Tình hình kinh tế-xã hội của Huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội của Huyện

Trong thời gian qua, kinh tế huyện Thanh Sơn đã phát triển đúng hướng, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Cơ cấu kinh tế

trong nhiều năm liền. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết và thị trường có nhiều biến động phức tạp, tuy nhiên với sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân trong huyện cộng với sự giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ, ngành do vậy kinh tế - xã hội huyện tiếp tục được giữ vững ổn định và phát triển.

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Thanh Sơn là huyện miền núi, sau khi chia tách có nhiều ưu thế hơn so với huyện Tân Sơn vì đa phần những xã khó khăn nằm ở huyện Tân Sơn. Nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ và Chính quyền các cấp, cùng với sự cố gắng của mọi tầng lớp nhân dân, kinh tế của huyện bước đầu đã có những tăng trưởng nhất định.

Bảng 3.1: Quy mô và tốc độ tăng giá trị sản xuất (giá trị thực tế)

Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ tăng BQ/năm (%) 2013-2015 Tổng GTSX 868.391 902.923 1.102.034 26,91

1 Nông, lâm, thuỷ sản 247.491 452.932 464.748 87,78

2 CN & Xây dựng 379.486 238.664 320.554 (15,53)

3 Các ngành dịch vụ 241.412 211.327 316.732 31,20 (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thanh Sơn)

Như vậy, giai đoạn 2013-2015 Thanh Sơn đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 26,91 %/năm. Nếu theo GDP, tốc độ tăng trưởng sẽ thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân chung của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013-2015 (9,79 %/năm).

3.1.2.2. Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của Huyện

Bảng 3.2: Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Thanh Sơn

Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Tổng GTSX 868.391 100,00 902.923 100,00 1.102.034 100.00

1 Nông, lâm, thuỷ sản 247.491 28,50 452.932 50,16 464.748 42,17 2 CN & Xây dựng 379.486 43,70 238.664 26,43 320.554 29,09 3 Các ngành dịch vụ 241.412 27,80 211.327 23,40 316.732 28,74

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành đã chuyển dịch khá nhanh. Kinh tế nông, lâm nghiệp hiện vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng giảm dần từ 50,16% năm 2014 xuống còn 42,17% vào năm 2015; tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 26,43% vào năm 2014 lên 29,09% vào năm 2015; tỷ trọng các ngành dịch vụ cũng tăng từ 23,4% vào năm 2014 lên 28,74% vào năm 2015. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế của Thanh Sơn vẫn lạc hậu hơn so với cơ cấu kinh tế của cả nước và của tỉnh Phú Thọ.

Bảng 3.3: Thu ngân sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2014/2013 Năm 2015/2014

+/- % +/- %

A Tổng thu NSNN trên địa bàn 161.234,40 191.641,63 185.591,95 30.407,23 18,86 -6.049,68 -3,16

1 Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) 63.529,45 80.561,19 101.971,07 17.031,74 26,81 21.409,88 26,58 2 Các khoản thu được để lại quản lý qua

ngân sách 33.786,10 38.162,61 50.952,76 4.376,51 12,95 12.790,15 33,51

3 Các khoản thu huy động đóng góp XD

CSHT 1.043,33 608,95 139,54 -434,38 -41,63 -469,41 -77,09

4 Thu kết dư ngân sách năm trước 12.311,72 20.313,91 7.938,27 8.002,19 65,00 -12.375,64 -60,92 5 Thu chuyển nguồn từ ngân sách năm trước 50.563,82 51.994,97 24.590,31 1.431,15 2,83 -27.404,66 -52,71

B Thu ngân sách huyện 549.778,81 673.965,15 705.219,55 124.186,34 22,59 31.254,4 4,64

1 Thu ngân sách huyện hưởng theo phân cấp 60.931,59 74.874,96 94.956,34 13.943,37 22,88 20.081,38 26,82 2 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 391.142,26 488.009,75 527.260,52 96.867,49 24,77 39.250,77 8,04 3 Thu kết dư ngân sách năm trước 12.311,72 20.313,91 7.938,27 8.002,19 65,00 -12.375,64 -60,92 4 Thu chuyển nguồn từ ngân sách năm trước 50.563,82 51.994,97 24.590,31 1.431,15 2,83 -27.404,66 -52,71 5 Các khoản thu được để lại qua ngân sách 33.786,10 38.162,61 50.334,57 4.376,51 12,95 12.171,96 31,89 6 Các khoản thu huy động đóng góp XD

CSHT

1.043,33 608,95 139,54 -434,38 -41,63 -469,41 -77,09

Tổng thu NSNN của huyện Thanh Sơn có xu hướng giảm đi trong giai đoạn 2013 – 2015, tuy nhiên các khoản thu nội địa (thu từ nội lực của địa phương) năm 2014 có giảm đi nhưng lại tăng trưởng trở lại trong năm 2015. Nguyên nhân giảm tổng thu NSNN chủ yếu do thu chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang và các khoản thu huy động đóng góp XD CSHT giảm.

Cụ thể:

Năm 2013, tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 161.234,4 triệu đồng. Trong đó thu nội địa đạt 63.529,45 triệu đồng.

Năm 2014, tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 191.641,63 triệu đồng, tăng 30.407,23 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tốc độ thu tăng 18,86 %. Trong đó thu nội địa đạt 80.561,19 triệu đồng, tăng 17.031,74 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tốc độ thu tăng 26,81 %.

Năm 2015, tổng thu ngân sách đạt 185.591,95 triệu đồng, giảm 6.049,68 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tốc độ thu giảm 3,16 %. Trong đó, thu nội địa đạt 101.971,07 triệu đồng, tăng 21.409,88 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tốc độ thu tăng 26,58 %.

3.1.2.4. Dân số và thành phần dân tộc

Theo kết quả điều tra dân số huyện Thanh Sơn, dân số trên 12 vạn người, có 17 dân tộc cùng chung sống, có 4 dân tộc chiếm số đông (Dân tộc Mường chiếm 61%, dân tộc Kinh 34,5%, dân tộc Dao 3,84%, dân tộc Tày chiếm 0,55%), còn lại là các dân tộc Hoa, Thái, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu, Thổ, Giáy, Ba Na, Ra Giai, Cơ Lao,... chiếm 0,11%.

Bảng 3.4: Dân số và cơ cấu dân số huyện Thanh Sơn

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015

Dân số trung bình Người 120.981 122.555 125.085

1. Theo giới tính % 100,00 100,00 100,00 - Nam % 49,45 49,48 49,55 - Nữ % 50,55 50,52 50,45 2. Theo khu vực % 100,00 100,00 100,00 - Thành thị % 11,94 11,88 11,80 - Nông thôn % 88,06 88,12 88,20

Mật độ dân số trung bình là 192 người/km2. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở thị trấn Thanh Sơn và một số trung tâm cụm xã. Mức độ đô thị hóa còn thấp, dân số thành thị chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ: 11,80%. Đồng bào DTTS sinh sống chủ yếu ở nông thôn và các xã vùng sâu, vùng xa, xã có điều kiện kinh tế khó khăn.

3.1.2.5. Thu nhập và đời sống

Đa phần dân cư sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp và nghề rừng, một số hộ kết hợp chăn nuôi buôn bán nhỏ và dịch vụ, với trình độ sản xuất chưa cao nên nhìn chung đời sống của một bộ phận lớn dân cư trong huyện vẫn còn khá khó khăn.

Huyện luôn quan tâm đến các đối tượng gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng. Ngoài phần quà của Trung ương và tỉnh ra, huyện và các xã, thị trấn vẫn có những phần quà riêng tặng những đối tượng trên nhân những dịp như: Ngày thương binh liệt sỹ, Tết nguyên đán,… Ngoài ra, huyện rất chú trọng đến công tác trợ cấp xã hội, quan tâm đến những đối tượng già cả, neo đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi,…v.v. Thanh Sơn là địa bàn còn nhiều khó khăn, trong đó có 8 xã thuộc khu vực III, 133 thôn bản đặc biệt khó khăn và 6 xã thuộc vùng CT229. Nhờ có các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, đời sống của nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa, các thôn bản ĐBKK, những hộ thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở và những hộ nghèo là đồng bào DTTS,… đã tạm ổn định và từng bước được cải thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)