YÊU CẦU CỐT LÕ
DANH MỤC CHẤT THẢ
PHÒNG XÉT NGHIỆM CÁCH XỬ LÝ
Vật liệu không lây nhiễm
Vật liệu sắc nhọn lây nhiễm (kim tiêm, dao mổ, dao và thủy tinh vỡ)
Vật liệu lây nhiễm để tái sử dụng hoặc tái chế
Vật liệu lây nhiễm để thải bỏ
Vật liệu lây nhiễm để đốt
Chất thải lỏng (gồm cả chất lỏng có thể bị lây nhiễm) để thải vào hệ thống cống chung
Có thể tái sử dụng hoặc tái chế hoặc xử lý như chất thải sinh hoạt thông thường Phải thu gom vào hộp chứa chống thủng có nắp đậy và xử lý như chất lây nhiễm
Đầu tiên phải khử nhiễm (bằng hóa chất hoặc vật lý) rồi mới rửa sạch; sau đó có thể xử lý như vật liệu không lây nhiễm
Phải khử nhiễm tại chỗ HOẶC bảo quản an toàn trước khi vận chuyển đến địa điểm khác để khử nhiễm và thải bỏ
Phải đốt tại chỗ HOẶC bảo quản an toàn trước khi vận chuyển đến địa điểm khác để đốt
Phải khử nhiễm trước khi thải vào hệ thống cống chung
Khâu xử lý cuối cùng chất thải đã phân loại phụ thuộc vào loại vật liệu, (các) tác nhân sinh học đang xử lý, phương pháp và quy trình khử nhiễm đang áp dụng tại địa phương. Có thể cần cân nhắc thêm các mối nguy hiểm không phải nguồn gốc sinh học, ví dụ hóa chất hoặc vật sắc nhọn để đảm bảo sẵn có các biện pháp kiểm soát nguy cơ nhằm giảm thiểu tối đa những nguy cơ này.
Khi khử nhiễm bề mặt và/hoặc vật liệu, các phương pháp khử nhiễm phải được thẩm định đối với các tác nhân sinh học cụ thể đang sử dụng và phải phù hợp với vật liệu và
thiết bị dùng để khử nhiễm, tránh bị ăn mòn hoặc hư hỏng. Cần có bằng chứng về hiệu lực và hiệu quả của phương pháp để xác nhận rằng chất thải lây nhiễm đó đã được khử nhiễm một cách hiệu quả.
Các mục dưới đây mô tả một số phương pháp khử nhiễm phổ biến nhất được các phòng xét nghiệm sử dụng và cũng là yêu cầu cốt lõi để đảm bảo sử dụng chúng một cách hiệu quả nhằm kiểm soát nguy cơ sinh học. Có cả phương pháp khử nhiễm hóa học và vật lý. Thông tin chi tiết được trình bày trong Chuyên đề: khử nhiễm và quản lý chất thải (22).