bị thương trong phòng xét nghiệm, đặc biệt là tổn thương qua da như do kim tiêm hoặc vết cắn của động vật bị nhiễm bệnh gây ra, sẽ làm tăng nguy cơ do hậu quả từ sự lây nhiễm các tác nhân sinh học được xử lý. Các vụ việc như vậy phải được báo cáo ngay lập tức và thực hiện các biện pháp sơ cứu và/hoặc điều trị dự phòng thích hợp nếu có. Tùy thuộc vào sự cố, nhân viên phải theo dõi và ghi lại thân nhiệt và bất kỳ triệu chứng nào, ví dụ: đau đầu, sốt và tình trạng khó chịu chung, trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu nhiệt độ cơ thể tăng hoặc ghi nhận được các triệu chứng cụ thể của bệnh, phải sắp xếp để được tư vấn và hỗ trợ y tế và chuyển đến cơ sở y tế phù hợp để cách ly và chăm sóc tích cực.

Một phần của tài liệu 9789290619772-vie_2 (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)