Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 86 - 90)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

* Đối với chi đầu tư phát triển:

- Hệ thống các văn bản pháp luật trong quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian qua được các cơ quan có thẩm quyền ban hành tương đối đầy đủ, việc sửa đổi, bổ sung thực hiện thường xuyên nhưng nhìn chung còn thiếu đồng bộ, nhiều quy định còn chồng chéo, rắc rối khó thực hiện trong thực tế quản lý, nhiều hệ thống đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu và chậm được sửa đổi cho phù hợp.

Đối với tỉnh Phú Thọ, Ủy ban nhân dân tỉnh thường căn cứ vào hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương để đưa ra các quy định áp dụng trên địa bàn tỉnh nhưng các quy định này thường được ban hành rất chậm và thường xuyên phải sửa đổi bổ sung do không phù hợp, gây lúng túng cho các đơn vị khi áp dụng các quy định pháp luật và thực hiện công việc. Điều này nói lên sự chậm trễ, lúng túng của các ngành tỉnh Phú Thọ và của UBND tỉnh trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh.

- Quá trình lập kế hoach đầu tư xây dựng hàng năm của huyện chưa được coi trọng đúng mức, chưa quản lý chặt chẽ các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, quyết toán vốn đầu tư.

-Năng lực của các chủ đầu tư còn nhiều hạn chế. Điều này thể hiện gần như ở mọi công đoạn từ chuẩn bị dự án đến thực hiện dự án. Một số đơn vị còn thực hiện công việc theo tư duy rất cũ mặc dù môi trường đầu tư, chế độ, chính sách… được đổi mới liên tục, hàng ngày. Tính thụ động trong công việc còn khá phổ biến nhất là khối xã, thị trấn. Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư và xây dựng chưa đáp ứng được yếu cầu dẫn đến nhiều sai phạm trên lĩnh vực này.

-Năng lực của các đơn vị tư vấn còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về lượng và chất, dẫn đến hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế dự toán còn sơ sài, thiếu so với quy định, không có nhiều ý tưởng trong kiến trúc. Hệ quả của sự yếu kém này ảnh lưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án cũng như chất lượng và hiệu quả của dự án.

-Công tác thanh tra, kiểm tra trên lĩnh vực này tuy được tiến hành thường xuyên nhưng kết luận, xử lý sai phạm còn chưa nghiêm minh. Chưa có cơ chế rõ ràng, cụ thể để thực hiện công tác giám sát đầu tư của cộng đồng, của các đoàn thể, nhân dân nhất là các công trình có huy động đóng góp của nhân dân.

* Đối với chi thường xuyên.

-Cơ chế chính sách liên qua đến NSNN và kiểm soát chi còn thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ. Các văn bản quy định chế độ kiểm soát chi đối với các khoản chi thường xuyên mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều nhưng vẫn chưa đầy đủ, không bắt kịp với những thay đổi trong thực tế.

-Cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực chi thường xuyên còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ. Các văn bản quy định chế độ kiểm soát chi thường xuyên còn chống chéo, đôi khi mâu thuẫn nhau, nội dung quy định chưa cụ thể, còn chung chung có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến thực hiện thiếu thống nhất. Văn bản chưa bao quát hết các nội dung nên còn khe hở để các đơn vị sử dụng ngân sách có cơ hội lợi dụng.

phải có hướng dẫn của địa phương thì được thực hiện chậm hơn nhiểu, đặc biệt nội dung hướng dẫn của địa phương có lúc còn trái với quy định của Nhà nước dẫn đến các đơn vị sử dụng ngân sách gặp nhiều lúng túng trong thực hiện và công tác quản lý ngân sách, kiểm soát chi của cơ quan Tài chính và Kho bạc còn có khó khăn nhất định.

- Các đơn vị sử dụng ngân sách của huyện ý thức tự giác chấp hành pháp luật và các quy định trong quản lý, sử dụng NSNN chưa cao. Trong xây dựng dự toán chi, luôn có khuynh hướng xây dựng cao hơn nhiều so với nhu cầu thực tế, không bám sát các nhiệm vụ chi dẫn đến chất lượng dự toán thấp. Trong chấp hành dự toán, luôn tìm cách khai thác những sơ hở trong chế độ chi tiêu để thực hiện những khoản chi chỉ vì lợi ích cá nhân mà không tính đến hiệu quả, từ đó gây lãng phí, kém hiệu quả trong sử dụng NSNN. Các đơn vị chưa nâng cao ý thức quản lý sử dụng ngân sách tiết kiệm, một số ít lãnh đạo, cán bộ công chức ở các phòng chuyên môn thuộc huyện và xã chưa nâng cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách.

- Thói quen sử dụng tiền mặt của các đơn vị sử dụng NSNN còn cao nên việc tạm ứng tiền mặt về quỹ của đơn vị để tạm chi còn khá phổ biến. Điều này vừa vi phạm nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ vừa làm tăng các khoản chi phí liên quan đến thanh toán bằng tiền mặt.

- Trình độ năng lực của cán bộ kế toán ở một số đơn vị sử dụng ngân sách còn hạn chế, nhất là đối với cán bộ kế toán xã, thị trấn và kế toán trường học. Cán bộ kế toán xã, thị trấn thường yếu về nghiệp vụ lại thay đổi thường xuyên, cán bộ kế toán trường học thường do giáo viên kiêm nhiệm nên thiếu kiến thức chuyên môn về kế toán. Do vậy, khả năng nhận thức về Luật và các văn bản, chế độ về quản lý, chi tiêu NSNN của cán bộ này là rất hạn chế, từ đó khả năng tham mưu cho thủ trưởng đơn vị trong việc xây dựng chế độ chi tiêu nội bộ cho phù hợp với chế độ do cơ quan chức năng ban hành là rất thấp và việc thủ trưởng đơn vị kiểm soát và duyệt chi các khoản chi tại đơn vị cho đúng chế độ còn khó khăn và hạn chế.

- Huyện Thanh Sơn thiếu các biện pháp, chế tài xử lý đối với những vi phạm trong việc chấp hành chế độ chi tiêu NSNN dẫn đến thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách thiếu trách nhiệm khi ra quyết định chuẩn chi; các khoản từ chối cấp phát của Kho bạc đối với những khoản chi sai chế độ chỉ mang tính hình thức, vì đơn vị dễ

dàng hợp thức hóa các khoản chi sai bằng những nội dung chi khác, bằng những chứng từ, hóa đơn khác phù hợp hơn.

- Trong công tác thanh tra, kiểm tra. Huyện chưa kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp khi thấy dấu hiệu chi sai nguyên tắc tài chính. Sự phối hợp thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tài chính chưa được tiến hành thường xuyên, chưa xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quản lý chi NSNN một cách đúng mức để làm gương. Đây là một nguyên nhân rất quan trọng, bởi vì thực tế hiện nay cán bộ có chức, có quyền vi phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách ngày càng tăng lên.

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)